Kinh doanh thương mại điện tử theo mô hình B2C có những lợi thế nhất định so với kinh doanh ngoại tuyến truyền thống. Doanh nghiệp có thể trưng bày đủ loại mặt hàng lên trang web, không phải thuê mặt tiền đắt đỏ làm phòng trưng bày, không cần phải đặt văn phòng làm việc ở những tòa nhà ngay trung tâm thành phố…
Thế nhưng, không phải là không có lý khi đã có nhiều doanh nghiệp cảnh báo rằng đầu tư kinh doanh TMĐT ẩn chứa rất nhiều rủi ro khi bạn quyết định từ bỏ việc kinh doanh. Hầu như những khoản đầu tư vào kinh doanh không thu lại được gì nhiều khi doanh nghiệp TMĐT rời bỏ cuộc chơi.
Nhưng nếu đã có “máu liều” trong kinh doanh thì không ngại gì thử thách bản thân một lần trong đời đúng không? Trong thời đại mà “Nothing be impossible” như này dù có thất bại thì chắc chắn bạn cũng thu về được rất nhiều điều bổ ích khác đấy.
Vậy còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào tìm hiểu mô hình kinh doanh B2C để có những chiến lược kinh doanh đột phá trong năm 2020.
B2C là một mô hình kinh doanh, sử dụng riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce). B2C là thuật ngữ viết tắt của business-to-consumer, ý chỉ kinh doanh cho đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân.
Để hiểu rõ về khái niệm B2C, chúng ta cần đặt thuật ngữ này ngang hàng với một khái niệm khác, là B2B (hay business-to-business). Một cách đơn giản, các giao dịch của mô hình B2B là giao dịch giữa đối tượng là các doanh nghiệp với nhau, còn B2C là các giao dịch giữa một bên là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ, và bên còn lại là người tiêu dùng cuối cùng cho sản phẩm/dịch vụ đó.
Trong khi B2B cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp để họ nâng cao hoạt động kinh doanh, B2C đánh vào việc làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân.
>>> Đọc thêm: Kinh doanh B2B là gì? Đâu là xu thế truyền thông B2B trong năm 2020?
B2C theo truyền thống được gọi là mua sắm tại các trung tâm thương mại, ăn uống tại nhà hàng, trả tiền cho việc xem phim… Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Internet đã tạo ra một kênh kinh doanh B2C hoàn toàn mới dưới hình thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet.
Bất kì doanh nghiệp nào phụ thuộc vào doanh số B2C đều phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng của họ để đảm bảo họ sẽ quay lại. Không giống như B2B có các chiến dịch tiếp thị hướng đến việc chứng minh giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, các công ty dựa vào B2C phải đưa ra những hoạt động tiếp thị hướng đến cảm xúc của khách hàng.
+ Đặc điểm của loại hình B2C là sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường. Bất cứ 1 nhà cung cấp nào cũng có thể mở ra một trang web hoặc một kênh giao dịch và đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình lên mạng để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, sự đa dạng cũng làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Từ đó dẫn đến khó thu hút khách hàng trung thành hơn vì ngày càng có nhiều lựa chọn cho mỗi khách hàng khi họ định tìm mua một sản phẩm hay dịch vụ.
+ Hình thức thương mại điện tử B2C đã quá quen thuộc và phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt nam nó vẫn ở dạng hết sức sơ khai nếu không muốn nói là chưa có gì. Có rất nhiều trang web với mục đích bán hàng mở ra, nhưng rất ít trong số đó đạt được mục đích ban đầu của mình là bán hàng qua mạng
Trong vài năm trở lại đây, người ta mới bắt đầu thực sự chú trọng đến bán hàng qua các trang website và mạng để đẩy mạnh doanh thu. Và dự kiến trong tương lai, đây sẽ là xu hướng tất yếu thay cho bán hàng truyền thống vì con người sẽ ưa tiện lợi và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên mạng, bạn phải có 1 tầm nhìn và chiến lược bán hàng hiểu quả, sản phẩm chất lượng, dịch vụ uy tín để kinh doanh lâu dài.
>>> Đọc thêm: Trở thành ‘thánh nghìn đơn’ khi bán hàng trên Shopee ‘dễ như ăn kẹo’ với 10 bí quyết sau
Mô hình B2C cung cấp những mặt hàng gì? Trong mô hình B2C Sales, doanh nghiệp tiếp cận và chào bán sản phẩm/dịch vụ của họ tới người tiêu dùng cá nhân. Các công ty B2C có thể chào bán nhiều những sản phẩm/dịch vụ khác nhau tới khách hàng, như xe cộ, dịch vụ nghỉ dưỡng, hàng tiêu dùng nhanh, và nhiều hơn nữa.
Thông thường có 5 loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến mà hầu hết các công ty sử dụng để nhắm đến đối tượng người tiêu dùng.
Đây là mô hình phổ biến nhất, trong đó mọi người mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Chúng có thể bao gồm các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ, hoặc đơn giản là các phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa sản phẩm đến từ các nhà sản xuất khác nhau.
Đây là những người không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà giữ vai trò kết hợp người mua và người bán với nhau.
Mô hình này sử dụng nội dung miễn phí, cho phép khách truy cập vào một trang web. Hiểu một cách đơn giản, khối lượng lớn lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ.
Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích chung, giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng. Những trang web như thế này sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên nhân khẩu học và vị trí địa lí của người dùng.
Các trang web trực tiếp hướng đến người tiêu dùng như Netflix thu phí để người tiêu dùng có thể truy cập nội dung của họ. Trang web cũng có thể cung cấp nội dung miễn phí, nhưng có giới hạn, và sẽ tính phí cho hầu hết nội dung. (Theo Investopedia)
>>>Xem thêm: 10 bí quyết ‘buộc phải nhớ’ nếu muốn thành công bán hàng trên Tiki
Kinh doanh online hiện nay vẫn chưa thể chiếm được hoàn toàn niềm tin của khách hàng, do vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản của thương mại điện tử B2C là hướng đến mục tiêu niềm tin người tiêu dùng. Có được niềm tin thì sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mới có hiệu quả. Với sự phát triển nhanh chóng và ồ ạt của nhiều đơn vị kinh doanh trực tuyến như hiện nay thì việc giành được niềm tin khách hàng thực sự đang trở thành một trận chiến khốc liệt. Các sản phẩm, dịch vụ được bày bán phải đúng với thực tế, việc thanh toán trực tuyến phải đảm bảo độ tin cậy.
Bạn phải hiểu được rằng, xu hướng mua hàng trực tuyến được hình thành cũng bởi nguyên nhân người tiêu dùng dần dần bị thu hẹp quỹ thời gian của mình và muốn được ngồi nhà mà vẫn mua được các món hàng cần thiết, đảm bảo chất lượng. Do đó, nếu muốn kinh doanh thuận lợi thì bạn phải bán những gì mà khách hàng cần, đang tìm kiếm.
Hãy đặt câu hỏi như thế này, trước một cửa tiệm mà hàng hóa trong đó được bày biện một cách lộn xộn, thiếu khoa học thì bạn có cảm thấy thích thú và muốn bước vào mua hàng? Tương tự như vậy, khi ghé thăm một website bán hàng và bạn không biết làm cách nào để đặt hàng, không biết đặt câu hỏi thắc mắc hay phản hồi về sản phẩm ở đâu thì liệu bạn có tiếp tục ở lại khám phá website đó? Câu trả lời đương nhiên là không rồi.
Trước khi khai trương một cửa hàng trực tuyến, bạn hãy suy nghĩ cẩn thận về cách tổ chức hàng hóa trong “kho” của bạn và tạo điều kiện để khách hàng có nhiều cách tìm thấy cái mà họ muốn tìm. Ví dụ, bạn có thể cung cấp các đường dẫn dễ nhìn thấy tới các danh mục hàng hóa khác nhau, một công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhập tên sản phẩm hoặc sơ đồ đường dẫn để giúp khách hàng có thể tự theo dõi các bước đi của họ trên trang web của bạn.
Quy tắc này cũng được áp dụng khi bạn cung cấp thông tin về các chính sách trao đổi, thông tin liên lạc, phí vận chuyển và các thông tin khác mà khách hàng quan tâm trước khi họ hoàn thành giao dịch.
Câu nói “đợi chờ là hạnh phúc” không phải trong trường hợp nào cũng đúng. Thử tưởng tượng xem khách hàng của bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như họ click vào nút “mua hàng” nhưng đợi đến tận mấy phút sau mới có được phản hồi từ website hoặc thậm tệ hơn là nhận được thông điệp báo lỗi. Đặt bản thân mình vào vị trí đó cũng vậy thôi, chẳng có gì khiến khách hàng thất vọng hơn một website buộc họ phải đợi tới vài phút mới có câu trả lời về tình trạng hàng hóa, hoặc luôn phải đoán mò không biết mình có đặt hàng thành công hay không.
Để khắc phục được điều này, bạn hãy đảm bảo rằng các phần mềm và máy chủ hiện đang dùng có thể xử lý bất cứ yêu cầu gì khách hàng đưa vào. Nếu bạn đang sử dụng một dịch vụ của người khác, thì hãy đảm bảo rằng họ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Trong trường hợp bạn tự xây dựng trang web thì bạn hãy đầu tư vào đó các phần cứng và phần mềm tốt nhất theo khả năng của mình.
Các cửa hàng trực tuyến có thể chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau: thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử, hoặc tiền mặt và séc qua thư. Các loại doanh nghiệp khác nhau sẽ chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau, vì thế hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của bạn có thể chấp nhận những phương thức mà khách hàng của bạn thường sử dụng nhiều nhất. Để sẵn sàng cho các phương thức thanh toán ngoại tuyến, chẳng hạn như tiền mặt và séc gửi qua thư hoặc số thẻ tín dụng gửi qua fax, hãy ghi rõ địa chỉ gửi thư, số fax và số điện thoại tại nơi dễ thấy trên trang web của bạn.
Các phương thức thanh toán trực tuyến sinh ra một khó khăn điển hình: đó là vấn đề an ninh. Mặc dù việc gửi số thẻ tín dụng qua Internet là cực kỳ an toàn, nhưng khách hàng vẫn lo lắng. Hầu hết các hệ thống thanh toán trực tuyến gửi số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác qua các hệ thống đã được mã hóa. Nếu hệ thống của bạn cũng sử dụng công nghệ này, hãy thông báo để khách hàng biết rằng thông tin của họ được bảo mật hoàn toàn.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn cần có một tài khoản thương gia có thể chấp nhận các hình thức giao dịch bằng thẻ tín dụng. Nếu bạn đã có sẵn một tài khoản dùng cho công việc kinh doanh, thì bạn có thể dùng chính tài khoản đó để chấp nhận thẻ tín dụng trực tuyến. Nhưng nếu bạn chưa có, người xây dựng trang web hay cung cấp dịch vụ mạng có thể giúp bạn tạo ra một tài khoản thương gia có dịch vụ xử lý giao dịch trực tuyến.
>>> Đọc thêm: Bí quyết bán hàng trên Sendo từ A-Z dành cho người mới bắt đầu
+ Đối với khách hàng:
Việc mua hàng qua mạng giúp giảm chi phí giao dịch như công sức tìm mua hàng, tăng khả năng tiếp cận với thông tin của nhiều người bán qua đó người mua có thể tìm được hàng muốn mua với giá thấp nhất.
+ Đối với doanh nghiệp:
– Việc bán hàng qua website giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí cho việc mở một cửa hàng.
– Chi phí cho việc chuyển hàng hóa là những thông tin số thì sự tiết kiệm càng hấp dẫn hơn so với việc vận chuyển giao hàng thực tế.
– Giảm chi phí quảng cáo tiếp thị vì đăng thông tin trên mạng internet rẻ hơn cũng như đến được với nhiều khách hàng hơn cũng như hoạt động 24/7.
– Giảm chi phí liên lạc với khách hàng khi có vấn đề cần trao đổi với nhau như khiếu nại, thắc mắc hậu mãi
Để có thể cạnh tranh và tồn tại lâu dài cũng như nâng cao doanh thu, doanh nghiệp phải có hướng đi đúng, có những giải pháp bán hàng online cũng như chăm sóc khách hàng hiệu quả.
– Doanh nghiệp sẽ phải quan tâm đến việc thanh toán trực tuyến hoặc vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
– Giới thiệu hàng hoá cho khách hàng cũng không đơn giản chút nào, đặc biệt là đối với các loại hàng hoá “khó tính” như quần áo, đồ trang sức.
– Mô hình B2C đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn từ nhân lực cho đến trang thiết bị.
– Sản phẩm của B2C là longtail bán trong thời gian dài dẫn đến tồn kho cao hoặc tỉ suất lợi nhuận thấp nếu không muốn tồn kho.
– Không chỉ cạnh tranh trực tiếp với nhau mà còn phải cạnh tranh gián tiếp với mô hình offline như siêu thị, chợ, cửa hàng.
Và đặc biệt, phải bắt kịp xu thế để có những giải pháp bán hàng hiệu quả và tiết kiệm nhất.
>>>Xem thêm: Những điều nên và không nên khi bán hàng trên Lazada
Những nhân viên bán hàng sở hữu những kỹ năng thượng thừa trong các doanh nghiệp B2C đòi hỏi họ phải target tới đối tượng thị trường rộng lớn và đa dạng. Nói cách khác, bất kỳ ai cũng có thể trở thành khách hàng trong thị trường B2C
Tuy vậy, thật là khó để có thể quy hành vi mua hàng của vô số những cá nhân khác nhau trở thành một đặc điểm nhận dạng riêng biệt, giúp bạn thiết lập quy chuẩn cụ thể
Xem thêm: Cập nhật tất tần tật kiến thức về mô hình kinh doanh C2C
Nhưng trước hết, dù ở bất kỳ vị trí nào trong bộ phận bán hàng, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, khả năng tiếp nhận phàn nàn từ khách hàng, sự đa năng, và thiên hướng hòa nhập tốt với mọi người.
Một nghiên cứu của Aspires Minds đã tiết lộ, kỹ năng giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất trong các hoạt động bán hàng chính là sự kết hợp giữa tính hướng ngoại và lòng tận tụy, sự nhiệt tình với khách hàng trong mỗi nhân viên bán hàng.
Cùng với việc Google ngày nay đẩy mạnh việc tạo ra những thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương có thể tiếp cận tới đối tượng khách hàng của họ trên nền tảng công cụ tìm kiếm của hãng. Các doanh nghiệp B2C ngày càng có nhiều thuận lợi hơn trong việc mở rộng quy mô và phát triển hoạt động kinh doanh.
Mong rằng những thông tin mà SaleKit đã chia sẻ phía trên đây sẽ giúp ích nhiều cho doanh nghiệp của bạn trong việc định hướng phương thức hoạt động và thúc đẩy sự phát triển trong môi trường kinh doanh online trên nền tảng thương mại điện tử.
Chúc bạn kinh doanh thành công!
Nguồn: https://salekit.vn/blog/bi-kip-danh-cho-nhung-nguoi-ban-hang-b2c-chuyen-nghiep.html
Post Views:
1.305
- Dịch vụ SEO tổng lực liệu có mang lại hiệu quả cho cá nhân, công ty?
- 15+ Cách tăng traffic cho website hiệu quả nhất
- Cách đăng ký tính năng livestream trên Sendo nhanh chóng với 3 bước
- 5 xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trong thời kỳ chuyển đổi số
- Từ khóa SEO là gì? Hướng dẫn tối ưu SEO website