Khởi nghiệp là một trong những xu hướng được nhiều người lựa chọn gần đây, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng có nhiều người còn khá lúng túng trong việc không biết bắt đầu từ đâu, cần tập trung chính vào điều gì, những chiến lược cần thiết khi bắt đầu kinh doanh là gì… Bota sẽ giải đáp hết những thắc mắc ấy dưới đây.
1 . Hãy chắc chắn rằng số vốn bạn có đủ để duy trì trong khoảng một năm.
Đối với khởi nghiệp thì đam mê thôi chưa đủ mà còn cần có cả vốn nữa. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, cho dù ý tưởng của bạn có mới lạ, có tầm nhìn và mức độ thành công cao tới đâu nhưng nếu không có tiền để bắt đầu gây dựng thì sẽ khó mà có thể thành công được. Trong vòng khoảng một năm sẽ là thời gian để thử xem mô hình khởi nghiệp của bạn sẽ thành công hay thất bại, sẽ có thể những quyết định mà bạn đưa ra không thành công dẫn tới thất bại. Lúc này bạn cần dùng tới số vốn ban đầu để “bù đắp” vào đó và sửa sai, tiếp tục kiên trì bước tiếp.
2. Nhân sự và Đối Tác.
Tùy thuộc vào mô hình và số vốn bạn có khi khởi nghiệp. Nếu số vốn ít và xác định muốn “đi chậm mà chắc” bắt đầu từ mô hình bé trước thì không nhất thiết phải thuê nhân sự luôn nếu không thực sự cần thiết. Sau này, khi bạn đã thành công, mở rộng quy mô kinh doanh thì lúc đó tuyển thêm nhân sự cũng chưa muộn mà ngược lại điều đó còn khiến doanh nghiệp của bạn phát triển tốt hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, điều này cũng chỉ là lý thuyết nên sẽ áp dụng với từng mô hình kinh doanh để phù hợp. Ví dụ, bạn chỉ mở shop online bán quần áo thì chỉ cần làm một mình vẫn được nhưng nếu bạn mở một cửa hàng cà phê hay một nhà hàng ăn thì dù là quy mô nhỏ cũng nên có từ 1-2 nhân viên bởi bạn không thể vừa rửa bát và chạy ra nấu ăn cho khách được. Tìm đối tác hay nhà cung ứng uy tín và có trách nhiệm, điều này sẽ có lợi cho bạn và cả doanh nghiệp sau này.
3. Đưa ra các chiến lược PR – Marketing phù hợp với sản phẩm.
PR – Marketing là yếu tố quyết định số lượng khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn, còn chất lượng sản phẩm của bạn lại quyết định rằng khách hàng đó có quay lại nữa hay không. Tôi đã từng thấy rất nhiều công ty gia đình hay nhiều người khi bắt tay vào kinh doanh họ chỉ biết tập trung vào làm sao để bán được nhiều hàng, giữ chân khách hàng cũ. Điều này không sai nhưng nó sẽ rất mất thời gian trong khi bạn có thể tìm một cách khác tốt hơn như chạy quảng cáo Facebook, thuê KOLs giới thiệu thương hiệu, đưa ra những chương trình khuyến mãi đánh vào tâm lý thích hàng giảm giá của khách, tặng thử sample những mặt hàng mới cho khách thử, chạy quảng cáo Google để nằm trong top 4 tìm kiếm, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên những sàn thương mại điện tử, thiết kế website giao diện đẹp, dễ nhìn, dễ sử dụng và thuận tiện nhằm thu hút khách hàng tìm kiếm sản phẩm.
4. Xác định phân khúc khách hàng và thị trường mà bạn muốn tiến vào.
Trước khi bắt tay vào việc chính thức kinh doanh bạn còn cần tìm hiểu rõ về phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến. Ví dụ, bạn dự định mở shop quần áo bán chuyên về lông thú hướng đến khách hàng cao cấp, vậy bạn cần biết điểm chung của những người nhiều tiền là họ sẽ quan tâm tới chất lượng hơn thay vì giá tiền. Những người này tưởng dễ thuyết phục nhưng thực ra lại chẳng dễ. Bạn phải cho họ thấy được giá trị sản phẩm bạn mang tới, đánh vào tâm lý luôn phải trông thật sành điệu, chất lượng dịch vụ và sản phẩm luôn phải ở mức tốt nhất.
Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo mô hình phân tích SWOT để hiểu rõ hơn về những gì bạn phải đối mặt sắp tới. Chuẩn bị tinh thần cho những điều tệ nhất có thể xảy ra. Sau tất cả Bota hy vọng bạn có thể thành công với lựa chọn kinh doanh khởi nghiệp của bạn dù cho đó là sản phẩm hay dịch vụ gì đi chăng nữa thì Bota vẫn ở đây, ngay sau lưng và luôn sẵn sàng hỗ trợ và đưa ra những giải pháp tốt nhất cho bạn.
Nguồn: https://bota.vn/cac-buoc-lap-ke-hoach-kinh-doanh-hoan-hao-cho-nguoi-moi-bat-dau/
- 9 Mẹo Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi Trên Landing Page
- Sự kiện dành cho các doanh nghiệp miền Nam – Chiến lược tăng tốc bán hàng online
- Top 10 Forum | Rao vặt thời trang không thể bỏ qua khi bán quần áo ONLINE
- [Hướng dẫn] Cách chơi Đường Đua Shopee ‘siêu tốc độ’
- 5 lý do khiến tài khoản Shopee bị lỗi không đăng nhập thành công (F02)