Conversion rate là gì và làm thế nào để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CR) giúp bạn tăng gấp đôi lợi nhuận mà không làm tăng chi phí.
Thử hình dung như thế này nhé. Bạn bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để SEO bài review lên top. Có khá nhiều người vào đọc bài viết của bạn nhưng không ai nhấn vào link affiliate để mua hàng.
Hay bạn bán hàng online. Bạn đổ một đống tiền vào Google Ads, Facebook Ads. Cũng có rất nhiều khách hàng click vào bài quảng cáo của bạn.
Conversion rate trung bình của một số ngành
Ngân sách hàng ngày cứ vơi dần, vơi dần nhưng chỉ được vài ba đơn lèo tèo không đủ bù lỗ. Bạn vò đầu bứt tóc và tự hỏi tại sao mình lại xui xẻo như vậy?
Làm sao để khách hàng mua sản phẩm của bạn chứ không phải là của đối thủ? Nếu bạn đang ở trong tình trạng này thì mình rất hiểu và bài viết này có thể sẽ giúp ích cho bạn.
Conversion rate là gì
Conversion Rate (CR hay CVR) là tỷ lệ chuyển đổi, còn chuyển đổi thành cái gì thì tùy vào mục tiêu mà bạn đặt ra. Trong bài viết này mình chỉ gói gọn trong chuyển đổi là đơn hàng hay lead thôi nhé.
Ví dụ như thế này nhé. Bạn bỏ ra 1.000.000đ để chạy Google Ads cho shop của mình và thu hút được 100 khách hàng vào xem sản phẩm.
Đến cuối ngày bạn thấy trong 100 khách hàng đó có 5 khách mua sản phẩm. Như vậy tỷ lệ chuyển đổi ở đây là 5%.
CRO = Conversion Rate Optimization
Ví dụ mỗi sản phẩm bán ra bạn lời 200k. Nếu chưa tính các chi phí khác thì 5 sản phẩm bạn sẽ huề vốn. Khi bạn được sản phẩm thứ 6 bạn sẽ lời 200k, sản phẩm thứ 7 là 400k.
Có nghĩa là cùng với chi phí bỏ ra trong 1 ngày, nếu tỷ lệ chuyển đổi của bạn càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại là lỗ sml.
Việc phân tích và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi này lên người ta gọi là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi(Conversion Rate Optimization: CRO).
Tuy nhiên trước khi đi vào các bí kíp tăng conversion rate chúng ta sẽ điểm qua một vài nguyên nhân gây ra tình trạng CR thấp.
Nguyên nhân gây ra conversion rate thấp
Tốc độ tải chậm
Nếu khách hàng nhấp vào website của bạn nhưng nếu nó tải quá lâu thì họ cũng sẽ nhấn nút back để xem website khác.
Nghiên cứu cho thấy rằng gần 1 nửa số khách hàng muốn thời gian tải trang nhỏ hơn 2 giây.
Không thõa mãn thông tin
Khách hàng không thực hiện hành động nào do bài viết hay phần mô tả sản phẩm của bạn không cung cấp đầy đủ, chính xác những gì mà họ đang tìm kiếm.
Không có nút CTA
CTA = Call to Action nghĩa là nút kêu gọi hành động. Việc phân bổ thiếu, không hợp lý dẫn đến khách hàng không nhấn vào đó và thực hiện việc chuyển đổi.
Không có nút chat, liên hệ
Thông thường thì khách hàng sẽ có những câu hỏi ngoài lề muốn hỏi người bán trước khi quyết định mua hàng nhưng không có cách nào liên hệ được với bạn.
Giá quá cao
Khách hàng so sánh giá của bạn và các website khác thì thấy giá của bạn cao hơn hẳn mặc dù sản phẩm là tương đương.
Không vội mua
Khách hàng đã có nhu cầu mua sản phẩm trên website của bạn nhưng vẫn còn chần chừ chưa quyết định.
Không tin tưởng
Bạn chưa có thương hiệu hay sản phẩm của bạn đang có chưa tạo dựng được lòng tin với khách hàng để họ “xuống tiền” nhất là những sản phẩm có giá cao.
Trải nghiệm người dùng kém
Font chữ, màu sắc, bố cục trên website của bạn khá rối rắm, thể hiện sự thiếu đầu tư và thiếu chuyên nghiệp.
Bí kíp tăng tỷ lệ chuyển đổi mà không làm tăng chi phí
Nếu bạn đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng “èo uột” của mình rồi thì chúng ta có thể dễ dàng tối ưu nó. Còn nếu bạn vẫn không biết là do đâu thì có thể áp dụng tất cả.
Tăng tốc độ tải trang
Nếu website bán hàng của bạn làm bằng WordPress thì có thể tham khảo bài viết 20 cách tăng tốc WordPress toàn diện từ A – Z.
Content marketing
Nội dung phần mô tả / review sản phẩm nên nhắm đến khách hàng và tìm cách trả lời khúc mắc hay giải quyết vấn đề của họ.
