Hiện nay hầu như nhà nào người nào cũng có máy ảnh hoặc điện thoại có chức năng chụp ảnh, vì thế các hiệu chụp ảnh đều phải thay đổi hình thức kinh doanh của mình, chuyển sang chụp ảnh cho trẻ con hoặc chụp ảnh cưới cho các đôi bạn trẻ, ngoài ra cũng kiếm được một chút nhờ chụp ảnh thẻ cho mọi người. Các hiệu chụp ảnh cưới đều tính giá rất cao, lợi nhuận cũng cao nên có thể chi tiền để đăng quảng cáo, phát tờ rơi. Còn những tiệm chụp ảnh nhỏ dựa vào việc chụp ảnh trẻ em thì không có đủ tài chính để quảng cáo rộng rãi như vậy. Làm kinh doanh mà không quảng cáo thì không thể phát triển được. Tuy nhiên, chỉ cần có phương án đúng đắn thì 1 tệ cũng có thể làm nên thương hiệu.
Tiểu Lí theo nghiệp của bố mẹ điều hành một hiệu chụp ảnh ở huyện. Trước đây, cửa hiệu nhà anh rất nổi tiếng, vì hồi đó mọi người chưa có máy ảnh riêng như bây giờ nên mỗi khi năm hết Tết đến, lễ hội hay họp mặt bạn bè, người dân trong huyện đều tới hiệu của anh để chụp ảnh kỷ niệm, sau đó lồng trong khung kính, treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Nhưng đến khi Tiểu Lí tiếp quản hiệu ảnh thì hầu như nhà nào cũng đã có máy ảnh riêng, ngay cả điện thoại di động cũng có chức năng chụp ảnh, chụp ảnh bây giờ cũng không đòi hỏi kĩ thuật cao. Công việc chính của Tiểu Lí là chụp ảnh thẻ cho khách hàng, thu nhập ít ỏi chỉ đủ sống qua ngày. Sau đó, Tiểu Lí mở thêm dịch vụ chụp ảnh kĩ thuật số cho trẻ nhỏ, có đầu tư quần áo và bối cảnh, việc kinh doanh nhờ vậy cũng khá khẩm lên một chút, nhưng vì không quảng cáo rầm rộ nên chỉ làm ngày nào biết ngày đấy, ai thuê thì chụp.
Tiểu Lí bàn bạc với vợ, muốn đầu tư vài nghìn tệ để quảng cáo, cải thiện tình hình kinh doanh của cửa hàng. Tiểu Lí rất tự tin vào khả năng chụp ảnh của mình, chỉ cần khách đến chụp ở cửa hiệu của anh thì chắc chắn họ sẽ hài lòng với kĩ thuật và chất lượng phục vụ của anh, nhưng điều quan trọng nhất là rất ít người biết đến hiệu ảnh của anh. Đầu tư làm quảng cáo lúc này rất đáng để thử.
Tuy nhiên, quảng cáo như thế nào lại là một vấn đề nan giải, trong huyện không có tòa soạn báo nào, chỉ có đài truyền hình, nếu muốn quảng cáo trên báo thì phải vào thành phố đăng kí trên tờ báo tối hoặc báo ngày, mà báo lại được phát hành khắp 10 huyện của thành phố và 1 khu dân cư lân cận, tức là 90% quảng cáo của mình sẽ được người dân ở những huyện khác đọc, về cơ bản không mang lại hiệu quả. Điều đó cũng có nghĩa là đầu tư 10 tệ mà hiệu quả không được 1 tệ. Nếu quảng cáo ở đài truyền hình huyện thì hiệu quả cũng không cao lắm, vì bây giờ mọi người đều xem truyền hình vệ tinh, mấy ai xem đài truyền hình địa phương nữa. Cùng lắm là chỉ xem phần tin tức trong huyện, sau đó mọi người lại chuyển sang kênh khác, nói gì đến chương trình quảng cáo. Thế còn phát tờ rơi thì sao? Sau khi thử, Tiểu Lí nhận thấy hiệu quả cũng không rõ rệt lắm. Chẳng lẽ không còn cách nào khác hay sao?
Một hôm, sau khi hết giờ mở cửa hàng, Tiểu Lí đưa vợ đi siêu thị mua đồ, bỗng thấy trước cổng siêu thị có một đám đông tụ tập, thì ra là có một công ty quảng cáo một loại nước uống mới, mời mọi người uống thử miễn phí. Tiểu Lí tò mò chen vào, cũng lấy được 2 cốc. Thời tiết nóng bức, có cốc nước mát để uống thật là sảng khoái, lại còn miễn phí nữa nên bao nhiêu người xếp hàng uống thử, khiến không khí trước cổng siêu thị nhộn nhịp hẳn lên. Vì cứ mua 10 chai thì được tặng 2 chai nên có rất nhiều người tiện thể mua luôn mấy thùng liền.
Tiểu Lí ngẫm lại việc làm ăn của mình, nói với vợ: “Nếu hiệu ảnh cũng có nhiều khách hàng thế này thì tốt biết mấy.” Vợ anh an ủi: “Đừng buồn, bọn họ làm ăn lớn nên mới có thể cho khách uống nước miễn phí, còn chúng ta chỉ kinh doanh nhỏ thì cứ từ từ mà làm thôi. Nếu có tiền thì chúng ta cũng có thể chụp ảnh miễn phí cho khách hàng, chắc chắn sẽ đắt khách.” Câu nói của vợ làm Tiểu Lí sực tỉnh, vội vàng nói: “Ai nói mình không chụp miễn phí được, ngày mai chúng ta sẽ làm như thế, anh tin rằng khách hàng sẽ tới hiệu, việc kinh doanh của vợ chồng mình sẽ khởi sắc.” Vợ Tiểu Lí lắc đầu, nói: “Người ta là ông chủ lớn, muốn phô trương thanh thế mới làm như vậy. Còn chúng ta chỉ làm ăn nhỏ, mấy miệng ăn chỉ trông vào cái hiệu ảnh này thôi. Anh mà chụp ảnh miễn phí thì chúng ta hít không khí để sống hay sao.”
Tiểu Lí hí hửng kéo vợ sang một bên và nói: “Em xem thế này có được không nhé, chúng ta dán thông báo trước cửa hiệu rằng sẽ chụp 1 tấm ảnh nghệ thuật miễn phí cho trẻ vào ngày sinh nhật chúng. Bây giờ dùng máy ảnh kĩ thuật số nên không cần mua phim nữa, tạm thời chưa tính tiền điện trong studio và tiền thuê mặt bằng, chi phí rửa một tấm ảnh chỉ khoảng 1 tệ, chúng ta vẫn có đủ tiền để trang trải mà. Công việc ở hiệu ảnh bây giờ không nhiều, hãy coi như đây là cơ hội để rèn luyện tay nghề đi.” Vợ Tiểu Lí nói: “Nếu mỗi khách hàng chỉ rửa một tấm thì chúng ta vẫn có đủ tiền làm, nhưng kinh doanh mà chỉ cho chứ không được nhận thì trụ lại sao được.”
Tiểu Lí cười, nói với vợ: “Điều này đơn giản thôi, nhà mình đã mở hiệu chụp ảnh bao nhiêu năm rồi, em có thấy ai đưa con đi chụp ảnh mà chỉ chụp có mỗi một tấm hay không hay tất cả đều cho con thử hết quần này đến áo nọ để chụp ảnh. Bây giờ trẻ con được cưng chiều khác nào hoàng tử công chúa trong nhà, con muốn chụp ảnh chẳng lẽ cha mẹ lại không cho? Nhất là lại vào dịp sinh nhật con. Chúng ta dùng chiêu thức miễn phí một tấm ảnh để dụ khách hàng chụp đủ 12 kiểu, chắc chắn là có lợi. Ngoài ra có thể dùng phần mềm máy tính viết lời chúc mừng lên ảnh, đồng thời để lại tên của cửa hiệu. Chụp ảnh miễn phí chính là cách chúng ta quảng cáo cho mình, ảnh trẻ con bây giờ thường được tạo thành album lịch sự để bạn bè, người thân đến chơi mang ra xem, có thể những người đó chưa từng đến hiệu của chúng ta nhưng khi nhìn thấy tên hiệu trên tấm ảnh sẽ đến thử thì sao, đó cũng là một cách quảng cáo hiệu quả.”
Chiêu chụp ảnh sinh nhật miễn phí cho trẻ nhỏ của Tiểu Lí quả nhiên rất hiệu nghiệm. Trẻ nhỏ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học thường đua đòi lẫn nhau, nhìn thấy các bạn được cha mẹ cho đi chụp ảnh vào ngày sinh nhật, được trang điểm ăn mặc đẹp hơn bình thường rất nhiều thì cũng sẽ đòi đi. Vào ngày sinh nhật của con mình, các bậc phụ huynh nào có tiếc gì, hơn nữa, yêu cầu này của bọn trẻ cũng rất hợp tình hợp lí nên các gia đình lũ lượt mang con đến hiệu chụp ảnh lưu niệm. Khi đến cửa hiệu, thấy Tiểu Lí chụp ảnh đẹp, rất nhiệt tình chu đáo, giá cả lại không hề đắt thì các phụ huynh thường chụp thêm vài tấm cho trọn bộ chứ không chỉ lấy 1 tấm. Vậy là cửa hiệu của Tiểu Lí đã có một lượng khách khá ổn định, không còn rơi vào tình trạng bị động ngồi chờ khách đến như trước kia nữa, khắp huyện hầu như ai cũng biết đến hiệu ảnh cho trẻ em của Tiểu Lí.
Bài học tâm đắc
“Thử trước mua sau, dùng hàng miễn phí” là phương thức quảng cáo rất phổ biến. Trong thời đại bùng nổ thông tin và có nhiều sự lựa chọn như ngày nay, muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, khiến khách hàng có thể hiểu về sản phẩm và chất lượng phục vụ của bạn thì cách đơn giản và trực tiếp nhất chính là cho họ thử trải nghiệm. Do đó, một lí thuyết kinh tế mới đã cho rằng bây giờ chính là thời đại của kinh tế miễn phí, thậm chí bạn có thể bắt gặp trên mạng Internet đầy rẫy những quảng cáo gia sư dạy thử miễn phí, dùng hàng miễn phí sau đó góp ý với nhà sản xuất và chia sẻ cảm nhận với các khách hàng khác. Tất nhiên, hình thức miễn phí cũng là “con dao hai lưỡi”, bắt buộc phải tăng chi phí đầu tư, điều này đòi hỏi các ông chủ phải suy xét kĩ càng khi lập kế hoạch dùng thử miễn phí để biết rằng liệu cách làm này có thể thúc đẩy việc kinh doanh hay không.
Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ – Lão Mạc
Dùng thực lực để quảng cáo, khiến khách hàng đã nhìn thì không thể nào quên
Hiện nay hầu như nhà nào người nào cũng có máy ảnh hoặc điện thoại có chức năng chụp ảnh, vì thế các hiệu chụp ảnh đều phải thay đổi hình thức kinh doanh của mình, chuyển sang chụp ảnh cho trẻ con hoặc chụp ảnh cưới cho các đôi bạn trẻ, ngoài ra cũng kiếm được một chút nhờ chụp ảnh thẻ cho mọi người. Các hiệu chụp ảnh cưới đều tính giá rất cao, lợi nhuận cũng cao nên có thể chi tiền để đăng quảng cáo, phát tờ rơi. Còn những tiệm chụp ảnh nhỏ dựa vào việc chụp ảnh trẻ em thì không có đủ tài chính để quảng cáo rộng rãi như vậy. Làm kinh doanh mà không quảng cáo thì không thể phát triển được. Tuy nhiên, chỉ cần có phương án đúng đắn thì 1 tệ cũng có thể làm nên thương hiệu.
Tiểu Lí theo nghiệp của bố mẹ điều hành một hiệu chụp ảnh ở huyện. Trước đây, cửa hiệu nhà anh rất nổi tiếng, vì hồi đó mọi người chưa có máy ảnh riêng như bây giờ nên mỗi khi năm hết Tết đến, lễ hội hay họp mặt bạn bè, người dân trong huyện đều tới hiệu của anh để chụp ảnh kỷ niệm, sau đó lồng trong khung kính, treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Nhưng đến khi Tiểu Lí tiếp quản hiệu ảnh thì hầu như nhà nào cũng đã có máy ảnh riêng, ngay cả điện thoại di động cũng có chức năng chụp ảnh, chụp ảnh bây giờ cũng không đòi hỏi kĩ thuật cao. Công việc chính của Tiểu Lí là chụp ảnh thẻ cho khách hàng, thu nhập ít ỏi chỉ đủ sống qua ngày. Sau đó, Tiểu Lí mở thêm dịch vụ chụp ảnh kĩ thuật số cho trẻ nhỏ, có đầu tư quần áo và bối cảnh, việc kinh doanh nhờ vậy cũng khá khẩm lên một chút, nhưng vì không quảng cáo rầm rộ nên chỉ làm ngày nào biết ngày đấy, ai thuê thì chụp.
Tiểu Lí bàn bạc với vợ, muốn đầu tư vài nghìn tệ để quảng cáo, cải thiện tình hình kinh doanh của cửa hàng. Tiểu Lí rất tự tin vào khả năng chụp ảnh của mình, chỉ cần khách đến chụp ở cửa hiệu của anh thì chắc chắn họ sẽ hài lòng với kĩ thuật và chất lượng phục vụ của anh, nhưng điều quan trọng nhất là rất ít người biết đến hiệu ảnh của anh. Đầu tư làm quảng cáo lúc này rất đáng để thử.
Tuy nhiên, quảng cáo như thế nào lại là một vấn đề nan giải, trong huyện không có tòa soạn báo nào, chỉ có đài truyền hình, nếu muốn quảng cáo trên báo thì phải vào thành phố đăng kí trên tờ báo tối hoặc báo ngày, mà báo lại được phát hành khắp 10 huyện của thành phố và 1 khu dân cư lân cận, tức là 90% quảng cáo của mình sẽ được người dân ở những huyện khác đọc, về cơ bản không mang lại hiệu quả. Điều đó cũng có nghĩa là đầu tư 10 tệ mà hiệu quả không được 1 tệ. Nếu quảng cáo ở đài truyền hình huyện thì hiệu quả cũng không cao lắm, vì bây giờ mọi người đều xem truyền hình vệ tinh, mấy ai xem đài truyền hình địa phương nữa. Cùng lắm là chỉ xem phần tin tức trong huyện, sau đó mọi người lại chuyển sang kênh khác, nói gì đến chương trình quảng cáo. Thế còn phát tờ rơi thì sao? Sau khi thử, Tiểu Lí nhận thấy hiệu quả cũng không rõ rệt lắm. Chẳng lẽ không còn cách nào khác hay sao?
Một hôm, sau khi hết giờ mở cửa hàng, Tiểu Lí đưa vợ đi siêu thị mua đồ, bỗng thấy trước cổng siêu thị có một đám đông tụ tập, thì ra là có một công ty quảng cáo một loại nước uống mới, mời mọi người uống thử miễn phí. Tiểu Lí tò mò chen vào, cũng lấy được 2 cốc. Thời tiết nóng bức, có cốc nước mát để uống thật là sảng khoái, lại còn miễn phí nữa nên bao nhiêu người xếp hàng uống thử, khiến không khí trước cổng siêu thị nhộn nhịp hẳn lên. Vì cứ mua 10 chai thì được tặng 2 chai nên có rất nhiều người tiện thể mua luôn mấy thùng liền.
Tiểu Lí ngẫm lại việc làm ăn của mình, nói với vợ: “Nếu hiệu ảnh cũng có nhiều khách hàng thế này thì tốt biết mấy.” Vợ anh an ủi: “Đừng buồn, bọn họ làm ăn lớn nên mới có thể cho khách uống nước miễn phí, còn chúng ta chỉ kinh doanh nhỏ thì cứ từ từ mà làm thôi. Nếu có tiền thì chúng ta cũng có thể chụp ảnh miễn phí cho khách hàng, chắc chắn sẽ đắt khách.” Câu nói của vợ làm Tiểu Lí sực tỉnh, vội vàng nói: “Ai nói mình không chụp miễn phí được, ngày mai chúng ta sẽ làm như thế, anh tin rằng khách hàng sẽ tới hiệu, việc kinh doanh của vợ chồng mình sẽ khởi sắc.” Vợ Tiểu Lí lắc đầu, nói: “Người ta là ông chủ lớn, muốn phô trương thanh thế mới làm như vậy. Còn chúng ta chỉ làm ăn nhỏ, mấy miệng ăn chỉ trông vào cái hiệu ảnh này thôi. Anh mà chụp ảnh miễn phí thì chúng ta hít không khí để sống hay sao.”
Tiểu Lí hí hửng kéo vợ sang một bên và nói: “Em xem thế này có được không nhé, chúng ta dán thông báo trước cửa hiệu rằng sẽ chụp 1 tấm ảnh nghệ thuật miễn phí cho trẻ vào ngày sinh nhật chúng. Bây giờ dùng máy ảnh kĩ thuật số nên không cần mua phim nữa, tạm thời chưa tính tiền điện trong studio và tiền thuê mặt bằng, chi phí rửa một tấm ảnh chỉ khoảng 1 tệ, chúng ta vẫn có đủ tiền để trang trải mà. Công việc ở hiệu ảnh bây giờ không nhiều, hãy coi như đây là cơ hội để rèn luyện tay nghề đi.” Vợ Tiểu Lí nói: “Nếu mỗi khách hàng chỉ rửa một tấm thì chúng ta vẫn có đủ tiền làm, nhưng kinh doanh mà chỉ cho chứ không được nhận thì trụ lại sao được.”
