Khi thực hiện một chiến dịch marketing làm sao để doanh nghiệp biết được quảng cáo của mình có thu hút khách hàng hay không hay ước tính chi phí hợp lý chưa? 15 KPI marketing sau đây giải đáp các vấn đề trên của doanh nghiệp trong đo lường hiệu quả triển khai chiến lược marketing
Đầu tiên hãy tìm hiểu KPI là gì?
KPI marketing là gì?
KPI cụm từ viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator, là chỉ số đo lường hiệu quả công việc. KPI đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh từ tài chính, marketing, sales đến triển khai công việc hàng ngày của các phòng ban. KPI marketing bao gồm ROI, CAC, SQL, tỷ lệ chuyển đổi,…
Các chỉ số KPI này là công cụ phản ánh tổng thể hiệu suất của các bộ phận, cá nhân. Trong doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ CRM để thu thập bảng phân tích và đánh giá các KPI marketing nhanh nhất.
15 chỉ số KPI marketing phổ biến trong chiến dịch marketing
15 chỉ số đo lường sau đây sẽ giúp hoạt động marketing chuyển đổi tích cực, tạo động lực phát triển cho hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
1. KPI về chi phí sở hữu khách hàng trong marketing
Chi phí sở hữu khách hàng, CAC, là tất cả chi phí cần thiết để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng của doanh nghiệp. Con số này giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định quan trọng về ngân sách. Nói cách khác, CAC giúp quyết định chi bao nhiêu tiền để thu hút khách hàng.
2. KPI về giá trị vòng đời khách hàng (LTV)
Một KPI khác giúp cân đối lại số tiền cần chi tiêu cho quá trình marketing đó là LTV. LTV (Lifetime Value of a Customer) còn được hiểu là giá trị vòng đời khách hàng. Nói đơn giản là tổng giá trị những khách hàng đóng góp vào doanh thu cho doanh nghiệp.
Người ta thường so sánh LTV với số liệu của CAC. Nếu CAC cao hơn LTV thì bộ phận marketing đã chi một con số quá lớn để có khách hàng.
3. Tỷ suất hoàn vốn (ROI)
Tỷ suất hoàn vốn hay ROI là tỷ lệ số tiền bạn thu được với chi phí đầu tư cho marketing. Để tính chỉ số ROI, cần có hai số liệu: mức tăng doanh thu và chi phí marketing. Đầu tiên lấy tổng mức tăng doanh số trừ đi tất cả chi phí marketing. Sau đó chia cho toàn bộ chi phí marketing để thu lại tỷ suất hoàn vốn.
Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng doanh thu không chỉ dựa vào một chiến dịch marketing. Bạn cần loại bỏ doanh số tăng trưởng tự thân (organic sales growth) khỏi mức tăng doanh thu để thu được số liệu chính xác hơn.
4. KPI ROAS
ROAS viết tắt của cụm Return on Ad Spend, lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo. Chỉ số này xác định doanh thu được tạo ra trên mỗi đồng bạn chi cho một chiến dịch quảng cáo. Có thể hiểu khi chỉ số ROI áp dụng trong chiến dịch marketing thì được gọi là ROAS. ROAS là một KPI marketing đánh giá cụ thể hơn ROI vì xác định được sự thành bại của từng chiến dịch marketing đã triển khai.
Ví dụ như bạn thu được 10 nghìn đồng cho mỗi 1 nghìn đồng quảng cáo. Tức là ROAS trong chiến dịch của bạn có tỷ lệ là 10:1.
5. KPI MQL
MQL (Marketing Qualified Leads) tạm dịch khách hàng tiềm năng đủ điều kiện marketing, nhóm đối tượng này là nhóm có tiềm năng trở thành người mua hàng. Thông qua những tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp, bộ phận marketing sẽ chọn lọc được nhân tố MQL. Qua MQL doanh nghiệp biết được họ đã thu thập được bao nhiêu khách hàng tiềm năng.
Bước tiếp theo sau khi được đánh giá là MQL, những khách hàng tiềm năng này được sàng lọc bởi các chuẩn SQL.
6. KPI trong chỉ số SQL
Chỉ số SQL (Sales Qualified Leads) có thể gọi là khách hàng tiềm năng đủ điều kiện bán hàng. Khi có sự tương tác hai chiều giữa bộ phận Sales và MQL thì đối tượng này trở thành SQL. Sau đó, bộ phận Sales sẽ có chiến lược và kế hoạch riêng để thúc đẩy bán hàng.
Lợi ích của chỉ số SQL trong marketing: đánh giá được hiệu suất của bộ phận Sales, thống kê số khách hàng tiềm năng muốn mua sản phẩm.
7. Đặt ra KPI tăng trưởng lượng theo dõi
Mạng xã hội có vị thế rất lớn trong các công cụ truyền thông ở hầu hết các loại hình kinh doanh. Với sự lớn mạnh này, các doanh nghiệp chạy đua nhau để gia tăng nhận thức về thương hiệu, tăng tương tác người dùng. Và tỷ lệ tăng trưởng lượt theo dõi (Follower Growth) là bàn đạp để đạt các mục tiêu nêu trên.
Gợi ý: để tăng lượt theo dõi trong thời gian ngắn nhất bạn có thể cân nhắc việc chạy quảng cáo trên mạng xã hội đặc biệt là facebook.
8. Tỷ lệ chuyển đổi
Conversion Rate hoặc viết tắt là CR thường gọi là tỷ lệ chuyển đổi. Xác định tỷ lệ người dùng hoàn thành một hành động nào đó tùy thuộc chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Một chuyển đổi có thể là:
- Lượt mua hàng
- Truy cập website
- Đăng ký tài khoản
- Điền email vào biểu mẫu
Tỷ lệ chuyển đổi cao chứng tỏ hoạt động marketing nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
9. Website Visitors
Khi bán hàng người bán tìm mọi cách thuyết phục khách hàng tìm đến cửa hàng để mua hàng. Ở đây website đóng vai trò như cửa hàng, một cổng kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Thu hút càng nhiều khách hàng truy cập website càng tiến đến mục tiêu tăng trưởng bán hàng.
Một trong những mục tiêu quan trọng của SEO cũng là gia tăng số người truy cập website tự nhiên. Ngược lại, theo dõi lượng truy cập website từ mạng xã hội sẽ thu được số liệu phương tiện truyền thông nào thu hút truy cập website nhiều nhất.
10. Tỷ lệ tương tác người dùng trên mạng xã hội
Trong tất cả những công cụ truyền thông, mạng xã hội có ảnh hưởng đặc biệt trong marketing. Một trong KPI chính để xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội là tăng tương tác người dùng (Social Media Engagement). Các tương tác mạng xã hội gồm: lượt thích, chia sẻ, bình luận, tin nhắn, thẻ hoặc lượt đề cập. Bài viết càng thú vị, đánh đúng tâm lý vào đối tượng khách hàng càng nhận được nhiều tương tác tích cực. Tỷ lệ tương tác càng cao làm tăng thêm lòng tin vào thương hiệu của khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
11. KPI về Referral Traffic
Trong SEO, Referral Traffic cho phép doanh nghiệp trích xuất được nguồn dẫn mà khách hàng truy cập website. Referral Traffic mang lại nguồn khách hàng chất lượng từ website khác. Tăng KPI về Referral Traffic làm tăng độ tin cậy trong chiến dịch marketing tổng thể của doanh nghiệp.
12. KPI về NPS
NPS (Net Promoter Score) là một phương thức đo mức độ hài lòng của khách hàng với thương hiệu. KPI này được tính khi khách hàng sẵn lòng mua lại sản phẩm, giới thiệu cho bạn bè, người thân. Lời khuyên đưa ra là sau khi phân tích số liệu NPS, đừng chỉ quan tâm đến các con số. Lắng nghe “tiếng nói” và khiếu nại từ khách hàng để cải thiện dịch vụ của bạn.
13. Tăng lượng truy cập tự nhiên
Tăng lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) là một yếu tố quyết định trong thành công của SEO. Bộ phận marketing không ngừng nỗ lực để nâng cao thứ hạng từ khóa và lượng truy cập tự nhiên. Bạn có thể kiểm tra được chỉ số này thông qua các công cụ SEO. Từ đó cải thiện liên tục trong việc thực hiện chiến lược SEO tổng thể.
14. Người tham gia sự kiện cũng là KPI marketing
Thành công của mọi kênh marketing làm nên thành công của một chiến dịch. Để đảm bảo hoạt động marketing đi đúng hướng một sự kiện cũng cần có chỉ số đo lường riêng. Event Attendance – số người tham dự sự kiện – cũng là chỉ số đo lường mức độ quan tâm của khách hàng với thương hiệu, kể cả khách hàng tiềm năng hay khách hàng trung thành.
15. Tỷ lệ giữ chân khách hàng
KPI marketing cuối cùng không thể bỏ qua đó là tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention). Lượng khách hàng trở lại mua sản phẩm trở thành nguồn thu lợi nhuận chính của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao càng tiết kiệm đáng kể chi phí marketing từ đó tỷ suất hoàn vốn ROI càng tăng.
Kết luận
Chỉ số KPI luôn gắn liền với mọi hoạt động của doanh nghiệp kể cả ngắn hạn và dài hạn. Thực tế có rất nhiều chỉ số KPI để đo lường hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp. Vì vậy bộ phận marketing cần phải nắm rõ mục đích chiến dịch để áp dụng chính xác KPI. Chỉ số KPI phải thật chi tiết đồng thời doanh nghiệp cần điều chỉnh và tối ưu cho phù hợp với tình hình thực tết thì càng dễ dàng đạt được hiệu quả.
Nguồn: blog.hubspot.com/marketing/marketing-key-performance-indicators
Nguồn: https://www.toponseek.com/blogs/kpi-la-gi-15-chi-so-kpi-quan-trong-trong-marketing/