Đối với những người làm kinh doanh, marketing thì sự thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc họ lấy khách hàng làm trọng tâm hay đem lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu. Đó chính là lý do tại sao 4P lại đi với 4C mà không phải là 4P có thể quyết định được sự thành công của một chiến lược tiếp thị bất kỳ.
Mục Lục
- 1 4P, 4C là gì?
- 2 Mối quan hệ giữa 4P và 4C
- 2.1 Prodution đi đôi với Customer Solutions
- 2.2 Price đi đôi với Customer Cost
- 2.3 Place đi đôi với Convenience
- 2.4 Promotion với Communication
- 2.5 Tin Tức Liên Quan:
4P, 4C là gì?
4P, 4C là những khái niệm đầu tiên mà những người làm marketing phải nắm được. Nhất là trong thời buổi nhà nhà, người người kinh doanh như hiện nay thì mỗi một chiến lược đưa ra đòi hỏi sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng chứ không phải là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, doanh nghiệp nói gì khách hàng cũng nghe theo.
4P là từ viết tắt của 4 từ tiếng anh:Pruduct (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối) và Promotion (khuyến mãi, truyền thông). Khi một sản phẩm, dịch vụ nào được đưa ra thị trường thì 4 yếu tố trên chính là những yếu tố chính, căn bản để xây dựng các chiến lược tiếp thị.
4C là từ viết tắt của: Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng), Customer Cost (chi phí của khách hàng), Convenience (thuận tiện) và Communication (giao tiếp). 4C là những yếu tố liên quan đến khách hàng. Mọi chiến lược đưa ra nếu dựa trên 4C của khách hàng này thì sẽ mang đến những thành công trong marketing.
Mối quan hệ giữa 4P và 4C
Mối quan hệ giữa 4P và 4C là mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ, không thể tách rời. Là doanh nghiệp tất nhiên lợi ích của họ luôn là cao nhất nhưng lợi ích đó sẽ không có được nếu như không nghĩ đến lợi ích của khách hàng. Điều đó cũng có nghĩa là lợi ích của doanh nghiệp có được chỉ khi doanh nghiệp đem đến lợi ích cho khách hàng.
Bằng cách:
Prodution đi đôi với Customer Solutions
Nghĩa là sản phẩm/ dịch vụ nào ra đời đều phải mang đến một ý nghĩa nào đó cho khách hàng, đáp ứng được mong muốn của khách hàng… Muốn vậy, doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng trước khi cho ra đời một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Price đi đôi với Customer Cost
Với mức giá mà nhà sản xuất đưa ra phải căn cứ sao cho phù hợp với chi phí khách hàng có thể bỏ. Không nói đến giá cao hay thấp, mà giá phải khiến cho khách hàng cảm thấy họ bỏ ra số tiền đó là hoàn toàn xứng đáng.
Place đi đôi với Convenience
Tức là hình thức phân phối của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện nhất có thể cho khách hàng. Mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho khách hàng chính là những yếu tố thuận tiện doanh nghiệp cần quan tâm để phân phối sản phẩm, dịch vụ sao cho hợp lý nhất.
Promotion với Communication
Là cách thức mà doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đó có thể là khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị… sao cho khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn, có sự tương tác với khách hàng tốt hơn. Sự tương tác được đánh giá là có hiệu quả nhất trong các kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Ngày nay, các nhà marketing không ngừng nghiên cứu để đưa ra nhiều chữ P khác nữa như People (con người), Process (quy trình)… để tăng thêm sức mạnh cho các chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, việc tăng thêm 1 chữ P nào bất kỳ thì cũng cần tăng thêm chữ C tương ứng để thể hiện khách hàng là mục tiêu của doanh nghiệp. Có như vậy chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp mới có thể thành công.
Post Views:
7.769
- Có 2 tỷ thời điểm này nên mua vàng, mua đất, đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm?
- Phân tích đối thủ và cải thiện chiến lược Digital Marketing với SEMrush
- Google cập nhật structured data của Employer Aggregate Rating
- Nguyên nhân và cách khắc phục khi tài khoản shop Sendo bị hạ/huỷ
- Làm thế nào để tối ưu quảng cáo khám phá Shopee hiệu quả?