Giáo dục tâm lý học đường – Vấn đề cấp thiết hiện nay

Vào độ tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, đáng lẽ các em học sinh đang phải được hưởng niềm vui hân hoan và hạnh phúc nhất khi được đến trường. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui bởi ở nơi đó, các em được gặp gỡ và vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa. Thế nhưng, một sự thật đáng buồn hiện nay là rất nhiều học sinh không muốn đến trường. Và khi nghe đến lý do chắn hẳn nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng – các em sợ bè bạn ghen ghét, đố kỵ, bắt nạt. Trong bài viết này, VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP muốn chia sẻ đến bạn đọc về vấn đề bạo lực hiện nay.

tam_ly_hoc_duong_14.9

Thực trạng tâm lý học đường hiện nay


Trước sự phát triển của xã hội, việc rèn luyện và học tập của học sinh – sinh viên cũng có nhiều biến đổi sâu sắc. Trong đó, chúng tồn tại cả những sự đổi mới mang tính tích cực và nhiều vấn đề nóng tiêu cực. Các em có cơ hội được sống và học tập ở một môi trường học hiện đại hơn với đầy đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất cao cấp. Tuy nhiên, một vấn đề nhức nhối đó là thực trạng tâm lý học đường hiện nay.

Vấn đề tâm lý học đường tồn tại ở hầu như tất cả các cấp học từ tiểu học, trung học, phổ thông và thậm chí lên đến đại học. Tâm lý học đường tiểu học là một vấn đề rất đáng quan tâm bởi các em còn đang ở độ tuổi khá nhỏ, chưa có những kinh nghiệm hay hiểu biết thực tế mà đã phải gánh chịu những nỗi đau tinh thần. Học sinh tiểu học hiện nay cũng đang chịu rất nhiều áp lực, sức ép từ phía gia đình và thầy cô, bạn bè. Bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, thầy cô chưa có phương pháp giảng dạy đúng đắn khiến các em rất dễ cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Từ đó, nó nảy sinh rất nhiều những hệ lụy nguy hiểm khác như chứng trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực, bi quan và thậm chí là tự tử.

Sinh viên đại học mặc dù đã có sự trưởng thành, kinh nghiệm và hiểu biết hơn nhưng không vì thế mà thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Áp lực chọn ngành nghề trước ngưỡng cửa vào đời đôi khi cũng khiến cho họ bị stress và căng thẳng. Mỗi độ tuổi sẽ có những suy nghĩ và mối quan tâm khác nhau, đồng thời họ cũng phải chịu những áp lực tâm lý khác nhau. Và nếu ai không thể kiểm soát và chịu được áp lực, họ sẽ ngay lập tức mắc phải các rối loạn tâm lý học đường.

bao_luc_hoc_duong

Vết thương tâm lý bạo hành học đường

Bạo lực học đường dường như đang trở thành một vấn đề nhức nhối hiện nay khi số vụ bạo lực trường học xảy ra càng nhiều. Mỗi năm, trên cả nước có đến hàng nghìn vụ bạo hành học đường khiến cho cả xã hội phải quan tâm. Nguyên nhân của những sự việc đau lòng trên đôi khi rất đơn giản như mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè, ghen ghét, đố kỵ vì bạn giỏi hơn,… Nhưng chính bởi chưa được giáo dục tâm lý học đường đầy đủ và có những biện pháp kịp thời của nhà trường, phụ huynh mà mới xảy ra.

Vết thương tâm lý bạo hành học đường để lại cho các em là rất lớn, không chỉ với những bạn bị bạo hành mà cả với những người gây ra. Các em có khả năng bị vướng vào các chứng bệnh tâm thần, tâm lý do chưa biết cách kiểm soát cảm xúc và hành vi.

Các rối loạn tâm lý ở trẻ em thường gặp hiện nay là tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống,…. Thay vì sống hồn nhiên, vô tư, vui vẻ thì các em lại bị rối nhiễu tâm trí khiến cho cuộc sống trở nên tẻ nhạt, buồn chán. Một sự thật đáng buồn rằng số trẻ em mắc những căn bệnh này nhiều không kém những người trưởng thành. Chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em nguy hiểm hơn nhiều và thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn nếu như không được tiến hành kịp thời.

bao_luc_hoc_duong_14.9
Bạo lực học đường _ Ảnh minh họa

Ứng phó với bạo lực học đường

Trước thực trạng và hậu quả của tình trạng bạo lực học đường, nhà trường, phụ huynh, các cơ quan ban ngành và xã hội cần phải có biện pháp để ứng phó với bạo lực học đường. Để làm được vậy, trước hết chúng ta phải hiểu tâm lý bạo lực ở học sinh xuất phát từ đâu? Nó xuất hiện từ việc các em vẫn chưa được quan tâm đúng cách, chưa được giáo dục tâm lý trước khi bước vào các mối quan hệ, tình huống xã hội.

Vậy cách tốt nhất ở đây đó chính là thực hiện tham vấn tâm lý trong nhà trường để các em có thêm hiểu biết, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống, trước hết là trong môi trường giáo dục nhà trường. Không chỉ vậy, chúng ta cũng nên tham vấn tâm lý cho giáo viên, bậc cha mẹ để họ có thể hiểu được tâm lý của học trò, con cái. Từ đó có các biện pháp và hành động quan tâm, chia sẻ cùng chúng đúng lúc, đúng cách.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ tham vấn tư vấn tâm lý uy tín, hãy đến với VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP. Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín hoạt động trong lĩnh vực tâm thần học, chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng nhất.

Hãy liên hệ với VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP để được chúng tôi tư vấn chi tiết cho quý khách nhé

Nguồn: https://tamlyvietphap.vn/tin-tuc/giao-duc-tam-ly-hoc-duong-%E2%80%93-van-de-cap-thiet-hien-nay-2269-38675-article.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *