Sitemap là gì? Cách tạo Sitemap & 13 Mẹo tối ưu Sitemap cho Website

Sitemap là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa bất kỳ trang web nào. Đây là một vũ khí hiệu quả giúp các bạn SEO hiệu quả hơn. Vậy chính xác Sitemap là gì? Tạo Sitemap cho website như thế nào?

Hãy cùng Hoc11.vn SEO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sitemap là gì? 

Sitemap (sơ đồ website) có thể hiểu đơn giản là một tập tin chứa đựng thông tin của website. Sơ đồ này giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (index) nội dung trang web của bạn. 

sitemap là gì
Khái niệm Sitemap là gì?

Ngoài ra, Sitemap còn giúp các công cụ tìm kiếm xác định những trang quan trọng trong website của bạn. Từ đó đưa ra các kết quả tìm kiếm thông minh hơn.

Các loại Sitemap bạn cần biết 

Có 2 cách thường được dùng để phân biệt các loại Sitemap khác nhau:

Phân loại theo cấu trúc

Theo cấu trúc thì có 2 loại Sitemap sau:

  1. XML: Dành cho bot các công cụ tìm kiếm
  2. HTML: Hiển thị cho người dùng dễ truy cập trên các giao diện website
Hai loại Sitemap
Các loại Sitemap thường gặp

Phân loại theo định dạng

Phân loại theo định dạng thì Sitemap có 4 loại chính như sau:

  1. XML Sitemap: Đây là loại Sitemap thường được sử dụng nhất. Tập tin thường ở định dạng XML và được links đến những trang khác nhau trên website của bạn.
  2. Video Sitemap: Đây là dạng sơ đồ chứa những thông tin tổng hợp, liên quan đến những video nằm trong website của bạn. Google sẽ cần dạng Sitemap này để thu thập những dữ liệu mà cách tổng hợp bình thường không đáp ứng được. Bạn có thể tìm hiểu thêm về video Sitemap ở đây Sơ đồ trang web dành cho video.
  3. News Sitemap (Sơ đồ tin tức): Sitemap này cho phép bạn kiểm soát nội dung gửi đến Google news. Sơ đồ tin tức này sẽ giúp Google news tìm thấy nội dung mới trong website của bạn nhanh chóng hơn.
  4. Image Sitemap (Sơ đồ hình ảnh): Tương tự như Video Sitemap, Image Sitemap chứa đựng những thông tin liên quan đến hình ảnh được lưu trữ trên website. Sử dụng Sitemap này để tối ưu hóa khả năng trả kết quả bằng hình ảnh của Google.

Ngoài ra còn có các loại Sitemaps như: Sitemap Index, Sitemap-category.xml, Sitemap-products.xml, Sitemap-articles.xml, Sitemap-tags.xml,..

XML Sitemap
Sitemap XML – Loại Sitemap được sử dụng phổ biến nhất.

Tại sao Sitemap lại quan trọng?

Những công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo và Bing sử dụng Sitemap để tìm các trang khác nhau trên website của bạn.

Như Google đã thông tin:

“Nếu trang web của bạn được liên kết đúng cách, trình thu thập thông tin web của chúng tôi thường có thể khám phá hầu hết các trang trong website của bạn”

Nói cách khác: Bạn có thể không cần Sitemap. Nhưng nếu bạn có, nó chắc chắn không gây ảnh hưởng đến nỗ lực SEO của bạn.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đặc biệt mà Sitemap thực sự có ích.

Ví dụ: Google thường tìm thấy các trang con thông qua các link. Nếu trang của bạn mới và không có nhiều liên kết ngược bên ngoài, thì lúc này, Sitemap sẽ góp sức vô cùng lớn trong việc thúc đẩy quá trình tìm kiếm của Google và đưa trang web của bạn lên kết quả tìm kiếm.

Một ví dụ khác: Người dùng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến hình ảnh, video nhưng công cụ của Google không tìm ra trang bạn vì nội dung không rõ ràng?

Hoặc có thể bạn điều hành một trang web thương mại điện tử với 5 triệu trang con lưu trữ trong website. Trừ khi bạn có thể liên kết nội bộ trang một cách HOÀN HẢO và có rất nhiều liên kết bên ngoài, không thì Google sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tất cả các trang đó. Đó là lúc chúng ta cần Sitemap.

Như vậy, Sitemap không hề gây hại mà nó còn giúp quá trình SEO của bạn hiệu quả hơn. Vậy thì dại gì mà không sử dụng Sitemap đúng không nào?

Những trang nào cần XML Sitemap?

Trong tài liệu của google, ông lớn này tiết lộ rằng XML Sitemap rất có lợi cho những trang web:

  • Lớn hoặc rất lớn
  • Có kho lưu trữ lớn
  • Chỉ có vài liên kết ngoài
  • Sử dụng nội dung đa phương tiện phong phú: hình ảnh, video,…

Trong thực tế, những loại trang web này chắc chắn sẽ hưởng được những lợi ích rất lớn từ XML Sitemap. Nhưng điều đó không có nghĩa là những trang web khác sẽ không có lợi ích khi áp dụng loại sơ đồ này.

Mỗi trang web đều cần Google để có thể dễ dàng được hiển thị lên trang kết quả tìm kiếm. Thông qua Sitemap, google sẽ có thể tìm thấy các trang quan trọng và biết được khi nào chúng được cập nhật lần cuối. 

Vậy trang nào cần dùng XML Sitemap?

Bạn dùng cách nào để quyết định những trang nào được đưa vào XML Sitemap? 

Hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về mức độ liên quan của URL cụ thể:

Khi khách truy cập đến URL này, thì nó có cho ra kết quả bạn mong muốn không? Bạn có muốn khách truy cập vào URL này không?

Nếu không, bạn hẳn sẽ không muốn nó trong XML Sitemap của mình. Một tips nhỏ ở đây, nếu bạn không muốn URL hiển thị trong kết quả tìm kiếm, hãy thêm tag ‘noindex, follow’. Điều này sẽ ngăn Google lập chỉ mục URL đó.

Hướng dẫn cách tạo Sitemap cho website

Tạo Sitemap cho website WordPress

Trường hợp: Nếu bạn đã có account WordPress, bạn có thể sử dụng WordPress để tạo Sitemap.

Bạn có thể lựa chọn plugins như Google XML Sitemaps hoặc các loại plugin bên ngoài như Yoast SEO hay bất cứ loại nào mà bạn cảm thấy dễ sử dụng.

Cần chuẩn bị gì?

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang admin của WordPress:

Tiến hành  đăng nhập vào WordPress, gõ tên miền và thêm /wp-admin.

Ví dụ: Website WordPress của bạn là xyz.com, bạn cần truy cập vào admin bằng URL: xyz.com/wp-admin.

Sau khi truy cập, bạn cần đăng nhập bằng tên tài khoản và mật khẩu.

Tạo Sitemap với Yoast SEO

Yoast SEO plugin được xem là một tool rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhằm cải thiện SEO của website hoặc blog WordPress.

Plugin này sẽ giúp bạn đảm nhiệm mọi yếu tố kỹ thuật có liên quan đến nội dung, tạo độ chính xác của keyword, dễ đọc,… mà còn giúp bạn tạo XML sitemaps một cách dễ dàng.

Bước 1: Cài đặt, kích hoạt WordPress SEO Yoast Plugin.

Cài đặt và kích hoạt Yoast SEO.
Cài đặt và kích hoạt WordPress SEO Yoast Plugin

Bước 2: Kích hoạt tính năng Advance.

Sau khi kích hoạt plugin, bạn sẽ được chuyển đến phần SEO, Feature và tiến hành kích hoạt tính năng Advance.

Tùy chỉnh nâng cao Yoast SEO.
Kích hoạt tính năng Advance

Bước 3: Kích hoạt Sitemap XML.

