Broken Links: Cách xử lý với Redirection

Khi vận hành một chiến dịch SEO hoặc đơn giản hơn là quản trị một website; ngoài việc lên chiến lược nội dung, tối ưu cấu trúc internal link, tốc độ tải trang,… Thì còn một nhiệm vụ quan trọng khác mà ít ai để ý tới đó là theo dõi và chỉnh sửa lỗi trên website. Một trong những lỗi phổ biến nhất đó là “broken link”. 

broken-link-la-gi
broken-link-la-gi

Nhiều người nghĩ rằng website có hàng trăm hàng ngàn URL; thì một vài URL lỗi cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên quan điểm của bạn có thể thay đổi sau bài viết này. 

Trước khi đi sâu hơn chúng ta cần định nghĩa chính xác “Broken link” là gì và vì sao lỗi này lại nghiêm trọng

Broken link là gì? 

Broken link xảy ra khi một địa chỉ URL không còn khả dụng; hay nói cách khác là không thể truy cập được. Điều này xảy ra vì những lý do sau:
– Bài viết đã đổi URL nhưng chưa khai báo cho Google (404 error)
– Bài viết đã bị xóa nhưng URL vẫn được lưu trên server của Google (404 error)
– Quá trình tải URL bị gián đoạn (50x error)

loi 404 la gi
loi 404 la gi

1. Về phía người dùng

vì sao broken link ảnh hưởng đến seo
vì sao broken link ảnh hưởng đến seo

Đầu tiên về yếu tố người dùng; mặc định rằng người dùng có thể truy cập vào mọi bài viết trên trang nếu họ nhìn thấy; việc không thể truy cập được nội dung trên trang ảnh hưởng không tốt tới trải nghiệm người dùng; làm tăng khả năng thoát trang và khiến khách hàng không muốn quay trở lại.

Thậm chí nếu vấn đề này xảy ra quá nhiều lần thì khả năng cao là dù có thấy website của bạn trên kết quả tìm kiếm hoặc trên bất cứ một kênh nào khác họ cũng sẽ từ chối truy cập dù bạn đã giải quyết những lỗi này.

2. Đối với các công cụ tìm kiếm

broken link trong seo
broken link trong seo

Nếu đọc bài viết SEO là gì của Hoc11.vn; chắc hẳn bạn cũng hiểu được rằng để tìm thấy các nội dung trên website; Google sẽ dựa trên cấu trúc internal link dưới dạng các URL được đặt trong Anchor text, thanh điều hướng,…

Để tìm tới những nội dung được liên kết với nhau. Do đó nếu 1 URL bị hỏng thì con đường dẫn tới những URL khác sẽ gặp trở ngại khiến việc thu thập toàn bộ dữ liệu trở nên khó khăn hơn vì Google sẽ phải tìm kiếm một con đường khác. 

Một điều quan trọng hơn nếu bạn là người làm off page SEO; việc một URL được đặt backlink bị hỏng có thể khiến toàn bộ công sức xây dựng hệ thống của bạn sụp đổ; khi mà bản thân URL đó và các URL được liên kết sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích nào. 

redirection là gì
redirection là gì

Khi làm SEO, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc thay đổi cấu trúc URL hoặc những bài viết có nội dung trùng lặp; và việc đặt noindex hoặc thẻ canonical sẽ cần nhiều thời gian để Google xét duyệt. Đây là lỗi không thể tránh mà cần có cách xử lý cho phù hợp. 

Để có thể theo dõi được những lỗi này bạn có thể sử dụng Google Search Console theo dõi hằng ngày

Bạn có thể gỡ bỏ những link này một cách thủ công trên mọi bài viết, tuy nhiên trên thực tế thì không ai làm vậy cả. Thay vào đó bạn có thể sử dụng một công cụ tối ưu hơn đó là Redirection. 

Redirection là gì? 

Redirection là công cụ giúp bạn điều hướng URL 404 sang một URL mới hữu ích và quan trọng hơn. Nói cách khác khi người dùng click vào những URL 404; họ sẽ được đưa sang một trang khác một cách tự động theo chỉ định. 

Đây là cách xử lý tối ưu vì bạn không cần phải nhớ vị trí đặt Broken link để đi gỡ bỏ và thay thế bằng một URL mới. Tất cả công việc bạn cần làm đó là tìm một bài viết liên quan hoặc tạo ra một bài như vậy; sử dụng công cụ điều hướng và khai báo với Google. 

Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ đó là bạn nên hạn chế việc điều hướng quá nhiều lần ví dụ: URL A -> URL B -> URL C. Điều này sẽ khiến tốc độ tải trang bị ảnh hưởng.

Hướng dẫn sử dụng Redirection 

Đầu tiên bạn cần cài đặt Plugin Redirection trong WordPress

  1. Cài đặt công cụ Redirection

    Trong phần quản trị website lựa chọn Plugin > Add New > Tìm Redirection > Install

    cai dat redirection
    cai dat redirection

  2. Tiến hành điều hướng bài viết bị lỗi

    Chọn URL đang bị lỗi 404 hoặc 50x và URL muốn trỏ đến
    Chọn Tool > Redirection
    Bạn cần nhớ kỹ:
    Source URL là đường dẫn đang bị lỗi cần điều hướng
    Target URL là đường dẫn bạn muốn người dùng được chuyển đến

    cach dieu huong url 404
    cach dieu huong url 404

Tổng kết 

Trên đây là một số khái niệm về broken link và cách xử lý bằng công cụ redirection đơn giản cho những người không am hiểu lập trình. Mỗi URL trên website đều có cơ hội để được xếp hạng và mang về khách hàng tiềm năng; chính vì thế chúng đều quan trọng. Thêm vào đó một website không có Broken Link sẽ giúp việc Google thu thập dữ liệu được dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

Nếu bạn có những thắc mắc liên quan hoặc muốn tham khảo dịch vụ SEO của TopOnSeek; vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp để nhận được tư vấn nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *