Nền tảng quan trọng nhất của hệ thống giáo dục phương Đông chính là tình yêu, sự chăm sóc của gia đình, giải thích về các vấn đề liên quan rất cần thiết cho sự phát triển tốt của một đứa trẻ. Bên cạnhđó, sự kỷ luật và tự do sáng tạo cho phép chúng đạt được thành công trong công việc.
Theo đánh giá của PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế), các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc được xếp ở những vị trí hàng đầu về giáo dục. Để đạt những tiêu chí về giáo dục như duôi dạy một đứa trẻ thành tài, biết tôn trọng, hiểu biết về văn hóa đất nước mình… đã có rất nhiều phương pháp được đặt ra.
1. Giáo dục thông qua thực tiễn cuộc sống của bố mẹ
Các bậc cha mẹ ở các nước phương Đôngcũngcho rằng, dù trẻ còn rất nhỏ có thể là dưới 1 tuổi nhưng cũng đã dần hiểu vấn đề. Cha mẹ cũng thường mang theo đứa trẻ gần như cả ngày mặc dù có khi điều đó chẳng cần thiết.
Dù trẻ không trả lời được nhưng chúng đã bắt đầu tiếp nhận vấn đề cũng như biết cách phân tích thông tin ngay cả khi chúng còn ở trong bụng mẹ. Chính vì thế mà nhiều ông bố, bà mẹ vẫn thường làm những điều tốt để con noi theo khi còn rất nhỏ.
Vào hai năm đầu đời của trẻ thì cảm xúc của chúng vô cùng quan trọng và được bố mẹ chú ý, chính vì thế mà trẻ luôn được bảo bọc và yêu thương.
2. Tạo điều kiện để trẻ trải nghiệm cuộc sống xung quanh
Khác với phương Tây, cha mẹ ở phương Đông thường không ngăn cấm con nhiều điều, bởi họ cho rằng, sự ngăn cấm có thể làm hạn chế sự khám phá của trẻ đối với thế giới xung quanh. Trong trường hợp trẻ làm một điều gì đó nguy hiểm hay một hành vi không tốt thì người lớn sẽ cố gắng để chuyển hướng sự chú ý của đứa trẻ sang một điều gì đó tốt đẹp hơn.
Một đứa trẻ cũng sẽ được cảnh báo về sự nguy hiểm cũng như được chỉ ra những điều không nên. Vì thế mà trong tương lai, những đứa trẻ này có thể sáng tạo hơn, nghĩ ra được nhiều ý tưởng, giải pháp độc đáo nhưng vẫn ở trong khuôn khổ và không vượt quá giới hạn cho phép.
2. Bỏ qua sở thích cá nhân
Người mẹ phương Tây nói với con rằng “Đừng làm tổn thương chính mình thì ở phương Đông, người mẹ sẽ nói “Đừng làm tổn thương người khác”.Trẻ dưới 3 tuổi đã được dạy về cách tôn trọng người khác, tôn trọng động vật, luôn tìm kiếm sự thật để kiểm soát bản thân và quan tâm đến mọi thứ xung quanh.
Tại châu Á, những đứa trẻ được dạy cách sống tốt với những người khác, biết cách giúp đỡ và quan tâm đến họ. Tại Nhật Bản, mọi người tin rằng, yếu tố đó vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một xã hội, của một đất nước yên bình.
4. Chơi thể thao và tham gia các lớp học giáo dục khi 2 – 3 tuổi
Một đứa trẻ 3 tuổi bắt đầu có một ngày bận rộn với các lớp học toán, ngoại ngữ, hội họa, diễn xuất, âm nhạc,… là điều hoàn toàn bình thường ở châu Á. Chính vì điều này mà ở phương Đông, trẻ em dưới 4 tuổi đã có thể chơi ít nhất một nhạc cụ và viết cơ bản về toàn cũng như ngữ pháp. Khi lên 5 tuổi là lúc trẻ chuẩn bị đến trường với rất nhiều quy tắc và kỷ luật.
5. Tập cho con tính tự lập từ bậc tiểu học
Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, trẻ em 6 tuổi đã có thể tự mình đến trường mà không cần bố mẹ đưa rước.Thời điểm này, trẻ đã có thể biết đếm, biết viết và viết đọc những cuốn sách đơn giản.
Ở các nước châu Á, mọi người tin việc dạy trẻ tập đếm sớm sẽ giúp phát triển các thùy trán của não và phát triển khả năng sáng tạo của chúng.
6. Cha mẹ luôn tôn trọng quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai của con mình
Ở phương Đông, quan hệ gia đình vô cùng quan trọng, chúng có thể sống với gia đình nếu cần hoặc có thể chuyển ra sống một mình nếu muốn.Khoảng 12 – 16 tuổi, một đứa trẻ đã được xem như là trưởng thành về mọi mặt. Lúc này, chúng đã có thể tự chịu trách nhiệm và tự đưa ra quyết định của mình về một vấn đề nào đó.
Nguồn: https://doanhnhanplus.vn/bi-quyet-giup-cac-nuoc-chau-a-luon-duoc-xep-vi-tri-hang-dau-ve-giao-duc-con-cai-391899.html