Với tính năng này kích hoạt Sitemap XML cho WordPress và một mục Sitemap XML sẽ hiện bên dưới menu SEO.

Kích hoạt XML Sitemap.
Kích hoạt Sitemap XML cho WordPress và một mục Sitemap XML sẽ hiện bên dưới menu SEO

Tại đây, bạn có thể quản lý những cài đặt, chẳng hạn như Max Entries cho mỗi Sitemap, loại trừ Pages/Posts khỏi Sitemaps,… Trừ khi bạn yêu cầu một Sitemap tự chỉnh cho WordPress, nếu không, bạn không cần phải thay đổi bất cứ thông số nào.

Bước 4: Hoàn thành tạo XML Sitemap bằng Plugin Yoast SEO.

Hoàn tất XML Sitemap
WordPress Sitemap URL bên dưới XML Sitemap

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, bạn đã hoàn thành cơ bản XML Sitemap bằng Plugin Yoast SEO.

Tạo Sitemap với Google XML Sitemaps

Trường hợp bạn không sử dụng hoặc không muốn sử dụng Yoast SEO để tạo Sitemap, Plugin Google XML Sitemaps là sự lựa chọn thay thế tốt nhất mà bạn cần cân nhắc.

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Plugin Google XML Sitemaps

Ngay sau khi kích hoạt xong, Plugin này sẽ tự động khởi tạo XML Sitemap cho website của bạn. Bạn có thể xem sitemap của mình bằng cách thêm sitemap.xml vào phần đuôi của địa chỉ website.

VD: https://www.example.com/sitemap.xml

Sitemap gennerated by the Google XML Sitemap plugin
Kiểm tra sitemap

Bước 2: Cài đặt cấu hình của Plugin.

Plugin này hoạt động hiệu quả cho hầu hết các trang blog và website. Tuy nhiên, bạn vẫn cần xem lại cài đặt để chỉnh sửa lại các thông số cho phù hợp với chiến lược SEO của mình, và đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ bất kỳ điều gì.

Đơn giản, vào Settings » XML-Sitemap để đặt lại cấu hình của plugin.

Google XML Sitemap plugin settings
Vào Settings » XML-Sitemap để đặt lại cấu hình

Ở phần trên cùng của hình, Google XML Sitemaps sẽ hiển thị cho bạn một đoạn thông tin cập nhật trạng thái. Plugin này sẽ thông báo cho bạn trong trường hợp nó không thể ping sitemap của bạn đến một công cụ tìm kiếm nào đó.

Nếu cảm thấy phiền phức, bạn có thể để tắt đi tính năng thông báo trong phần cài đặt chung. Điều này giúp tăng giới hạn bộ nhớ PHP và nhiều hơn thế nữa.

Tiếp theo, bạn sẽ thấy phần Additional Pages. Tại đây, bạn có thể thêm trang vào XML Sitemap theo cách thủ công. Điều này rất hữu ích nếu trang web của bạn có chứa các trang HTML tĩnh.

Manually add pages
Thêm trang vào XML Sitemap

Sau đó, bạn có thể tuỳ chỉnh mức độ ưu tiên cho các URL bài viết. Google XML Sitemaps sẽ mặc định sử dụng số lượng bình luận để tính mức độ ưu tiên của URL.

Post priority
Tuỳ chỉnh mức độ ưu tiên cho các URL bài viết

Hai phần tiếp theo của trình cài đặt plugin sẽ cho phép bạn đưa vào hoặc loại ra một vài trang không mong muốn khỏi Sitemap WordPress. Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một Website Thương mại điện tử, thì bạn chắc chắn sẽ phải đưa những trang sản phẩm vào sitemap của mình.

Include or exclude content from sitemap
Lựa chọn đưa vào hoặc loại ra một vài trang không mong muốn khỏi Sitemap WordPress.

Sau đó, bạn có thể điều chỉnh tần suất (Frequency) và mức độ ưu tiên (Priority) của Sitemap Content. Việc thay đổi các giá trị này được các công cụ tìm kiếm coi là một gợi ý. Các con bot của công cụ tìm kiếm có thể chọn xem xét hoặc phớt lờ các giá trị này dựa trên tiêu chí riêng của chúng.

Set frequency and priority of sitemap contents
Điều chỉnh tần suất (Frequency) và mức độ ưu tiên (Priority) của Sitemap Content

Cuối cùng, đừng quên nhấp vào nút Update Options để lưu các thay đổi của bạn.

Tạo Sitemap Online tại XML-Sitemaps.com

Trường hợp: Bạn không sử dụng WordPress?

Đừng lo lắng. Nếu không sử dụng WordPress, bạn hoàn toàn có thể tạo Sitemap Online thông qua công cụ XML-Sitemaps.com. Nó sẽ tạo ra file XML để bạn có thể áp dụng vào Sitemap của mình.

Tool XML sitemaps
Tạo SiteMap bằng công cụ XML-Sitemaps.com

Bạn chỉ cần thực hiện theo 5 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Click link: http://www.xml-sitemaps.com/

Bước 2: Điền các thông số cần thiết.

Các nội dung thông số bạn cần điền như sau:

  • Starting URL: Gõ địa chỉ website của bạn vào
  • Change Frequency: Nên chọn là daily (bạn có thể chọn thông số phù hợp)
  • Last modification: Nên chọn Use server’s response
  • Priority: Nên để tự động (Automatically calculated priority

Khi hoàn thành tất cả các thông tin, bạn click vào lệnh Start và chờ. Khi chạy xong bạn sẽ nhận được 1 list các file sitemap (các nội dung cần chú ý: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt)

Bước 3: Download file XML.

Sử dụng Notepad ++ mở file sitemap.xml để set thông số Priority cho các url theo mong muốn của bạn.

Lưu ý: Thông số Priority quy định sự quan trọng của các url đối với website, nếu Url nào quan trọng nên cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10

Bước 4: Up file xml lên website.

Bước 5: Vào Tool SEO Google Webmaster Tools để cập nhật Sitemap.

Cách xem Sitemap của website sau khi tạo

Sau khi bạn đã tạo được Sitemap rồi, bạn có thể tiến hành xem sitemap của website bằng cách thủ công.

Backlinko XML sitemap
Xem Sitemap sau khi tạo

(Sitemap thường đặt ở site.com/Sitemap.xml. Nhưng đôi khi nó lại phụ thuộc vào CMS và loại chương trình mà bạn dùng để tạo Sitemap.)

Sitemap sẽ hiển thị tất cả URL các trang trên website của bạn

Sitemap sẽ hiển thị tất cả URL
Sitemap sẽ hiển thị tất cả URL

13 Mẹo tối ưu Sitemap website thúc đẩy SEO trong 20 giây

13 mẹo tối ưu sitemap
Mẹo tối ưu Sitemap

Tạo Sitemap là một phần quan trọng của việc tối ưu hóa bất kỳ trang web nào.

Như đã nói ở những phần trên, Sitemap đặc biệt quan trọng đối với những trang web có nội dung lưu trữ không được liên kết với nhau, thiếu liên kết ngoài và chứa nhiều trang con (hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trang).

Sitemap không chỉ cung cấp cho các công cụ tìm kiếm những thông tin chi tiết về cách trang web của bạn được bố trí mà còn có thể bao gồm những dữ liệu có giá trị như:

  • Tần suất cập nhật trang
  • Khi trang được thay đổi
  • Sự quan trọng của mỗi trang và mối liên hệ giữa các trang với nhau

Vậy làm cách nào để tối ưu Sitemap? Hãy cùng tìm hiểu 13 Mẹo tối ưu tối ưu Sitemap website thúc đẩy SEO dưới đây:

1. Sử dụng plugin tool để tạo Sitemap một cách tự động

Tạo Sitemap sẽ rất dễ dàng khi bạn có các công cụ phù hợp. Như đã nói ở phần tạo Sitemap, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm hoặc plugin như Google XML Sitemaps, Yoast SEO để tạo Sitemap nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể tạo sơ đồ trang theo cách thủ công bằng cách làm theo cấu trúc mã Sitemap XML. Thực tế cho thấy, Sitemap của bạn không cần phải ở định dạng XML. Bạn có thể sử dụng tệp văn bản bình thường và phân chia mỗi URL theo từng dòng là đủ.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải tạo một XML Sitemap hoàn chỉnh nếu bạn muốn triển khai thuộc tính hreflang. Nghe khá rắc rối đúng không?

