Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet cùng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, thương mại điện tử được coi là cánh tay đắc lực của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thông qua hình thức kinh doanh này sẽ giúp các doanh nghiệp, nhà bán lẻ đưa sản phẩm của họ ra thị trường để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn và đồng thời người tiêu dùng cũng dễ dàng mua sắm các sản phẩm mức giá thành ưu đãi nhất. Vậy hiện tại có những mô hình kinh doanh thương mại điện tử nào? Bạn đã và đang sử dụng một trong các mô hình kinh doanh này chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Trước khi tìm hiểu các mô hình kinh doanh thương mại điện tử, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm “Thương mại điện tử là gì” và lợi ích nó đem lại ra sao? Thương mại điện tử được hiểu đơn giản là quá trình giao dịch, mua bán dựa trên nền tảng www (world wide web) cho phép trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, thông tin và tiền tệ… thông qua các thiết bị điện tử có kết nối internet.

Việc áp dụng mô hình kinh doanh thương mại điện tử mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thông qua các sàn thương mại điện tử, người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm một cách nhanh chóng, thuận tiện và rẻ hơn. Còn với các doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử sẽ giúp họ đưa sản phẩm của mình tiếp cận được với khách hàng nhanh và hiệu quả nhất.

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hiện tại rất đa dạng, được chia thành các hình thức chủ yếu sau:

Hiểu một cách đơn giản thì đây là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp gắn với mối quan hệ giữa các công ty. Mô hình này đượ hầu hết các doanh nghiệp ưa chuộng và chiếm tới 80% doanh số thương mại điện tử trên toàn cầu.

Ưu điểm mô hình thương mại điện tử B2B sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí về việc nghiên cứu thị trường, marketing hiệu quả. Đồng thời nó cũng giúp tăng độ nhận diện cao, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp với nhau, tạo ra một thị trường đa dạng mặt hàng và các bên tham giá.

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B tiêu biểu có thể kể đến như: Lazada, Tiki, Adayroi, Shopee, Amazon, Taobao, Alibaba, Ebay…

Mô hình thương mại điện tử B2C được hiểu là thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khách hàng của mô hình kinh doanh này là người dùng cá nhân chỉ có nhu cầu lên mạng internet mua sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình chứ không phát sinh thêm giao dịch mua bán tiếp theo.

Ưu điểm của mô hình này là không phải mất thời gian đàn phán giữa người bán và người mua. Các chính sách, giá cả, đổi trả hàng hóa đều được cập nhật trên website bán hàng và người mua chỉ cần đọc qua những điều khoản và quyết định có mua hàng hay không.

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C tiêu biểu hiện nay như: Amazon.com, Best Buy, AliExpress, Tiki, Shopee, Sendo…

C2C là hình thức thương mại điện tử giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và phổ biến hiện nay. Hình thức hoạt động chủ yếu của mô hình này là bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng.

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C tiêu biểu hiện nay như: eBay, Shopee.vn, chodientu.com, heya.com.vn, 1001shoppings.com…

Đây là thức thương mại điện tử sử dụng mạng máy tính, cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới nhân viên của mình và chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp lớn. Ứng dụng của mô hình B2E trong doanh nghiệp như:

B2G là hình thức thương mại điện tử giữa công ty với khối hành chính công (giữa doanh nghiệp và chính phủ), sử dụng internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan đến chính phủ.

VD: Một công ty giám sát có thể đấu thầu trực tuyến một hợp đồng để làm sạch tòa án quận.

Với hình thức này, chính phủ hay khối hành chính công sẽ có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử, giúp các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn, tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng.

Mô hình G2C là hình thức thương mại điện tử giữa chính phủ với công dân hoặc cá nhân riêng lẻ. Tại Việt Nam, mô hình này được thực hiện dưới hình thức gửi thư trực tiếp và các chiến dịch truyền thông.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử mang đến co doanh nghiệp và người tiêu dùng vô vàn các lợi ích nhưng vẫn tồn đọng một số hạn chế sau:

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin về các mô hình thương mại điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công.

Nguồn: https://salekit.vn/blog/cac-mo-hinh-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-pho-bien-hien-nay.html


Post Views:
554

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *