Măng là một thực phẩm rất ngon, có vị dai giòn, dễ ăn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn măng được. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về những ai không được ăn măng, và chú ý 3 điều dưới đây để chế biến măng tránh bị ngộ độc nhé!
Tuy măng là một món ăn giàu dinh dưỡng, dễ ăn và được chế biến thành rất nhiều món ăn đa dạng như bún măng gà, gà kho măng,…. Tuy nhiên, măng lại có thể gây hại với một số nhóm người dưới đây. Không chỉ thế, nếu bạn chế biến măng không đúng cách, từ món ngon mà măng cũng có thể trở thành thuốc độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu những ai không được ăn măng và khi chế biến cần chú ý 3 điều để tránh bị ngộ độc bạn nhé!
1Những ai không được ăn măng?
Tuy là măng rất tốt, nhưng bạn nên cẩn thận những nhóm người dưới đây không được ăn măng:
Phụ nữ có thai: Trong măng có chứa độc tố glucozit – là thành phần chính sản sinh ra chất acid xyanhydric, bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Sau khi ăn măng, chất glucozit đi vào dạ dày và bị phân hủy dưới tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày và làm cho bà bầu bị ngộ độc măng: nôn mửa, đau bụng, nhức đầu, nặng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Theo Đông y, măng có tính hàn nên rất khó tiêu hoá. Thông thường những người yếu bụng ăn măng vào buổi tối cũng khó tiêu hoá. Do đó, với những người bị loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan hoặc giãn tĩnh mạch thực quản khi ăn nhiều măng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.
Người bị bệnh thận: Trong măng tây và măng tre, hàm lượng canxi rất dồi dào nên những người bị thận mãn tính hoặc suy thận khi ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể.
Người bị gút: Thạc sĩ. bác sĩ Lê Thị Hải, chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: măng tre, măng trúc, măng tây và những thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp các acid uric trong cơ thể, khiến cho tình hình bệnh gút sẽ trở nên tệ hơn rất nhiều, có thể chân, tay, các khớp sẽ bị sưng tấy lên”.
2Khi chế biến cần chú ý 3 điều này để tránh bị ngộ độc
Khi chế biến măng, bạn nên chú ý vào 3 điều dưới đây để món măng ngon hơn mà còn tránh bị ngộ độc măng nữa:
Luộc măng qua loa: Bạn đã biết, trong măng có chứa độc tố cyanide, chất này khi đi qua đường tiêu hóa sẽ biến thành một loại axit gây hại cho cơ thể, đó là axit cyanhydric. Chất độc này cực kỳ nguy hiểm, nhưng khi luộc sôi trong 12 giờ thì hàm lượng cyanide trong măng vẫn còn khoảng 160mg mỗi cân. Để kỹ hơn, bạn nên luộc và ngâm trong nước lâu ngày cho đến khi thấy măng ngả vàng và có mùi chua. Bạn nên luộc và rửa măng thật kỹ nhiều lần trong khi chế biến để hạn chế ngộ độc do măng mang lại.
>> Những cách khử độc măng tươi an toàn, hiệu quả
Đậy vung khi nấu măng: Thông thường theo thói quen nấu ăn khi nấu luộc món gì thì bạn thường đậy vung. Nhưng riêng với măng thì bạn không nên đậy vung khi nấu ăn. Các chất độc sẽ bay ra qua hơi khi nấu măng, nếu đậy vung, chất độc của măng sẽ không thể bay ra được. Do đó, sau khi mua măng về bạn rửa sạch, ngâm muối rồi luộc măng 3 lần và khi luộc tuyệt đối không đậy vung để các độc tố có thể thoát ra.
Mua muối hột tại :
Không sử dụng măng tươi ngâm giấm, ăn xổi. Do trong măng chứa nhiều độc tố không tốt cho sức khoẻ nên bạn không nên ăn măng được ngâm giấm chưa đủ thời gian, măng chưa ngả màu và không có mùi chua. Khi ăn những loại măng đó rất có thể bạn sẽ bị ngộ độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
>> Sai lầm cần tránh khi ăn măng để không bị ngộ độc
Chắc hẳn rất nhiều món về măng cực kỳ ngon và dễ ăn, gây nghiện cho biết bao nhiêu người. Thế nhưng, nếu măng chế biến sai cách rất có thể gây hại cho sức khỏe đấy nha! Hy vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích cho bạn để chế biến măng tránh ngộ độc bạn nhé!
Tham khảo các loại măng ngâm bán tại Bách hóa XANH:
Xem thêm
>> Cách ngâm măng chua để nấu canh, măng giòn ngon không bị đắng
>> Cách làm vịt kho măng, thịt mềm măng giòn
Nguồn: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/nhung-ai-khong-duoc-an-mang-khi-che-bien-can-chu-y-3-dieu-nay-de-tranh-bi-ngo-doc-1298873