Vì vậy, nếu bạn là người mới, hãy sử dụng công cụ tạo Sitemap tự động để thực hiện những công việc này. Như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức của bạn đấy.

Bạn có thể truy cập đường link này để biết thêm thông tin về cách thiết lập Sitemap theo cách thủ công.

2. Khai báo Sitemap của bạn đến Google

Cũng giống như Submit URL, bạn có thể khai báo Sitemap đến Google thông qua Google Search Console. Từ giao diện chính, bạn chọn Crawl > Sitemaps > Add Test Sitemap

Hãy nhớ kiểm tra Sitemap của bạn và xem kết quả trước khi bạn nhấp vào nút Submit Sitemap nhé. Mục đích của việc này nhằm kiểm tra các lỗi có thể có. Chúng sẽ ảnh hưởng đến việc Google lập chỉ mục những trang đích.

Thông thường, tất cả người dùng đều muốn những trang được gửi đi đều được lập chỉ mục. Tuy nhiên không phải tất cả đều sẽ được Google thông qua.

Việc gửi Sitemap sẽ cho Google biết những trang mà bạn cho là chất lượng cao và đáng được lập chỉ mục. Nhưng điều đó không đảm bảo rằng chúng sẽ được Google lập chỉ mục.

Thay vào đó, lợi ích của việc gửi sơ đồ trang web của bạn là:

  • Giúp Google hiểu cách trình bày trang web của bạn.
  • Phát hiện các lỗi bạn có thể sửa, nhằm đảm bảo các trang của bạn được lập chỉ mục đúng cách.

3. Ưu tiên các trang chất lượng cao trong Sitemap

Chất lượng website là một yếu tố quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Vì thế, nếu Sitemap của bạn có quá nhiều trang chất lượng không ổn định, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ website.

Từ đó, các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá website của bạn có chất lượng thấp. Vì thế, hãy cố gắng hướng bots đến những trang quan trọng nhất của website. Những trang này nên có những đặc điểm như sau:

  • Tối ưu hóa cao
  • Chứa hình ảnh hoặc video
  • Có nội dung chuyên biệt
  • Có sự tham gia của người dùng thông qua: nhận xét hoặc đánh giá (reviews)

4. Các vấn đề về lập chỉ mục

Như đã nói ở phần trước, google không lập chỉ mục tất cả những trang mà bạn đặt trong Sitemap. Trước đây, Google Search Console thậm chí không thông báo cho bạn những trang có vấn đề khi lập chỉ mục. 

Ví dụ: nếu bạn gửi 20.000 trang và chỉ có 15.000 trang trong số đó được lập chỉ mục, bạn sẽ không được biết 5.000 “trang có vấn đề” là trang nào và vấn đề là gì.

Vào thời điểm đó, các nhà quản lý đã phải chia nhỏ những trang này vào những Sitemap khác nhau để thử nghiệm. Sau đó loại bỏ những URL không được lập chỉ mục để website của bạn được Google đánh giá cao.

Tuy nhiên, đó chỉ là quá khứ, hiện tại Google Search Console đã update Index Coverage. Các URL bị lỗi sẽ được Google liệt kê ra.

5. Hãy đặt phiên bản canonical của URL trong Sitemap

Nếu website của bạn có nhiều trang rất giống nhau, chẳng hạn như các trang sản phẩm có màu khác nhau (trong 1 sản phẩm). Bạn có thể sử dụng tag ‘link rel=canonical’ để Google biết trang nào là trang ‘chính’.

Khi đặt phiên bản canonical trong Sitemap, bạn sẽ giúp bots tìm thấy trang chính dễ dàng hơn. Từ đó Google có thể thu thập và lập chỉ mục nhanh hơn.

6. Sử dụng tag Robots Meta thay vì Robots.txt 

Như đã nói ở phần trên, nếu bạn muốn loại một trang ra khỏi danh sách lập chỉ mục, bạn có thể sử dụng tag ‘noindex,follow’. Tag này còn được gọi là meta robots

Việc đặt tag sẽ giúp URL không rơi vào danh sách lập chỉ mục. Nhưng vẫn được bảo toàn giá trị liên kết. Việc này đặc biệt hữu ích cho các trang tiện ích của website: tuy quan trọng nhưng không nên hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Bạn chỉ nên sử dụng robots.txt khi muốn chặn hẳn một số trang không quan trọng nhằm giảm thiểu hao hụt khi bạn hết ngân sách.

Trong trường hợp khác, khi bạn nhận thấy rằng Google đang thu thập lại dữ liệu và lập chỉ mục các trang tương đối không quan trọng (ví dụ: các trang sản phẩm riêng lẻ) bằng chi phí của các trang chính, bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng robots.txt.

7. Không được đưa URL ‘noindex’ vào Sitemap

Khi bạn đã không muốn bots thu thập và lập chỉ mục một URL nào đó, tốt nhất bạn nên bỏ nó khỏi Sitemap. 

Việc bạn đặt cả những trang không quan trọng vào cùng chỗ với những trang quan trọng sẽ thể hiện sự thiếu nhất quán.

Hãy chỉ đặt những URL mà bạn muốn lập chỉ mục vào Sitemap thôi nhé.

8. Tạo XML Sitemap động cho những trang web lớn

Việc kiểm soát từng URL trong Sitemap của những website lớn là hoàn toàn không thể. Thay vào đó, bạn có thể thiết lập những quy tắc để xác định khi nào một trang sẽ được đưa vào XML Sitemap hoặc thay đổi từ ‘noindex’ sang “index, follow.”

Bạn có thể tìm hiểu các hướng dẫn chi tiết tại Cách tạo XML Sitemap động hoặc tìm một tool thích hợp để tạo XML Sitemap động nhanh chóng hơn nhé

RSS/Atom feeds là một dạng XML, nó tạo ra kênh tóm tắt thông tin. 

RSS có vai trò thông báo đến những công cụ tìm kiếm mỗi khi trang của bạn cập nhật hoặc có thêm nội dung mới. Từ đó, Google hay Bing sẽ luôn giữ những thông tin mới nhất từ website của bạn.

Google khuyến nghị sử dụng cả Sitemap và RSS / Atom Feeds để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu những trang nào nên được lập chỉ mục và cập nhật.

Bằng cách chỉ đưa nội dung cập nhật mới nhất vào RSS / Atom Feeds, bạn sẽ giúp việc tìm kiếm nội dung mới dễ dàng hơn cho cả công cụ tìm kiếm và khách truy cập.

10. Chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi có thay đổi quan trọng

Đừng cố lừa bots lập chỉ mục lại các trang bằng cách cập nhật thời gian sửa đổi mà không thực sự tạo ra thay đổi quan trọng nào.

Google có thể xóa hoàn toàn ngày đăng tải của bạn nếu họ phát hiện những trang trong website được cập nhật liên tục mà không xuất hiện thêm giá trị mới nào. 

Vì thế, hãy chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi bạn thực sự tạo ra những thay đổi cho những trang này nhé.

11. Đừng quá lo lắng về cài đặt ưu tiên

Một số Sitemap sẽ có cột Priority (cài đặt ưu tiên). Chúng sẽ báo cho bots biết trang nào là quan trọng nhất

Tuy nhiên, khả năng hoạt động của tính năng này vẫn chưa được chứng thực

Thực tế, một số người sử dụng đã đăng tải trên Twitter rằng Google bot đã bỏ qua những ‘ưu tiên’ này khi thu thập thông tin.

