Những ngày đầu tháng 3 vừa qua, tin tức Big C thay đổi thương hiệu lan khắp cộng đồng, mang đến không ít những bàn luận xoay quanh chuyện “người khổng lồ xanh” đang có những bước chuyển đổi.
Trước thông tin có tầm ảnh hưởng mạnh đến cộng đồng Marketing nói riêng và các doanh nghiệp phân phối hay bán lẻ nói chung. CASK sẽ cùng mọi người nhìn lại cả chặng đường dài Big C đã đi qua.
1. Big C – Theo dòng thời gian
Thương hiệu Big C khá là quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay. Nhưng không mấy người biết, tiền thân của Big C ngày nay từng là một ông trùm bán lẻ ở Việt Nam thời điểm cuối thế kỷ 20 – đó chính là chuỗi siêu thị Cora.
Khoảng thời gian những năm 1996 đến 1998, khi Việt Nam chuyển mình hội nhập, Cora cùng với các ông lớn thời bấy giờ như Co.opmart, Maximart, mở ra các cụm siêu thị hiện đại bật nhất thời điểm đó, cạnh tranh trực tiếp với chợ truyền thống. Cả Cora, Co-opmart, và Maximart đều khai trương những siêu thị đầu tiên với không gian rộng rãi thoáng đãng, hàng hóa quầy kệ được sắp xếp ngăn nắp, kết hợp với khu phức hợp trò chơi – ăn uống hiện đại. Mở ra kỷ nguyên trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới cho người dân Việt.
Vào thời điểm đó, Cora được biết đến như đại siêu thị lớn nhất Việt Nam, là người dẫn đầu thị trường bán lẻ.
Sau khi mở cửa hơn 10 năm, tập đoàn sở hữu thương hiệu Cora – Cora Hypermarket tại Pháp – ngừng ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cho nhà đầu tư – tập đoàn Bourbon. Vào năm 2003, tập đoàn Bourbon cùng đối tác Casino (Pháp) – sở hữu thương hiệu Big C từ năm 1997 – đưa thương hiệu Big C từ Thái Lan vào thị trường Việt Nam, theo ông Gui Lacombe, tổng giám đốc hệ thống Cora của Bourbon thời điểm đó cho biết, lý do lựa chọn thương hiệu Big C là bởi thương hiệu này đã rất nổi tiếng tại Thái Lan. Big C thuộc sở hữu của tập đoàn Casino (Pháp) đang có 500 siêu thị trên toàn thế giới.
Và như báo chí đưa tin vào ngày 1/3/2021 vừa qua, Big C một lần nữa chính thức “thay tên đổi họ”. Theo đó sau 22 năm hoạt động tại Việt Nam, tập đoàn mẹ Central Group đã khai tử thương hiệu Big C. Bảy siêu thị nằm trong các tòa nhà sẽ được đổi tên mới là Tops Market và 5 đại siêu thị hoàn tất đổi tên thành GO!
2. Chiến lược chiếm lĩnh thị trường đậm chất Big C
Khi vừa đặt chân đến Việt Nam, Big C được các chuyên gia kinh tế nhận định sẽ khó cạnh tranh lại các đối thủ đang lên thời điểm đó như Co.opmart và Maximart, lý do là cái bóng của Cora quá lớn. Như đã nói ban đầu, Cora được người tiêu dùng nhớ đến như một đại siêu thị hiện đại bật nhất Việt Nam thời điểm đó, với số lượng lớn hàng hóa đa dạng, khu bán bánh mì đặc trưng, khu trò chơi phức hợp tối tân với Super Bowl, và không thể thiếu là gà rán KFC.
Chứng minh điều ngược lại với nhận định đó, nối gót người anh em tại Thái Lan, Big C đưa ra chiến lược thương hiệu hoàn toàn thuyết phục người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.
Thuận theo sự mở cửa của thị trường, và sự phát triển ngành bán lẻ những năm 2000, việc đi đến siêu thị mua sắm dần chở nên phổ biến, Big C hướng đến người tiêu dùng bình dân, vốn chiếm phần lớn phân khúc khách hàng. Xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện như một người nội trợ cân đo đong đếm chi tiêu cho gia đình, thay cho hình ảnh một đại siêu thị “đắt đỏ” như Cora. Các chiến lược bán hàng Việt cho người Việt, giá cực rẻ nhanh chóng đưa Big C trở lại thị trường không những mạnh mà còn rộng khắp. Trong 22 năm hoạt động, Big C đã mở 16 siêu thị tại miền Bắc, 4 siêu thị tại miền Trung và 14 siêu thị tại miền Nam.
Trong những năm gần đây, trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, đi cùng là sự chuyển đổi tư duy ý thức của phân khúc khách hàng, họ luôn muốn có trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Việc tái định vị thương hiệu là việc cần thiết đối với một thương hiệu lâu năm như Big C.
Theo chia sẻ hôm 2/3 của Central Retail, việc chuyển đổi thương hiệu Big C thành Tops Market và GO! là nhằm tái định vị thương hiệu với một diện mạo hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam, đi kèm với các cải tiến về không gian mua sắm.
3. Nhận định của cộng đồng
Xoay quanh việc Big C thay đổi thương hiệu, đã có rất nhiều những bình luận sôi nổi từ cộng đồng. Có thể nói thế hệ Millennials là thế hệ lớn lên cùng Big C, và cũng là phân khúc tiêu dùng tiềm năng hiện tại của Big C sau khi thay đổi thương hiệu. Khá nhiều bạn đã để lại bình luận về những kỉ niệm gắn bó với chuỗi siêu thị này. Đi kèm là những nhận định thẳng thắn về chất lượng trải nghiệm mua sắm tại siêu thị.
LỜI KẾT
Có thể việc thay đổi tên thương hiệu là một bước chuyển có nhiều rủi ro. Tập đoàn Central Group vốn dĩ là mẹ đẻ của Big C, và với góc nhìn chiến lược phát triển thương hiệu, 28 năm kinh nghiệm thương trường của một tập đoàn, thì người tiêu dùng Việt hoàn toàn có thể tin rằng chúng ta sắp có được những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời hơn bao giờ hết với Tops Market và GO!
Nguồn: https://www.cask.vn/tin-chi-tiet/big-c-cau-chuyen-hon-20-nam-cua-mot-chuoi-ban-le
- Văn hoá công ty là gì? Các bước xây dựng văn hoá công ty
- Private blog networks (PBNs – Mạng lưới blog cá nhân): Phương thức dễ dàng khiến trang web của bạn nhận hình phạt
- Insights của người tiêu dùng với video và cách làm sao để chiến lược video trực tuyến thực sự phát huy hiệu quả
- Forum Seeding là gì ? Bí quyết và Quy trình làm forum seeding hiệu quả
- Phân biệt rõ tự kỷ và trầm cảm