Khi làm bất cứ một công việc nào, bạn luôn cần phải trau dồi, không ngừng học hỏi để nâng cao chuyên môn của mình từ đó mở ra nhiều cơ hội để thăng tiến và thành công.
Đối với lĩnh vực SEO cũng thế, nếu bỏ nhiều công sức, chịu khó rèn luyện, học tập để trở thành một SEO Specialist, chắc chắn bạn sẽ có được cho mình nhiều tiềm năng để phát triển, được làm việc ở những công ty lớn, mức lương rất cao, hoặc dễ dàng xây dựng và triển khai chiến lược SEO cho chính dự án của mình.
Trong bài chia sẻ hôm nay, tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin liên quan đến SEO Specialist, giúp bạn có thêm những góc nhìn thực về công việc này từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất trong hành trình trở thành một SEO Specialist. Xem ngay bạn nhé!
SEO Specialist là gì?
SEO Specialist là một nhân sự có chuyên môn sâu về SEO, thuần thục trong việc tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm, lên chiến lược SEO cải thiện thứ hạng hiệu quả, phù hợp nhất với từng loại website. Một SEO Specialist cần có sự linh hoạt, nhanh nhạy trước những thay đổi từ các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google để có thể thích ứng và điều chỉnh chiến SEO sao cho phù hợp nhất.
Về các kỹ năng cần có của một SEOer nói chung và SEO Specialist nói riêng, bạn có thể xem qua top 11 kỹ năng mà SEOer cần có của tôi nhé!
SEO Specialist làm những công việc gì?
Bây giờ tôi sẽ đi chi tiết hơn về những công việc cụ thể mà một SEO Specialist sẽ đảm nhiệm trong suốt quá trình làm việc của mình như sau:
Làm việc với bộ phận xây dựng, phát triển website để đưa ra những cải tiến website về mặt giao diện hướng tới chuẩn các tiêu chí SEO.
Thực hiện nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa để SEO cho website
Làm việc với bộ phận Content Marketing để đưa ra các chiến lược nội dung phù hợp, xây dựng content đạt chuẩn SEO, định hướng audit content cũ để tối ưu hóa toàn diện các nội dung.
Theo dõi, giám sát liên tục tiến độ SEO website, phân tích đánh giá các kết quả đạt được sau một giai đoạn triển khai SEO.
Lập báo cáo về kết quả SEO, đưa ra các định hướng phát triển, cải thiện SEO với trưởng phòng Marketing.
SEO Specialist phải nghiên cứu, phân tích những lợi thế, cũng như hạn chế từ các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, có khả năng phân tích khách hàng và đặc biệt là hiểu về đối thủ để từ đó đưa ra chiến lược SEO tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Trình độ chuyên môn của SEO Specialist
Tiếp theo, tôi sẽ nói đến chuyên môn mà một SEO Specialist cần phải trang bị để có thể dễ dàng xử lý các công việc trên:
- Khả năng xem xét, phân tích website.
- Khả năng lập báo cáo cho dự án, báo cáo chi tiết chiến lược SEO.
- Khả năng xây dựng từ khóa mang đến giá trị chuyển đổi, gia tăng thứ hạng cho website.
- Khả năng xây dựng chiến lược Content Marketing chuẩn, đáp ứng tối ưu nhu cầu người dùng. Đảm bảo bài viết lên top với các bộ từ khóa.
- Khả năng xây dựng liên kết (backlink) gia tăng sức mạnh cho website.
- Có kỹ năng phân tích các chiến lược SEO từ đối thủ.
- Nắm rõ các chiến lược SEO mũ trắng, mũ đen để linh hoạt xử lý các tình huống SEO trong thực tế. Bạn có thể xem thêm bài viết chiến lược mũ trắng của tôi để hiểu rõ chúng là gì nhé!
- Có kiến thức cơ bản về HTML, CSS và JavaScript để nắm bắt các yếu tố liên quan đến thiết kế của website sao cho chuẩn SEO nhất.
- Nắm vững cách kiểm tra từ khóa, bảng xếp hạng, phân tích theo dõi hiệu suất hoạt động của website từ đó đưa ra các định hướng phát triển website.
- Có khả năng giám sát và ứng phó nhanh chóng với các cập nhật thuật toán Google.
- Hiểu rõ về intent khách hàng, hiểu rõ các lựa chọn, hành vi của người dùng.
- Có kỹ năng phân tích và hiểu rõ về các thuật toán xếp hạng.
SEO Specialists thường làm việc với ai?
SEO Specialist thường sẽ làm việc với nhiều nhân sự khác nhau. Bởi lẽ, muốn SEO thành công sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ giao diện website cho đến nội dung content. Cụ thể, SEO Specialist sẽ làm việc với:
Nhân sự Content Marketing của công ty: Làm việc và đưa ra những định hướng phát triển nội dung đạt chuẩn, thu hút người dùng.
Nhân sự bộ phận lập trình phát triển website: Phối để tối ưu hóa website về các mặt giao diện người dùng, cũng như các vấn đề khác về cấu trúc website sao cho chuẩn SEO nhất.
Nhân sự phòng sản phẩm: Phối hợp để hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng, từ đó định hướng SEO, đi đúng các intent khách hàng đáp ứng tối ưu nhất các yêu cầu mà khách hàng mong muốn.
Lý do nên trở thành một SEO Specialist
Chuyên viên SEO đang là một trong những ngành nghề khá hấp dẫn trên thị trường hiện nay, trở thành một SEO Specialist sẽ mở ra nhiều cơ hội để bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai. Dưới đây tôi sẽ mang đến cho bạn những lý do chính khiến bạn nên trở thành một SEO Specialist:
Bạn là một người khát khao làm việc với các thông tin, phân tích thông tin, có niềm say mê với các kỹ thuật số, thì SEO Specialist là một ngành nghề rất phù hợp mà bạn nên hướng đến. Vì công việc này, bạn cần phải làm việc nhiều với thông tin.
Nhu cầu về một SEO Specialist của các doanh nghiệp ngày càng cao, và vì thế mức lương cho vị trí này là khá cao trên thị thường hiện nay. Các doanh nghiệp luôn mong muốn mình có thể tìm được một chuyên gia SEO để có thể phát triển dự án SEO tối ưu nhất. Họ sẵn sàng chi trả một mức lương hậu hĩnh để có được một chuyên viên SEO giỏi.
Trở thành một SEO Specialist là cơ hội để bạn trau dồi kỹ năng SEO của mình hơn nữa, ngày càng trở nên giỏi hơn, chuyên môn cao hơn. Sau khi đã trở nên chuyên nghiệp hơn, bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng chiến lược SEO cho chính các dự án của riêng mình, có thể khởi nghiệp phát triển trang web của bản thân.
Làm thế nào để là một SEO Specialist?
Để trở thành SEO Specialist, bạn cần chuẩn bị một số những yêu cầu sau:
Bạn cần có một số chứng chỉ khi muốn trở thành một SEOer chuyên nghiệp và để được trọng dụng hơn khi apply vào các công ty. Thông thường để có được các chứng chỉ SEO, bạn phải học các khóa học SEO từ các trung tâm đào tạo.
Các trung tâm uy tín sẽ cấp cho bạn chứng chỉ sau khi bạn hoàn thành các khóa học, trải qua các bài kiểm tra từ họ. Dưới đây là một số chứng chỉ SEO giá trị được cung cấp từ các đơn vị đào tạo SEO hàng đầu trong nước và quốc tế, bạn hãy xem qua ngay nhé!
Điểm danh TOP 9 chứng chỉ SEO thế giới & Việt Nam – 2021
Một số yêu cầu khác:
- Có kinh nghiệm, hiểu biết về Content Marketing, content SEO
- Có khả năng nhanh nhạy, sáng tạo trong chiến lược SEO.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt vì phải làm việc với nhiều nhân sự khác nhau, và đặc biệt là phải làm việc với khách hàng.
- Thuần thục từ A đến Z các công cụ phục vụ cho việc SEO.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của tôi về SEO Specialist sẽ giúp bạn nắm được đầy đủ những thông tin cốt lõi của công việc này. Nếu đã xác định rõ mục tiêu của mình, hãy đầu tư kiến thức và không ngừng cố gắng ngay từ bây giờ.