Chiến lược Shopify SEO có thể tác động lớn đến doanh số bán hàng trực tuyến của trang thương mại điện tử của bạn. Tìm hiểu các chiến lược tốt nhất để tác động đến xếp hạng tìm kiếm của bạn từ những người trong nghề SEO.
Ngành công nghiệp bán lẻ đã có sự thay đổi lớn trong những năm gần đây khi ngày càng có nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến. Các trang thương mại điện tử đang trên đà phát triển nhờ sự tiện lợi (khách hàng có thể mua sắm ngay khi ở nhà trong bộ đồ ngủ) và sự cần thiết khi đại dịch toàn cầu khiến mọi người phải giãn cách xã hội. Do đó, các nền tảng như Shopify đã thu hút rất nhiều người bán mới muốn chuyển sang kinh doanh trực tuyến.
Trên thực tế, hơn một triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới đã thành công với cửa hàng Shopify. Nhưng tại Shopify có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Vì vậy, bạn làm gì để tạo trang Shopify SEO của bạn khác biệt với những trang khác?
Một cách chắc chắn để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến cửa hàng của bạn và tăng doanh số bán hàng là thu hút lưu lượng truy cập tìm kiếm không phải trả tiền. Cải thiện Shopify SEO có thể giúp trang của bạn xếp hạng cao hơn khi hiển thị kết quả tìm kiếm.
SEO đưa mọi người đến trang web của bạn và thậm chí giúp thúc đẩy họ mua sản phẩm của bạn. Shopify SEO không khó thực hiện với một số kiến thức cơ bản và chiến lược cẩn thận, Shopify SEO có thể mang lại kết quả tuyệt vời.
Kiến thức về Shopify SEO
SEO (search engine optimization) là một loạt các chiến thuật bạn sử dụng để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp hiển thị trang web của bạn như một giải pháp hữu ích cho các truy vấn của người dùng.
Những kỹ thuật này có thể là việc tạo ra trải nghiệm người dùng tích cực đến tạo nội dung hữu ích, ý nghĩa. Tuy nhiên, khi thực hiện Shopify SEO, mục tiêu hàng đầu là để trang web của bạn được coi là một nguồn có liên quan và hiển thị cho khách truy cập. Trang web càng có liên quan, các công cụ tìm kiếm sẽ càng hiển thị nó cho người khác và sẽ được xếp hạng cao hơn trong danh sách hiển thị kết quả.
Thứ hạng hiển thị cao đặc biệt quan trọng đối với các trang web thương mại điện tử. Một cửa hàng Shopify xếp ở vị trí đầu tiên nhận được lượng truy cập gần gấp đôi so với cửa hàng ở vị trí thứ hai. Kết quả này chính là minh chứng mạnh mẽ cho tầm quan trọng của một chiến lược Shopify SEO hiệu quả.
Tuy nhiên, Shopify SEO có một chút khác biệt so với SEO cho trang web khác. Bạn không chỉ tối ưu hóa nội dung mà còn tối ưu hóa danh sách sản phẩm. Điều này có thể gây ra một số vấn đề có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng tìm kiếm của trang Shopify của bạn. Đó là lý do vì sao cần chú ý đến Shopify SEO để tiếp tục tăng doanh số bán hàng.
5 cách để cải thiện Shopify SEO & tăng doanh số bán hàng
Người bán trên Shopify có thể tận dụng một số tính năng thân thiện với SEO được tích hợp sẵn. Tất cả các tag, URL và meta description đều có thể được chỉnh sửa để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng tiềm năng. Nhưng sẽ cần nhiều hơn thế để leo lên top xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Dưới đây là 5 cách để tối đa hóa Shopify SEO và đảm bảo vị trí số 1.
1. Tối ưu hóa cấu trúc cửa hàng Shopify
Tổ chức nội dung là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của Shopify SEO. Cụ thể, tưởng tượng như bạn bước vào một cửa hàng truyền thống và điều đầu tiên bạn nhìn thấy là các sản phẩm nằm rải rác trên sàn. Và không có dấu hiệu chỉ dẫn bạn đến bất kỳ bộ phận nào và bạn không thể tìm thấy nhân viên để yêu cầu giúp đỡ. Theo bản năng, bạn sẽ rời đi, phải không? Đối với khách hàng của Shopify cũng vậy. Khi ai đó ghé thăm cửa hàng trực tuyến, họ muốn có thể tìm thấy các mặt hàng một cách dễ dàng. Do đó, cần có trật tự phù hợp với cấu trúc của cửa hàng của bạn. Bằng cách sắp xếp các sản phẩm thành một vài danh mục (categories) đơn giản sẽ tạo cho người dùng trải nghiệm tốt với trang web bán hàng của bạn. Ví dụ: Home Page > Category > Product Page
Việc này không chỉ giúp dễ điều hướng hơn mà còn giúp các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và xếp hạng sản phẩm của bạn. Đảm bảo bao gồm trang About Us, Contact Us và thanh tìm kiếm. Những tính năng này mang lại uy tín cho trang web, kết nối khách hàng với cửa hàng và giúp xây dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng.
2. Giảm thiểu sự thất vọng của người dùng
Người mua có trải nghiệm tốt sẽ có nhiều khả năng ở lại trang web lâu hơn, xem qua nhiều trang sản phẩm hơn và tương tác nhiều hơn với trang web của bạn. Vây bạn cần làm gì để hạn chế sự thất vọng của người mua khi họ ghé thăm cửa hàng?
Một cách để cải thiện trải nghiệm của khách hàng là tăng tốc độ trang web của bạn. Mọi người muốn hiển thị kết quả họ muốn chúng ngay tức thì. Trên thực tế, 47% người mua sắm trực tuyến mong đợi các trang web tải trong vòng hai giây. Làm cho trang Shopify của bạn nhanh hơn bằng cách tránh xa các slider images và sử dụng các ảnh sản phẩm dung lượng nhỏ để không làm mất nhiều thời gian tải. Xóa ứng dụng không sử dụng đang chạy ngầm.
Bạn cũng nên sử dụng những thiết kế trông đẹp trên mọi thiết bị, từ máy tính để bàn đến điện thoại thông minh. Khi nội dung chuyển sang nhiều nền tảng, bạn không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn tiếp cận được nhiều đối tượng hơn, vì hơn 48% mọi người truy cập Internet từ thiết bị di động.
3. Cung cấp bộ sưu tập sản phẩm Shopify
Một cách khác để thực hiện Shopify SEO là cung cấp bộ sưu tập sản phẩm cho khách hàng. Bộ sưu tập là một nhóm các sản phẩm thường được lưu trữ trong các danh mục khác nhau trên trang web.
Bằng cách tập hợp các sản phẩm lại với nhau, bạn sẽ giảm thiểu thời gian mà khách truy cập cần để tìm kiếm sản phẩm trên trang web của bạn. Việc này giúp khách hàng của bạn có trải nghiệm mua sắm dễ dàng và thu hút các công cụ tìm kiếm sử dụng ngữ nghĩa và ngữ cảnh để hiểu rõ hơn về danh mục sản phẩm của bạn. Bộ sưu tập cho bạn cơ hội để tạo mô tả kỹ lưỡng, có ý nghĩa với các từ khóa mục tiêu. Điều này giúp tăng tính thân thiện với người dùng của trang và cải thiện khả năng hiểu ngữ nghĩa của công cụ tìm kiếm.
Shopify cung cấp tính năng thu thập thủ công để giúp bạn tập hợp các sản phẩm lại với nhau. Hoặc bạn cũng có thể tạo bộ sưu tập tự động để giới thiệu các sản phẩm mới, phổ biến hoặc theo thời điểm cụ thể như lễ hội, dịp đặc biệt.
Bộ sưu tập cũng cho phép bạn đẩy mạnh internal link liên kết đến từng trang bộ sưu tập, sau đó liên kết đến các trang sản phẩm riêng lẻ. Điều này quan trọng đối với Shopify SEO vì nó cho biết mức độ liên quan của trang và sức mạnh của trang web, tất cả đều có thể giúp bạn đạt được thứ hạng tìm kiếm cao hơn.
4. Nghiên cứu từ khóa mục tiêu của bạn
Từ khóa là nền tảng cho Shopify SEO thành công vì đó là cách mọi người thường bắt đầu tìm kiếm sản phẩm và doanh nghiệp. Xác định các từ khóa phù hợp sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập đến cửa hàng thương mại điện tử của bạn.
Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, bạn sẽ nhập cụm từ nào vào thanh tìm kiếm để tìm các sản phẩm? Thu thập thông tin có giá trị về khách hàng khi họ truy cập trang của bạn. Sử dụng thông tin đó để hiểu rõ hơn về những gì người dùng thực sự muốn từ cửa hàng Shopify của bạn.
Từ khóa có thể được chia thành các loại sau:
- Điều hướng (Navigational): mọi người đang tìm kiếm một trang web cụ thể.
- Thông tin (Informational): mọi người đang tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi.
- Điều tra (Investigational): khách truy cập đang tìm kiếm thông tin có thể dẫn đến giao dịch.
- Giao dịch (Transactional): người mua hàng đã sẵn sàng mua hàng.
Bằng cách hiểu những gì mọi người đang tìm kiếm ở các giai đoạn khác nhau, bạn có thể xác định từ khóa mục tiêu để tiếp cận khách hàng với thông tin phù hợp vào đúng thời điểm.
Một cách tìm từ khóa khác là bạn có thể tìm ở các trang của đối thủ cạnh tranh, để xem họ đang sử dụng meta title và description nào để thu hút khách hàng. Chuyển sang phương tiện truyền thông xã hội và các diễn đàn trực tuyến để thảo luận về sản phẩm của bạn và tìm hiểu các từ khóa đang được sử dụng phổ biến. Quyết định chọn những từ khóa phù hợp là một yếu tố quan trọng để tận dụng tối đa Shopify SEO.
5. Tối ưu hóa các trang sản phẩm của cửa hàng
Khi bạn đã có cấu trúc trang web đơn giản (nhưng được tổ chức hợp lý) và chọn một số từ khóa có giá trị thì đã đến lúc tối ưu hóa Shopify SEO của cửa hàng.
Bắt đầu với trang chủ, sau đó là các bộ sưu tập sản phẩm chính và sau đó là các trang bán chạy nhất. Tiêu đề trang xuất hiện trong dòng đầu tiên của kết quả tìm kiếm và cho người tìm kiếm biết nội dung của trang.
Meta description ảnh hưởng đến quyết định của người dùng khi nhấp vào trang web của bạn. Chúng phải là nội dung gốc và sử dụng các từ khóa mục tiêu phù hợp với nhu cầu của người xem. Sử dụng từ khóa kém có thể có tác động tiêu cực đến Shopify SEO.
Khắc phục sự cố Shopify SEO
Mặc dù Shopify cung cấp rất nhiều lợi ích cho SEO, nhưng nó cũng có một số nhược điểm. Hiểu ba vấn đề chính sau, bạn có thể lập kế hoạch phù hợp và phát triển chiến lược Shopify SEO hiệu quả hơn.
1. Nội dung trùng lặp
Khi bạn tối ưu hóa các trang sản phẩm của Shopify, có nhiều sản phẩm phù hợp với nhiều trang danh mục. Kết quả là trang web chứa nội dung trùng lặp, có thể gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm. Mặc dù có nhiều cách để gắn tag các mục để giảm thiểu sự nhầm lẫn này, nhưng Shopify không hỗ trợ loại cấu trúc internal link này.
Vì các công cụ tìm kiếm không ưu tiên các trang web sử dụng nội dung trùng lặp, cửa hàng Shopify của bạn có thể không xếp hạng cao nhất có thể. Hãy đi vào cuối trang Shopify, cập nhật cấu trúc internal link và ưu tiên các liên kết đó để các công cụ tìm kiếm không coi những mục này là nội dung trùng lặp.
2. Kiến thức mã hóa
Shopify cung cấp nhiều chủ đề theme để tạo ra giao diện cửa hàng bắt mắt, giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo doanh thu. Nhưng một số theme yêu cầu kiến thức mã hóa để tận dụng tất cả các tính năng. Điều này đặc biệt đúng khi cập nhật thẻ meta, mô tả và tiêu đề trang. Tất cả những điều này giúp cho Shopify SEO thành công.
Nếu bạn không có kiến thức mã hóa này, có thể sẽ khó thực hiện các chỉnh sửa cần thiết để đạt được tiềm năng SEO. Đối với nhiều chủ cửa hàng, thiếu kiến thức mã hóa là điều khó khăn vì nó khiến họ có hai sự lựa chọn. Họ có thể thất bại trong lĩnh vực Shopify SEO hoặc họ sẽ cần phải dựa vào người khác có kiến thức mã hóa chuyên môn cần thiết để duy trì tối ưu hóa trang web. Nhưng cách đơn giản hơn là hãy chọn các chủ đề của bạn một cách cẩn thận. Có rất nhiều mẫu template không yêu cầu bất kỳ loại kiến thức mã hóa nào để quản lý SEO.
3. Không có khả năng điều chỉnh tệp Robots.txt
Tệp Robots.txt nằm trong thư mục gốc của cửa hàng Shopify và cho các công cụ tìm kiếm biết những trang nào trên trang web của bạn cần thu thập thông tin.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với một trang web thương mại điện tử có nhiều trang có thể lấn át bot thu thập thông tin và tác động tiêu cực đến thứ hạng của bạn. Tốt nhất là bạn điều chỉnh các tệp robots.txt để giúp hướng các bot thu thập thông tin ra khỏi các khu vực không cần index trên trang web của bạn.
Nhưng Shopify không cho phép người dùng chỉnh sửa tệp này. Nhưng tin tốt là có một số cách để giải quyết vấn đề này.
Bạn có thể thêm noindex vào các trang thông qua theme.liquid. Hoặc, bạn có thể không cho phép thu thập thông tin trên các khu vực nhất định trên trang web của mình, như giỏ hàng, thanh toán, khu vực admin và các trang chính sách.
Giống như các vấn đề Shopify SEO khác được liệt kê ở đây, việc không thể chỉnh sửa tệp robots.txt không phải là một yếu tố cản trở. Chỉ cần lưu ý rằng đó là một vấn đề và hãy hành động để tối đa hóa Shopify SEO của bạn.
Kết luận về Shopify SEO
Shopify là một nền tảng tuyệt vời cho những người muốn chuyển sang kinh doanh trực tuyến. Nó trực quan, dễ xây dựng và cung cấp nhiều cơ hội để thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo doanh thu.
Nhưng ngay cả cửa hàng Shopify tốt nhất cũng không tự thành công. Bạn sẽ cần phải thực hiện một vài hành động để tối ưu hóa cơ hội của mình và thu hút lượng người theo dõi trung thành để duy trì hoạt động kinh doanh của bạn.
May mắn là, các tính năng tích hợp của Shopify kết hợp với các công cụ SEO và mẹo bẫy trong bài này có thể giúp bạn phát triển chiến lược Shopify SEO hiệu quả và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Nguồn tham khảo: The Insider’s Guide to Shopify SEO Best Practices