Mẹo “vàng” lấy trọn điểm: Phần động từ trong tiếng Anh

Động từ trong tiếng Anh là một thành phần không thể thiếu trong câu trần thuật và câu nghi vấn. Quả thật đúng như vậy, một câu sẽ có không có ý nghĩa nếu không có động từ. Và để nắm được cách sử dụng động từ trong tiếng Anh thì hãy cùng UNICA tìm hiểu ngay sau đây!

Động từ trong tiếng Anh là gì?

Động từ là từ dùng để diễn tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ, sự vật, sự việc. Là thành phần quan trọng trong câu, nếu thiếu động từ câu trở nên vô nghĩa hoặc không tôn trọng người nghe trong giao tiếp.

Eg: I play football. (Tôi đang chơi bóng đá).
Ta thấy, nếu trong câu không có động từ “play” thì câu nói sẽ trở thành “tôi bóng đá”, câu văn vô nghĩa và không đúng cấu trúc ngữ pháp, gây khó chịu cho người tiếp nhận thông tin.

Động từ trong tiếng Anh hàng ngày

“Play” có nghĩa là chơi trong tiếng Anh

Phân loại động từ

Trợ động từ và động từ thường

Trợ động từ (Auxiliary verbs)

Trợ động từ là các từ theo sau bởi một động từ khác để tạo thành một câu hỏi, câu phủ định hoặc thể bị động. Là các động từ bổ trợ cho động từ khác để tạo nên cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh trong tiếng Anh. Nó thường bổ nghĩa cho động từ khác về tính chất, mức độ, khả năng, hình thái… của hành động.

– Trợ động từ be: Đây là trợ động từ quan trọng và được dùng nhiều nhất trong tiếng Anh. Nó được dùng như một động từ chính đứng độc lập.

+ Tobe ở đây bao gồm: Be, tobe, been, am, are, is, was, were, wasn’t, aren’t, weren’t, isn’t… là những động từ trong tiếng Anh.
+ Tobe dùng làm trợ động từ chia câu thành thể bị động. Trong tiếng Anh, không phải con người, sự vật, sự việc ở thể chủ động, đôi khi nó còn ở thể bị động, bị vật khác tác động vào.

Eg: The bike was repaired by my father. (Cái xe đạp đã được sửa bởi bố tôi).Chủ thể là chiếc xe đạp bị tác động bởi một chủ thể là bố tôi vì chiếc xe đạp không thể tự sửa.

+  Làm trợ động từ ở câu tiếp diễn.

Eg: I am playing game.

+ Diễn tả mệnh lệnh, nhiệm vụ, sự bắt buộc.

Eg: He is stay here.

– Have: Là động từ có thể đứng độc lập trong tất cả các thì dưới dạng: Has, have, having, đa, hadn’t,…

+ Dùng để mô tả sở hữu hoặc mô tả khả năng, mô tả ngoại hình, mô tả tính chất.

Eg: I has got a car.

+ Have kết hợp với một động từ chính để tạo thành một cụm động từ hoàn chỉnh.
+ Have được dùng nhiều ở thì hoàn thành.

Eg: I have completed my homework.

– Do: Bao gồm: Do, to do, does, done, didn’t, …

+ Khi được dùng như là một trợ động từ “do”, luôn luôn kết hợp với một động từ khác để tạo thành một cụm từ hoàn chỉnh, nó được dùng trong câu khẳng định để nhấn mạnh.

Eg: She did put the garbage out!

Động từ thường (Ordinary verb)

Là động từ trong tiếng Anh không thuộc những trợ động từ kể phía trên. Trừ hết tất cả những trợ động từ như do, have, be.

Eg: 
+ Work: Làm việc
+ Swim: Bơi
+ Pray: Cầu nguyện
+ Go: Đi
+ Listen: Bơi

Động từ trong tiếng Anh hay dùng

Ví dụ minh họa về các động từ thường trong tiếng Anh

Nội động từ và ngoại động từ

Nội động từ (Intransitive verbs)

Là những động từ không cần có thêm tân ngữ trực tiếp đi kèm trong câu nhưng  vẫn mang một ý nghĩa đầy đủ. Nội động từ diễn tả hành động nội tại của người viết hay người nói tức là thể hiện ý nghĩa chủ động của hành động, không phải là thể bị động.

Eg: He walks. (Anh ấy đi bộ)
Chỉ cần nói như vậy, người nghe cũng hiểu được người nói đang muốn nói “Anh ấy đi bộ”, anh ấy tự đi không cần người khác hay vật khác tác động, sau câu cũng không có tân ngữ.

Eg:
+ The sun rises in West. (Mặt trời mọc đằng Đông).
+ I get up at 6am everyday.

Ngoại động từ (Transitive verbs)

Ngoại động từ là những động từ trong tiếng Anh cần phải có tân ngữ trực tiếp đi kèm đằng sau để tạo thành một câu có nghĩa. Về mặt cấu trúc ngữ pháp, bắt buộc phải có ít nhất một tân ngữ đi kèm với một ngoại động từ tiếng Anh.

– Ngoại động từ đơn: là những động từ chỉ cần 1 tân ngữ theo sau để tạo thành một câu có nghĩa.

Eg: I want to eat an apple. (Tôi muốn ăn một quả táo).

Trong ví dụ trên, ta thấy “eat” là ngoại động từ đơn, “an apple” là tân ngữ.

– Ngoại động từ kép: Là ngoại động từ cần 2 tân ngữ.

+ Tân ngữ trực tiếp: Đối tượng chịu tác động trực tiếp từ ngoại động từ.
+ Tân ngữ gián tiếp: Đối tượng nhận được tân ngữ trực tiếp từ chủ ngữ.

Eg: I gave him a new phone. (Tôi đã đưa cho anh ấy một cái điện thoại mới).
Trong trường hợp này ta thấy, “gave” là ngoại động từ tác động trực tiếp đến tân ngữ “ a phone” . “him” là tân ngữ gián tiếp.

– Có một số động từ vừa là  ngoại động từ, vừa là nội động từ: Eat (ăn).
Eg: My sister is eating a bread.

Động từ trong tiếng Anh minh họa

“Bread” là bánh mì trong tiếng Anh

 

Động từ có quy tắc và động từ bất quy tắc

Động từ có quy tắc và động từ bất quy tắc là hai động từ trong tiếng Anh rất quan trọng được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hằng ngày. 

Động từ có quy tắc (Regular Verbs)

Là những động từ có quy tắc bằng cách thêm hậu tố “ed”.

– Động từ tận cùng bằng 2 nguyên âm + 1 phụ âm hoặc tận cùng 2 phụ âm: Thêm -ed.

Eg: 

+ Look -> looked
+ Want -> wanted
+ Listen -> Listened

– Động từ bằng e hoặc ee: Chỉ thêm -d.

Eg: 

+ Like -> liked
+ Arrive -> arrived

– Động từ trong tiếng Anh tận cùng bằng phụ âm + y -> đổi y thành i trước khi thêm -ed.

Eg: Cry -> cried

– Động từ chỉ có 1 âm tiết tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm thì gấp đôi nguyên âm trước khi thêm -ed.

Eg: 

+ Stop -> stopped
+ Fit -> Fitted

– Động từ tận cùng bằng x thì cần thêm -ed.

+ Tax -> taxed (đánh thuê).

Động từ bất quy tắc (Irregular verbs)

Là những động từ không tuân thủ theo một quy tắc nào, có hình thức riêng cho thì quá khứ, động từ quá khứ, không thêm -ed. 

– Học thuộc bảng 360 động từ bất quy tắc để chia động từ. Phần này bắt buộc phải học thuộc vì nó không có quy tắc.

Eg:
Go -> went -> gone
Begin -> began -> begun
Drink -> drank -> drunk

Vị trí và chức năng của động từ trong tiếng Anh

– Đứng sau chủ ngữ để bổ trợ cho chủ thể muốn nói tới.

Eg: He works.

– Sau trạng từ tần suất để nhấn mạnh cho hành động xảy ra được lặp lại mức độ thường xuyên, liên tục như thế nào.

Eg: I usually go to school at 6.30 am.

Với những kiến thức mà UNICA đã chia sẻ ở trên về phần bài học động từ trong tiếng Anh, hy vọng các bạn đã trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cũng như các mẹo làm bài tập về phần ngữ pháp này. Chúc các bạn luôn đạt được điểm cao trong những kỳ thi tiếng Anh. 

>> Những kiến thức “xương máu” về tính từ trong tiếng Anh

>> Tất tần tật những điều cần nắm vững về danh từ trong tiếng Anh

>> 4 cách “nhớ lâu, ngấm nhanh” ngữ pháp tiếng Anh cực hiệu quả

Tags:
Tiếng Anh Ngữ pháp tiếng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *