Shopee là sàn thương mại điện tử thu hút được lượng dùng lơn không chỉ ở Việt Nam mà con nhiều nước khác. Bên cạnh đó shopee còn được đánh giá là thị trường kinh doanh online vô cùng tiềm năng. Chính vì thế đã có rất nhiều nhà bán hàng đã đăng ký kinh doanh với mục đích thu lại lợi nhuận và doanh số khủng mỗi ngày. Tuy nhiên để làm được điều này thì người bán cần phải xây dựng được chiến lược marketing sản phẩm sao cho hiệu quả để nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm này. Vậy cách xây dựng chiến lược này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ bật mí ngay cho bạn.
Bước 1: Tìm hiểu thị trường kinh doanh
Tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường kinh doanh là một trong những bước quan trọng khi kinh doanh online trên Shopee. Bạn cần biết sản phẩm nào đang được thị người dùng chú ý và quan tâm đến nhất. Đặc biệt tình hình dịch bệnh hiện nay, sự cạnh tranh trên sàn ngày càng cao. Bạn cần tìm hiểu đến những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Với chiến lược mức giá phù hợp và tặng kèm những phần quà khích lệ tinh thần động viên họ vượt qua những ngày tháng khó khăn này. Ngoài ra bạn cũng nên nghiên cứu về đối thủ kinh doanh của mình, họ đang marketing hay có chiến lược bán hàng như thế nào? Bạn có thể theo dõi đối thủ trên sàn thương mại shopee. Trường hợp nếu bạn muốn giảm tính cạnh tranh sản phẩm và tạo được sự đặc biệt độc đáo cho gian hàng của mình bạn có thể tìm hiểu những sản phẩm thuộc thị trường ngách để kinh doanh bán hàng. Ví dụ độ handmade, sản phẩm tự sản phẩm và thương hiệu riêng cho mình.
2. Tìm ra nguồn lực phát huy thế mạnh của mình
Việc tìm ra những ưu thế, điểm mạnh của sản phẩm sẽ giúp bạn có chiến lược marketing rõ ràng trong kinh doanh. Và nâng cao vị thế cạnh tranh so với đối thủ trên sàn và tăng độ nhận diện thương hiệu dịch vụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Để đạt được điều này bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:
+ Liệu sản phẩm sắp kinh doanh có tiềm năng không, có phù hợp với người tiêu dùng không?
+ Đối thủ của bạn là ai, họ ở đâu và cách họ làm ra sao? Sự khác biệt của bạn là gì?
+ Nguồn cung cấp sản phẩm có uy tín không? Đơn vị nào sẽ cung cấp cho bạn?
+ Xác định đối tượng khách hàng của mình ở đâu, sở thích, hành vi…
3. Xác định mục tiêu cụ thể trong kinh doanh
Như bạn đã biết làm bất cứ điều gì chúng ta cũng cần có mục tiêu, mục đích cụ thể để tránh việc không biết mình nên làm gì. Trong kinh doanh cũng vậy việc xác định mục tiêu cụ thể rõ ràng sẽ giúp bạn đến gần hơn với thành công. Từ đó bạn sẽ biết mình nên làm gì để đạt được nó và vạch ra được những hướng đi chiến lược bán hàng hiệu quả nhất để nhanh chóng đạt được miêu tiêu mục đích đề ra.
Ví dụ: Mục tiêu bán đề ra là tiếp cận người dùng và tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng cho shopee. Qua mục tiêu này bạn cần vẽ cho mình một hướng đi cụ thể làm sao để có thể tiếp cận khách hàng? Bạn có thể chạy quảng cáo, tối ưu nội dung mô tả sản phẩm để tăng thứ hạng hiển thị sản phẩm trên sàn… Từ đó thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng nhanh chóng đem lại lợi nhuận cho shop.
4. Lên chiến lược marketing hành động
Sau khi chuẩn bị xong tất cả và lên kế hoạch cụ thể cho chiến lược marketing cho sản phẩm shopee. Để tiết kiệm được chi phí quảng cáo bạn có thể tận dụng các mạng xã hội qua việc chia sẻ hình ảnh nội dung thông tin về sản phẩm để tăng lưu lượng truy cập về shop.
Ngoài ra các yếu tố như tài chính, ngân sách, kênh bán hàng, kênh marketing… rất quan trọng khi bắt đầu kinh doanh. Vì vậy bạn cần có chiến lược hành động cụ thể như sau:
+ Ngân sách: Bạn phải cụ thể được về khoản tiền mình có thể bỏ ra ra và duy trì các hoạt động kinh doanh. Nguồn tài chính có sẵn, phải đi vay hay gọi vốn tài trợ. Việc này sẽ giúp bạn hoạch định quản lý tốt ngân sách để tránh bị rơi vào tình trạng hết vốn, thua lỗ.
+ Tạo dựng các kênh bán hàng: Tận dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube… để thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời kéo lưu lượng truy cập về sàn Shopee bạn đang bán hàng.
+ Thực hiện marketing online: Việc quảng bá sản phẩm và gian hàng vô cùng quan trọng. Để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng, mở rộng nhận diện thương hiệu và sản phẩm thúc đẩy doanh thu. Hãy sử dụng các kênh mạng xã hội để quảng bá, hợp tác với influencer marketing…giúp thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi và doanh thu.
Trên đây là các bước xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả cho shop khi kinh doanh online trên Shopee. Mong rằng bạn có thể tham khảo và lên ý tưởng cụ thể cho chiến dịch marketing sản phẩm. Từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu sản phẩm.
Nguồn: https://shopeeplus.com/blogs/bat-mi-cach-xay-dung-chien-luoc-marketing-hieu-qua-tren-shopee.html