Tối ưu XML sitemap
Cài đặt ưu tiên thu thập thông tin

12. Giữ kích thước file nhỏ nhất có thể

Kích thước Sitemap càng nhỏ, áp lực lên máy chủ sẽ càng ít hơn.

Mặc dù Google và Bing đều tăng kích thước file Sitemap tối đa cho webite từ 10 MB lên 50 MB vào năm 2016. Nhưng bạn vẫn nên giữ cho Sitemap của mình gọn gàng nhất có thể để ưu tiên các trang đích chính của mình.

13. Tạo nhiều Sitemap nếu website chứa hơn 50.000 URL

Mỗi Sitemap chỉ có thể chứa tối đa 50.000 URL.

Con số này là quá đủ cho hầu hết các website ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu website của bạn có URL nhiều hơn con số này thì cũng đừng lo lắng. 

Bạn hoàn toàn có thể tạo thêm Sitemap khác nhau để chứa những URL này nhé.

Case study của Hoc11.vn về Sitemap

Chuyện cũng không có gì quá nghiêm trọng, khi mà website Khách hàng của Tôi bị lỗi sitemap do xung đột Plugin Yoast SEO và các Plugin tạo sitemap khác. 

Và bạn biết đó, lỗi sitemap sẽ không ảnh hưởng quá nhanh để bạn nhận ra nhưng chúng từ từ. Khoảng thời gian xung đột được tôi xác định là Tháng 1, tuy nhiên đến tháng 4 website mới bắt đầu “lao dốc chầm chậm” và tốc độ tăng trưởng khá chậm. Lúc đó tôi nghĩ là việc Google Update thuật toán nên không cẩn thận kiểm tra Sitemap.

Mãi đến đầu tháng 7 tối Audit tổng thể website (3 tháng Hoc11.vn sẽ audit tổng thể dự án 1 lần) và phát hiện ra lỗi về Sitemap này.

Lúc đó tôi đã nhắn team code chỉnh sửa các lỗi xung đột và submit lại Sitemap. Tình hình thay đổi khi traffic và top tăng trước trở lại (tuy không quá nhanh).

Sitemap là 1 trong nhiều lỗi kỹ thuật SEO (lỗi Technical SEO) do đó sức ảnh hưởng của nó không quá nhiều. Tuy nhiên việc bạn không cẩn thận tạo và Submit Sitemap thì đây có thể là vấn đề khiến website của bạn không thể tăng trưởng vượt bậc.

Dưới đây là hình ảnh website tăng trưởng về mặt traffic cũng như top của dự án:

Hình ảnh tăng trưởng khi submit Sitemap đo lường trên Google Analytics
Tiếp theo là Google Search Console

Bạn có thể thấy, việc lỗi sitemap đã khiến website bị đánh rớt hạng rất mạnh vào đầu tháng 5 – đợt core update của Google. Hiện tại website đã ổn định và tăng trưởng trở lại. 

Kết luận

Sitemap là một công cụ đem lại những lợi ích đáng kể cho quá trình SEO. Nó hỗ trợ bots, giúp Google tìm đến những bài viết website của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó tối ưu khả năng hiển thị của website lên SERPs. 

Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao khả năng nhận diện cho website. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Sitemap và cách vận dụng chúng. Chúc các bạn thành công!

Đọc tiếp:

  • Robots.txt là gì? 3 Cách tạo file robots.txt cho wordpress
  • Công cụ SEO: TOP 25 Phần mềm SEO web miễn phí hàng đầu (2020)
  • SEO Offpage là gì? Hướng dẫn kỹ thuật SEO Offpage hiệu quả
  • Entity là gì? Tại sao Entity xu hướng SEO mới trong 2020?
  • Quy trình SEO 2020: Các Bước SEO Website càn quét thứ hạng Google

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *