Tốc độ website thường được xem là một trong các tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá hiệu suất website cũng như yếu tố trải nghiệm người dùng.
Hầu hết các website đều nhận thức được vai trò của tốc độ tải web đến việc giữ chân người dùng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang nên việc nghiên cứu và tối ưu tốc độ load trang luôn là công việc được chú trọng đặc biệt.
Bài viết dưới đây VLINK sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tốc độ website và các công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ website.
Thông tin cơ bản về tốc độ website
Tốc độ website phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của máy chủ xử lý, mã nguồn, nội dung trên web như video, hình ảnh, âm thanh…
Tốc độ web, tốc độ trang và tốc độ load
Mặc dù tốc độ web, tốc độ trang và tốc độ load là 3 khái niệm riêng biệt nhưng phần đông người dùng đều chỉ nhận biết và gọi chung là tốc độ của trang web.
- Tốc độ web (Site speed) là khoảng thời gian người dùng cần để xem và tương tác với các nội dung trên trang. Tốc độ web được đánh giá dựa trên ba khía cạnh là tốc độ tải trang, thời gian load và thời gian các trình duyệt web xử lý, cho phép người dùng tương tác.
- Tốc độ trang (page speed) là thời gian tải một trang đơn lẻ trên web hoặc blog, nó có thể được tính dựa trên thời gian cần để hiển thị đầy đủ nội dung hoặc thời gian tính từ bạn kích vào link đến khi trình duyệt nhận được dữ liệu đầu tiên từ máy chủ website.
- Thời gian tải trang (load page) là thời gian từ khi người dùng bắt đầu gửi yêu cầu truy cập đến khi toàn bộ nội dung được hiển thị trên trình duyệt.
Quy trình tải và hiển thị web
- Người dùng gửi yêu cầu truy cập: kích vào đường dẫn, nhập đường dẫn trên thanh công cụ, thông qua các biểu mẫu khác,…
- Trình duyệt web gửi yêu cầu thông qua mạng internet đến máy chủ của website
- Máy chủ xử lý yêu cầu
- Máy chủ gửi các dữ liệu phản hồi cho trình duyệt
- Trình duyệt nhận phản hồi, phân tích, tải và hiển thị nội dung
Sau khi hoàn tất các bước này, trang web sẽ được hiển thị đầy đủ và cho phép người dùng tương tác dễ dàng trên trang.
Tốc độ website nhanh và chậm
Mặc dù, cảm giác nhanh và chậm đôi khi còn phụ thuộc vào suy nghĩ, tình trạng và cảm nhận của người dùng khi truy cập trang nhưng về cơ bản chúng ta cũng có một vài nghiên cứu giúp nhận biết tốc độ “tiêu chuẩn” mà người dùng kỳ vọng khi kích vào các đường link của website.
Con số kỳ vọng này vào khoảng 400 mili giây và tốc độ càng nhanh sẽ càng được hoan nghênh. Những website khiến người dùng phải chờ đợi quá 5 giây có tỷ lệ thoát trang trên 50%. Ngoài ra, nếu tốc độ tải của bạn chậm hơn đối thủ cạnh tranh khoảng 250 mili giây, số lượng người dùng đến web của bạn cũng sẽ giảm bớt đáng kể.
Vai trò của tốc độ website
Tốc độ website có vai trò quan trọng như nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng tyt lệ chuyển đổi đồng thời hỗ trợ tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Vì thế thiết kế web chuẩn SEO, đáp ứng các nhu cầu SEO và tối ưu tốc độ website là việc vô cùng quan trọng.
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Bất kỳ ai khi truy cập website đều muốn có thể tìm đọc thông tin nhanh nhất. Nếu dữ liệu hiển thị quá chậm, bạn sẵn lòng thoát trang và tìm đến các địa chỉ web khác có nội dung tương tự. Vì vậy, tốc độ trang trước hết giúp giữ chân phần đông người dùng ở lại với trang web của bạn.
Nhưng không dừng lại ở đó, tốc độ tải trang nhanh hơn sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trên trang không bị gián đoạn, dần dần xây dựng được sự hứng thú và tạo cảm giác thoải mái khi truy cập vào trang.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tốc độ tải trang nhanh chóng khiến khách hàng cảm thấy dễ chịu, hài lòng khi lướt qua các nội dung bạn đăng tải. Tiếp đó, bạn có thể nắm bắt đúng thời điểm nhu cầu tăng cao, tâm lý của khách hàng có sự biến đổi để thúc đẩy hành vi mua hàng. Tốc độ tải nhanh sẽ giúp cho các quy trình này diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đúng ý người dùng, giảm thiểu đáng kể tình trạng chờ đợi lâu khiến khách “suy nghĩ lại”.
Hỗ trợ tăng hạng SEO website
Trải nghiệm người dùng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá và xếp hạng website. Tốc độ tải trang giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, thu hút họ quay lại và sử dụng trang nhiều hơn. Theo đó, thứ hạng web cũng sẽ có xu hướng gia tăng.
Nếu bạn có kế hoạch đẩy mạnh SEO website cũng như hoạt động trên web, ngay từ khâu thiết kế web, bạn cần sử dụng các biện pháp khác nhau để tiến hành tối ưu tốc độ tải trang.
Công cụ đo tốc độ website
Có nhiều công cụ đo tốc độ website, nhưng đáng chú ý nhất và được nhiều dịch vụ SEO sử dụng nhất là Google Pagespeed Insight của Google, Load Impact, Think with Google, Pingdom Tool… Dưới đây là chi tiết về các công cụ này.
Google Pagespeed Insight
Google Pagespeed Insight của chính Google. Google Pagespeed Insight thực hiện kiểm tra và đưa ra một báo cáo toàn diện về tốc độ tải của website trên cả máy tính và thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng, đi kèm với đó là một số gợi ý giúp bạn cải thiện tốc độ website.
Tốc độ tải trang trên Google Pagespeed Insight sẽ được đánh giá trên thang 100 điểm. Cách thức đánh giá dựa trên dữ liệu nghiên cứu, phân tích của Lighthouse về các website. Một trang được đánh giá trên 90 điểm có tốc độ tải trang nhanh và đang vận hành hiệu quả. Từ 50 – 90 điểm là dành cho các website có một số tiêu chí chưa tốt, cần cải thiện thêm. Dưới 50 là những trang có tốc độ chậm, cần điều chỉnh lại khá nhiều vấn đề để tối ưu tốc độ load trang.
Load Impact
Load Impact là công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí. Đặc biệt, Load Impact có thể thực hiện kiểm tra tốc độ trang khi truy cập ở những quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt hữu ích nếu website của bạn sử dụng dịch vụ hosting quốc tế.
Load Impact sẽ thực hiện gửi liên tục nhiều lượt truy cập ảo cùng lúc vào trang web để vừa tính toán tốc độ truy cập thông thường, vừa xem xét yếu tố số lượng truy cập đồng thời có ảnh hưởng đến tốc độ load hay không. Kết quả sẽ được hiển thị chi tiết về lưu lượng theo từng giây, giúp bạn có được đánh giá chính xác nhất. Quan đó giúp bạn có giải pháp để tối ưu tốc độ Website chính xác và hiệu quả nhất.
Think with Google
Think with Google cung cấp công cụ test tốc độ website tập trung vào việc kiểm tra tốc độ tải trang trên các thiết bị di động. Công cụ này sẽ check tốc độ tải trang trong điều kiện sử dụng 3G – tốc độ truy cập Internet phổ biến của người dùng các thiết bị di động.
Cách sử dụng của Think with Google khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhập URL vào mục cần kiểm tra rồi nhấn Enter. Think with Google sẽ cần một chút thời gian để kiểm tra và trả về kết quả. Tốc độ trang và tỷ lệ người truy cập thoát trang do tốc độ là hai thông số quan trọng được hiển thị ngay ở phần báo cáo sơ bộ. Ngoài ra, bạn có thể kích vào Full Report để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề của trang web.
Pingdom Tool
Pingdom Tool được đánh giá là công cụ kiểm tra tốc độ website cho kết quả chính xác nhất. Công cụ này thực hiện phân tích những yếu tố gây ảnh hưởng đến website của bạn như thời gian tải trang đầy đủ, số MB trung bình. Quá trình phân tích này sẽ cung cấp cho bạn số liệu về tốc độ truy cập cho từng phần, từng nội dung riêng của web như hình ảnh, CSS, RSS, Flash, Video, Audio,…
Bên cạnh đó, Pingdom Tool cũng cung cấp công cụ hỗ trợ giúp bạn kiểm tra tốc độ truy cập từ những khu vực khác nhau trên thế giới, phù hợp với những trang đặt hosting ở nước ngoài.
Alexa Traffic Rank
Alexa Traffic Rank không phải website mà là một phần cài đặt mở rộng cho trình duyệt Chrome. Phần mở rộng này có thể tìm thấy dễ dàng trên kho ứng dụng và có thể cài đặt hoàn toàn miễn phí.
Để sử dụng công cụ này, bạn chỉ cần mở website muốn kiểm tra, kích hoạt công cụ Alexa Traffic Rank. Kết quả trả về bao gồm tốc độ tải trang trung bình, độ an toàn của trang, xếp hạng tại quốc gia cụ thể và trên toàn thế giới, đánh giá công cụ tìm kiếm và một số web tương tự.
Ngoài ra, VLINK gợi ý thêm một vài công cụ kiểm tra khác cho bạn như GTMetrix, Dotcom Monitor, Webpage Test,…