Tiểu Lí cười, nói với vợ: “Điều này đơn giản thôi, nhà mình đã mở hiệu chụp ảnh bao nhiêu năm rồi, em có thấy ai đưa con đi chụp ảnh mà chỉ chụp có mỗi một tấm hay không hay tất cả đều cho con thử hết quần này đến áo nọ để chụp ảnh. Bây giờ trẻ con được cưng chiều khác nào hoàng tử công chúa trong nhà, con muốn chụp ảnh chẳng lẽ cha mẹ lại không cho? Nhất là lại vào dịp sinh nhật con. Chúng ta dùng chiêu thức miễn phí một tấm ảnh để dụ khách hàng chụp đủ 12 kiểu, chắc chắn là có lợi. Ngoài ra có thể dùng phần mềm máy tính viết lời chúc mừng lên ảnh, đồng thời để lại tên của cửa hiệu. Chụp ảnh miễn phí chính là cách chúng ta quảng cáo cho mình, ảnh trẻ con bây giờ thường được tạo thành album lịch sự để bạn bè, người thân đến chơi mang ra xem, có thể những người đó chưa từng đến hiệu của chúng ta nhưng khi nhìn thấy tên hiệu trên tấm ảnh sẽ đến thử thì sao, đó cũng là một cách quảng cáo hiệu quả.”
Chiêu chụp ảnh sinh nhật miễn phí cho trẻ nhỏ của Tiểu Lí quả nhiên rất hiệu nghiệm. Trẻ nhỏ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học thường đua đòi lẫn nhau, nhìn thấy các bạn được cha mẹ cho đi chụp ảnh vào ngày sinh nhật, được trang điểm ăn mặc đẹp hơn bình thường rất nhiều thì cũng sẽ đòi đi. Vào ngày sinh nhật của con mình, các bậc phụ huynh nào có tiếc gì, hơn nữa, yêu cầu này của bọn trẻ cũng rất hợp tình hợp lí nên các gia đình lũ lượt mang con đến hiệu chụp ảnh lưu niệm. Khi đến cửa hiệu, thấy Tiểu Lí chụp ảnh đẹp, rất nhiệt tình chu đáo, giá cả lại không hề đắt thì các phụ huynh thường chụp thêm vài tấm cho trọn bộ chứ không chỉ lấy 1 tấm. Vậy là cửa hiệu của Tiểu Lí đã có một lượng khách khá ổn định, không còn rơi vào tình trạng bị động ngồi chờ khách đến như trước kia nữa, khắp huyện hầu như ai cũng biết đến hiệu ảnh cho trẻ em của Tiểu Lí.
Bài học tâm đắc
“Thử trước mua sau, dùng hàng miễn phí” là phương thức quảng cáo rất phổ biến. Trong thời đại bùng nổ thông tin và có nhiều sự lựa chọn như ngày nay, muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, khiến khách hàng có thể hiểu về sản phẩm và chất lượng phục vụ của bạn thì cách đơn giản và trực tiếp nhất chính là cho họ thử trải nghiệm. Do đó, một lí thuyết kinh tế mới đã cho rằng bây giờ chính là thời đại của kinh tế miễn phí, thậm chí bạn có thể bắt gặp trên mạng Internet đầy rẫy những quảng cáo gia sư dạy thử miễn phí, dùng hàng miễn phí sau đó góp ý với nhà sản xuất và chia sẻ cảm nhận với các khách hàng khác. Tất nhiên, hình thức miễn phí cũng là “con dao hai lưỡi”, bắt buộc phải tăng chi phí đầu tư, điều này đòi hỏi các ông chủ phải suy xét kĩ càng khi lập kế hoạch dùng thử miễn phí để biết rằng liệu cách làm này có thể thúc đẩy việc kinh doanh hay không.
Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ – Lão Mạc
Dùng thực lực để quảng cáo, khiến khách hàng đã nhìn thì không thể nào quên
Nguồn: http://chiasekienthuchay.com/bo-ra-1-te-tien-von-khien-ca-thanh-pho-biet-den-minh.html
Post Views:
85