Bitcoin và Blockchain là 2 từ chưa bao giờ hết “hot”. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu Bitcoin là gì một cách tổng quát đơn giản dễ hiểu thì bài viết này sẽ dành cho bạn.
Bitcoin là gì
Ở ngoài đời nếu ai hỏi bạn rằng “Bitcoin là gì” thì bạn chỉ cần trả lời “Đó là 1 loại tiền điện tử được mã hóa“.
Mà đã là điện tử thì không thể nhìn thấy hay sờ mó được. Nhưng bạn vẫn có thể “nhìn” thấy số tiền mà bạn có trong ví.
Còn nếu bạn muốn biết nó có phải là “ảo” hay không thì chỉ cần đem đổi nó lấy USD về mua sắm coi có thật hay không?
Bitcoin ký hiệu là BTC hay ฿, ra đời ngày 3/1/2009.
Note: Libra là dự án tiền điện tử mã hóa tiếp theo được khởi xướng bởi Facebook trong thời gian gần đây.
Vậy điều gì làm nên sự khác biệt của Bitcoin so với các loại tiền điện tử khác như tiền trong ví MOMO hay trong tài khoản PayPal của bạn.
Xem thêm: PayPal là gì và 5 lí do bạn nên sử dụng PayPal
Có 2 từ làm nên sự khác biệt đó chính là mã hóa và phân cấp (phi tập trung).
Chúng ta hãy cùng phân tích sâu hơn 1 xíu nữa nhé.
Nền tảng tạo nên Bitcoin
Có thể nói Bitcoin chính là minh chứng, là đứa con đầu lòng của công nghệ Blockchain.
Note: Ngoài Bitcoin còn có Bitcoin Cash và Bitcoin Gold là 2 phiên bản được phân tách ra từ 1 khối của Bitcoin.
Nếu bạn chưa biết Blockchain là gì, mình khuyến nghị bạn đọc bài viết này:
Xem thêm: Cách giải thích về Blockchain mới lạ, đơn giản ai cũng hiểu được
Nếu ví Bitcoin là con tàu thì Blockchain chính là đường ray để cho Bitcoin “trượt” trên đường ray đó.
Điều gì làm nên sự khác biệt của Bitcoin
Khác với tiền giấy được kiểm soát bởi hệ thống ngân hàng, Bitcoin chỉ hoạt động dựa trên các thuật toán.
Do không thông qua trung gian nên bạn có thể gửi Bitcoin với 1 số lượng không giới hạn với chi phí cực kỳ thấp.
Giảm thiểu chi phí ngân hàng, giao dịch bất kỳ thời điểm nào kể cả lễ tết.
- Được coi như vàng 2.0
Bitcoin gần như không thể tạo ra được nhưng bạn có thể khai thác nó (đào Bitcoin).
Đặc tính này của Bitcoin cũng khá giống với thuộc tính của 1 kim loại quý hàng ngàn năm nay đó là vàng.
Đó chính là lí do mà Bitcoin được coi như vàng 2.0.
- Không thể bị làm giả
Kiểm định vàng chi phí thường rất cao nhưng kiểm định Bitcoin gần như không tốn xu nào.
Điều này giúp các cửa hàng yên tâm hơn khi giao dịch vì không có hiện tượng lừa đảo xảy ra khi khách hàng thanh toán bằng Bitcoin.
- Bảo vệ môi trường
Với tính chất của 1 tiền tệ trong lưu thông, dự trữ và thanh toán, Bitcoin tiêu thụ điện năng ít hơn nhiều so với hệ thống tài chính-ngân hàng đồ sộ hiện nay.
Ai đã tạo ra Bitcoin
Bitcoin được tạo ra bởi 1 người (nhóm người) lấy biệt danh là Satoshi Nakamoto.
Satoshi tự nhận mình là một gã trung niên sống ở Nhật.
Nhưng với vốn tiếng Anh khá chuẩn cộng thêm việc phần mềm Bitcoin không được dán nhãn tiếng Nhật làm dấy lên nghi ngờ về xuất thân của ông.
Cho đến nay danh tính của Nakamoto vẫn còn là ẩn số.
Một số người cho rằng Elon Musk – tỉ phú người Mỹ, đồng sáng lập PayPal, vừa là thiên tài công nghệ vừa là bậc thầy kinh doanh – là Satoshi nhưng Elon đã phủ nhận điều này.
Note: Có tin đồn cho rằng Satoshi Nakamoto đang sở hữu 1 triệu Bitcoin trong tổng số 17 triệu Bitcoin đã được đào.
Có bao nhiêu đồng Bitcoin
Chỉ có 21 triệu Bitcoin tồn tại cho phép bạn đào đến năm 2041. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 17 triệu Bitcoin được khai thác.
Nếu bạn hỏi là tại sao lại là 21 triệu thì e rằng không ai trả lời bạn được. Trên các diễn đàn lớn người ta cũng chỉ “đoán già đoán non” mà thôi.
Vì thực tế là khi tạo ra Bitcoin, Satoshi có thể thay đổi một vài thông số để điều chỉnh con số này lên hoặc xuống.
Tức là nếu bạn hỏi dựa vào đâu mà người ta tính được là 21 triệu Bitcoin thì có công thức mình sẽ nói ở dưới.
Còn nếu bạn hỏi tại sao Satoshi lại chọn là 21 triệu thì không ai trả lời bạn được.
Công thức tính số Bitcoin:
10 phút 1 block (khối) = 6 khối 1 giờ
* 24h * 365 ngày * 4 năm (1 chu kỳ)
~= 210,000
4 năm đầu tiên (210.000 khối), thợ đào Bitcoin sẽ nhận được tiền thưởng là 50 BTC cho mỗi khối
Cứ 4 năm tiếp theo phần thưởng này lại giảm ½ thành 25 BTC và cứ như thế
Tổng số phần thưởng sẽ nhận được là:
50 + 25 +12.5 + … + = 100
Suy ra tổng số Bitcoin sẽ là 210.000 * 100 = 21.000.000
Như bạn thấy để điều chỉnh số lượng Bitcoin chỉ cần thay đổi 2 thông số là số phút cho 1 khối(10′) và thời gian 1 chu kỳ(4 năm).
Có người nói 4 năm đó chính là nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ.
Nhưng tất cả chỉ là suy đoán trừ khi nó được xác nhận từ chính Satoshi.
Một vài cột mốc đáng nhớ của Bitcoin
- 9 tháng sau khi ra đời, Bitcoin lần đầu tiên được định giá trên sàn giao dịch ở mức 1 BTC = 0,00076 USD
Để so sánh: 1 BTC không đủ tiền gửi xe đạp lúc đó. Hiện tại 1 BTC = 10.000 USD (230 triệu đồng)
- 1 năm sau đó, lần đầu tiên Bitcoin được dùng để mua sắm: 2 cái pizza giá 10.000 BTC (25 USD lúc đó)
Để so sánh: bây giờ giá trị đã là 100.000.000 USD, bằng số tiền mà Cristiano Ronaldo kiếm được trong năm 2018 (109 triệu USD)
- Thái Lan là nước đầu tiên ban hành lệnh cấm đối với Bitcoin nhưng đã thu hồi ngay sau đó
Note: Giá chuyển đổi sang VNĐ chỉ có giá trị tham khảo tại thời điểm mình viết bài này.
Để xem giá Bitcoin tức thì bạn có thể xem nhanh qua link sau: https://coinmarketcap.com/currencies/bitcoin/
Satoshi – Đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc là 1 BTC có giá hàng ngàn USD lận làm sao mà sử dụng trong cuộc sống hàng ngày?
Thực ra đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin là satoshi – tên người sáng lập ra Bitcoin.
1 satoshi = 1⁄100000000 BTC ( 1 phần trăm triệu) hay
1 BTC = 100.000.000 satoshi
Như vậy 1 satoshi = 0,0001 USD (2,3đ)
Note: Ngoài ra còn có 2 đơn vị khác là bit và milibit
1 BTC = 1.000.000 μBTC (bit)
1 BTC = 1.000 mBTC (millibit)
Ví Bitcoin là gì
Đã là tiền thì dù là tiền giấy hay điện tử đều cần có ví để “đựng”.
Một tài khoản Bitcoin được biểu diễn dưới dạng 1 ví Bitcoin (Bitcoin Wallet). Bạn có thể tạo ra bao nhiêu ví tùy thích.
Mỗi ví Bitcoin bao gồm 1 địa chỉ công khai (gọi là Bitcoin Address) + 1 khóa riêng tư (Private Key).
Để hình dung: Bitcoin Address giống như số tài khoản Ngân hàng của bạn. Bạn đưa số tài khoản đó cho bất kỳ ai nếu muốn họ chuyển tiền vào đó cho bạn.
Còn Private Key giống như mật khẩu ATM hay Internet Banking vậy.
Như vậy nếu muốn chuyển tiền cho người khác, bạn đăng nhập vào ví của mình bằng Private Key và chuyển tiền thông qua Bitcoin Address của họ.
Nếu bạn để mất Private Key thì coi như là mất ví và số tiền trong đó cũng đi luôn. KHÔNG có cách nào lấy lại được.
Thông tin thêm: Hiện nay có khoảng 20% số Bitcoin đang “lạc trôi” trong hệ thống Bitcoin mà không biết chủ nhân là ai.
Lí do là người sở hữu đã đánh mất Private Key của họ.
Ngoài ra có hơn 1 triệu Bitcoin đã bị đánh cắp.
Một số loại Bitcoin Wallet điển hình là:
- Nền tảng Web: Coinbase, Blockchain.info(đã chuyển sang blockchain.com)
- Phần mềm: Armory, Bitcoin Core
- Thiết bị di động: breadwallet, Blockchain.info
- Phần cứng: Ledger Nano S, Trezor
Bitcoin có lừa đảo không
Câu trả lời có lẽ là không hay ít nhất là chưa…
Vì chưa đến thời của Kẻ hủy diệt, thời Trí tuệ nhân tạo (Al) làm chủ hay như trong phim hoạt hình anime Nhật Bản khi mà người máy và con người sống chung.
Vì suy cho cùng thì Bitcoin chỉ là số thôi mà làm sao mà lừa bạn được?
Vì vậy nếu bạn hỏi thì câu hỏi đúng hơn sẽ là:
- Liệu Satoshi có lừa đảo không?
Nếu như vậy thì hàng chục triệu người trên thế giới và các quốc gia như Mỹ, Nhật, Châu Âu đã bị Satoshi lừa hơn 10 năm qua?
Bạn nghĩ điều đó có chút nào khả thi không?
Thông tin thêm: Kinh doanh đa cấp là 1 hình thức hợp pháp ra đời tại Mỹ vào những năm 1960.
Tuy nhiên khi vào VN vào đầu những năm 2000 thì nó đã bị biến tướng đi rất nhiều.
Nhiều người dựa vào đa cấp để thành lập các công ty lừa đảo và cụm từ “đa cấp lừa đảo” đã in dấu trong tâm trí nhiều người trong đó có mình.
Có lẽ Bitcoin đã là nạn nhân tiếp theo.
Về bản chất thì lừa đảo Bitcoin cũng giống như lừa đảo tiền, vàng, đô la, hột xoàng… mà thôi.
Note: KHÔNG nên nghe theo lời chiêu dụ “ngọt ngào” để mua các loại tiền điện tử mới lạ trên các sàn giao dịch không có “tiếng tăm” gì.
Một số công ty kêu gọi “các nhà đầu tư” mua tiền điện tử với lời hứa tiền lời cao và nhanh chóng.
Tuy nhiên thực chất của việc này là lấy tiền của người vào sau trả hoa hồng cho người giới thiệu.
Một khi đã “êm ấm” thì các công ty này sẽ “không cánh mà bay”.
Tính hợp pháp của Bitcoin tại Việt Nam
Trước khi về VN chúng ta hãy điểm qua tình hình tính hợp pháp của Bitcoin trên toàn thế giới qua biểu đồ sau:
Trong đó:
- Xanh lá: hợp pháp
- Vàng: đang tranh cãi (không biết nên cấm hay ủng hộ)
- Đỏ: cấm
- Màu đen: chưa rõ
Tại VN, việc phát hành, lưu thông và thanh toán bằng Bitcoin là bất hợp pháp nhưng chính phủ không cấm việc giao dịch Bitcoin như một hàng hóa hoặc tài sản ảo.
Cách kiếm tiền từ Bitcoin
Sau đây là một số cách để bạn có thể “chơi Bitcoin”:
Tương tự như việc mua cổ phiếu và tích trữ nó trong 1 thời gian dài như bậc thầy Warren Buffett, bạn cũng có thể làm điều đó với Bitcoin.
Việc bạn cần làm là bỏ tiền ra mua Bitcoin rồi cất vào ví và quên nó đi.
Giá Bitcoin có sự biến động rất lớn trong thời gian ngắn nên bạn có thể trở thành “nhà đầu tư lướt sóng”.
Chỉ cần đoán được giá Bitcoin sẽ lên hay xuống mà bạn sẽ mua vào hay bán ra và kiếm lời trên sự chênh lệch đó.
- Đào Bitcoin (Bitcoin Miner)
Để thành thợ đào Bitcoin bạn cần sắm 1 dàn máy đào Bitcoin (trâu cày Bitcoin) với vi mạch chuyên dụng gắn nhiều card đồ họa (mỗi máy tầm 40-50 triệu).
Việc cày Bitcoin rất tốn điện, đó là lí do mà các xưởng đào Bitcoin hàng ngàn máy thường đặt ở những nơi có giá điện rẻ như Trung Quốc, Iceland…
Một số rủi ro khi đầu tư Bitcoin
Mặc dù được xây dựng trên cơ chế ngang hàng phi tập trung nhưng bạn vẫn phải chịu sự kiểm soát của nước sở tại khi đầu tư Bitcoin.
Như mình đã nói ở trên khi mất Private Key thì KHÔNG thể nào lấy lại được đồng nghĩa với tất cả số tiền trong ví của bạn sẽ bị mất.
Bitcoin KHÔNG ĐƯỢC đảm bảo bằng tiền hay vàng mà chỉ phụ thuộc vào nhu cầu nên biên độ biến động sẽ rất lớn.
Do đó không nên đánh cược phần lớn tài sản của mình vào Bitcoin trong thời gian ngắn.
Như vậy là mình vừa đi qua Bitcoin là gì và các khái niệm liên quan một cách tổng quát.
Chúc bạn thành công!
- Cách kiểm tra mức độ cạnh tranh từ khóa chính xác nhất
- Hướng dẫn kinh doanh đối với khách hàng thuộc nhóm dao kéo 2019
- 21 Mẹo Tăng Subscribers – Lượt Theo Dõi YouTube Hiệu Quả
- Một số sai lầm nên tránh khi quảng cáo Google Adwords
- Nước uống tăng lực liệu có gây nghiện? Những điều cần biết và cách phòng tránh