Bạn nên đặt mình vào vị trí khách hàng. Nếu bạn là khách hàng thì bạn quan tâm điều gì? Những thông tin đó đã có sẵn trên website của bạn chưa?
Call to Action (CTA)
CTA của bạn nên bố trí một cách hợp lý, ít nhất cũng 3 cái trên toàn bộ bài viết. CTA phải thật hấp dẫn, bắt mắt, thôi thúc khách hàng hành động: mua hàng hay điền form…
Ví dụ:
FACEBOOK ADS
Bạn có muốn tải 7900+ mẫu quảng cáo Facebook Ads đủ mọi ngành nghề HOT nhất hiện nay?
Màu nền của nút nên tương phản với màu nền website và chữ chứa trong đó thì phải đối lập với màu nền.
Chat Zalo, Facebook, cuộc gọi
Không chỉ là hiển thị số điện thoại của bạn mà đó nên là một liên kết để khi khách hàng nhấn vào đó sẽ tự động chuyển qua ứng dụng gọi điện mặc định.
Liên quan: Bán nhiều hàng hơn với nút chat Zalo, Facebook và cuộc gọi
Nêu bật giá trị của bạn
Nếu khách hàng nói giá sản phẩm của bạn cao hơn nơi khác bạn sẽ làm gì? Nếu chỉ có 3 từ để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn, bạn sẽ chọn những từ nào?
Với mỗi khách hàng khác nhau thì tâm lý mua hàng của họ cũng khác nhau. Mấy bạn bán hàng thường truyền tai nhau rằng: “Người nghèo thích giảm giá. Người giàu thích quà tặng“.
Hãy gạch đầu dòng những điểm khác biệt của bạn. Nếu bạn cũng giống như người khác, vậy thì nói xem tại sao khách hàng lại phải mua hàng của bạn?
Tạo sự khan hiếm
Bạn có thể tạo giới hạn số lượng còn trong kho xuống ở mức tối thiểu như 1-2 hộp hay sản phẩm đã bán 98%.
Mục Đồ chơi, Mẹ & Bé trên Tiki Deal kèm theo số lượng đã bán và tình trạng kho hàng.
Sử dụng coundown
Hình thức được rất nhiều người sử dụng. Ví dụ khuyến mãi giảm giá 50% sẽ kết thúc một thời gian bạn đã đặt trước. Bạn cũng có thể sử dụng evergreen coundown để tự động bắt đầu đếm lại khi thời gian kết thúc.
Ví dụ: Khóa học Shopee Dropshipping giảm giá 699.000đ còn 495.000đ sẽ kết thúc sau:
Tối ưu UX
UX là viết tắt của từ User Experience có nghĩa là trải nghiệm người dùng tức là khách hàng cảm thấy như thế nào khi vào website của bạn.
Trang sản phẩm của bạn nên thanh thoát, tinh tế nhưng cũng phải đảm bảo thật đầy đủ và chi tiết. Quá trình mua hàng nên đơn giản và nhanh chóng. Khách phải điền càng ít thông tin càng tốt.
Testimonial / Social Proof
Testimonial là những ý kiến, đánh giá hay phản hồi tốt từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Phần lớn khách hàng đọc review trước khi mua hàng.
I was frustrated with my lack of professional progression.I seemed like no mater what I did I wasn’t advancing in my skills. I thought I had hit the ceiling of my writing abilities. After taking the course the whole way I looked at writing transformed. My writing process was streamlined. But not just that, my writing actually got significantly better.
Julie Farr
New Media Writer
I had been out of the industry for a few years and wanted to strengthen my writing skills. The real world practical exercises really helped me re-integrate into the news writing world. After having one of my articles published in ClickJournal’s Magazine I got my first job!
John Doe
Affiliate Writer
Social Proof là những hiệu ứng dạng notification cuối màn hình hiển thị thông tin khách hàng vừa đặt hàng. Đây có thể là thông tin thực real time cũng có thể do bạn tạo thêm.
Tuy nhiên khi sử dụng 2 công cụ này bạn phải cẩn thận vì nó là “con dao 2 lưỡi”.
Thông tin sản phẩm
Có 1 điều thú vị là dù bạn có viết chi tiết như thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ có 16% số khách hàng thực sự đọc nó. Nhưng 16% khách hàng này sẽ mua hàng của bạn.
Những thông tin này có thể là nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, thành phần, công dụng, KOLs, báo chí, truyền thông nói về sản phẩm (nếu có).
Đảm bảo rủi ro cho khách hàng
Không cần khách phải thanh toán trước. Có thể thanh toán khi nhận hàng (COD). Được xem hàng. Nếu không hài lòng có thể không nhận.
Chính sách hoàn tiền 100% nếu phát hiện hàng nhái, hàng giả…
Như vậy là mình vừa đi qua conversion rate là gì và làm thế nào để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi mà không làm tăng chi phí.
Chúc bạn thành công!