Các thống kê trên Google Analytics bạn cần xem khi làm SEO

Thứ hạng từ khóa là là kết quả mà bất kì người làm SEO nào cũng cực kì quan tâm.  Tuy nhiên ngoài kiểm tra thứ hạng từ khóa (bằng các công cụ như GWEBBOT, Serps,…) bạn nên xem các thống kê quan trọng trong Analytics để đo đạc thêm sự thành công của dự án SEO.

Trước khi bắt đầu…

SEO nói chung và SEO truyền thống nói riêng vẫn coi làm từ khoá lên top là cam kết của mình.

Xem các thống kê của Google Analytics sẽ không làm lạc hướng công việc của bạn, chỉ là nó giúp bạn kiểm tra được những hiệu quả đằng sau của việc từ khoá lên top.

1. Xem lượt truy cập vào website từ nguồn nào?

Một website sẽ có nhiều lượt truy cập đến từ các nguồn khác nhau. Một số nguồn như:

  • Organic search: truy cập từ tìm kiếm tự nhiên trên các công cụ như Google, Bing, Yahoo…
  • Paid search: truy cập từ quảng cáo Google Adwords.
  • Social: từ các mạng xã hội.

Để xem nguồn truy cập website, bạn vào:

B1: Vào Acquisition > All traffic > Channels

B2: Chọn mốc thời gian bạn muốn xem kết quả, bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Sau đó bấm Apply.

Lúc này bạn sẽ thấy được danh sách các nguồn dẫn truy cập vào website. Đâu là nguồn đứng ở vị trí đầu tiên, có phải là organic search không, hay là một nguồn khác?

Trong ví dụ này, Organic search là nguồn truy cập website nhiều nhất.

Kiểm tra diễn tiến lượng truy cập từ Organic search.

Bước tiếp theo, tôi sẽ tiến hành xem diễn tiến lượng Organic search, để xem số liệu có tăng trưởng không. Trước hết bạn phải bấm chọn Organic search.

Tiếp theo, chúng ta có thể xem theo 2 cách:

Cách 1: xem tổng quan theo biểu đồ

B1: Chọn khoảng thời gian muốn xem báo cáo, 2 hoặc 3 tháng tuỳ vào nhu cầu của bạn.

Ví dụ tôi chọn khoảng thời gian xem là 2 tháng.

B2: Sau đó bạn xem diễn tiến ở biểu đồ.

Trong hình, chúng ta thấy lượng truy cập khá ổn định và có xu hướng tăng dần đều.

Cách 2: so sánh giữa 2 mốc thời gian

B1: Đầu tiên hãy xác định bạn muốn so sánh theo tháng, hay một khoảng thời gian bất kỳ.

B2: Chọn mốc thời gian A gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc

B3: Check vào ô Compare to

Ví dụ: bạn chọn mốc thời gian A là tháng 7, có 31 ngày, thì khi check vào ô Compare to, Google sẽ chọn mốc thời gian so sánh cho bạn là 31 ngày trước đó.

Nếu bạn không muốn sự lựa chọn sẵn của Google, bạn hãy chọn vào ô ngày bên dưới để chọn mốc thời gian mong muốn.

trong hình, tôi chọn so sánh 2 tháng liền nhau

B4: Sau đó bấm Apply.

Bạn sẽ thấy Google so sánh giúp bạn

Suy ngẫm:

Thông thường khi website có nhiều từ khoá lên top sẽ kéo theo lượng truy cập từ Organic search cao. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy.

Có những trường hợp từ khoá lên top nhiều, nhưng truy cập không tăng, nguyên nhân có thể là do:

#1

Nội dung thẻ title và thẻ description của các landing page chưa đủ thu hút so với các website khác, nên chưa lôi kéo được người dùng nhấn vào xem.

#2

Từ khoá cạnh tranh cao, có website khác chạy Google Adwords, do đó kết quả của bạn bị đẩy xuống dưới.

Ví dụ: website của bạn ở vị trí thứ 6, từ khoá đó có website chạy Google adwords, nên thay vì có 10 kết quả thì có 14 kết quả, website của bạn bị đẩy xuống vị trí thứ 10.

#3

Lựa chọn từ khoá chưa ổn: từ khoá đó có ít người search, hoặc không đúng khách hàng mục tiêu.

Từ khoá lên top, lượng truy cập tăng, nhưng liệu những truy cập đó là của các trang landing page bán hàng không?

Để biết được điều này bạn cần kiểm tra như sau:

B1: Vào Acquisition > All traffic > Channels > Organic Search

B2: Trong kết quả hiện ra, bạn chọn Landing Page

Lúc này bên dưới sẽ hiển thị danh sách các landing page được truy cập nhiều nhất từ Organic search.

Những landing page mà bạn đang SEO, những landing page có từ khoá lên top đang đứng ở vị trí thứ mấy, có được truy cập nhiều không?

Một số website có up nội dung tin tức, tư vấn, đặc biệt nội dung viết đúng theo hướng xu hướng tìm kiếm của người dùng sẽ lôi kéo được khá nhiều lượt truy cập.

3. Kiểm tra trên phiên bản di động

Bạn kiểm tra thứ hạng từ khoá trên thiết bị nào? Máy tính, hay máy tính bảng hay di động?

Hầu hết việc kiểm tra thường được thực hiện trên máy tính. Tuy nhiên điều này sẽ không còn đúng hoàn toàn nữa.

Sự thật là thứ hạng của website trên máy tính và thiết bị di động sẽ khác nhau. Google ưu tiên chọn những website thân thiện với di động, có tốc độ tải nhanh, không sử dụng những loại quảng cáo gây khó chịu để hiển thị trên trang kết quả khi người dùng tìm kiếm trên các thiết bị này.

Như vậy nếu khách hàng tiềm năng của bạn chủ yếu sử dụng thiết bị di động, nhưng bạn lại kiểm tra trên máy tính, thì kết quả có thể không chính xác hoàn toàn.

Trước hết hãy dùng Google Analytics để kiểm tra người dùng website đang sử dụng thiết bị nào nhiều nhất.

B1: Bạn vào Audience > Mobile > Overview

Như vậy, mobile là thiết bị được sử dụng nhiều nhất.

B2: Ở đây bạn sẽ thấy liệt kê 3 thiết bị:

  • mobile: điện thoại di động
  • desktop: máy tính, bao gồm cả máy tính bàn và laptop.
  • tablet: máy tính bảng.

B3: Nếu website được view bằng điện thoại nhiều, hãy kiểm tra tỷ lệ thoát của thiết bị này.

Nếu tỉ lệ này càng gần 100% thì bạn phải báo với chủ sở hữu website, để họ tiến hành cải thiện những vấn đề như tốc độ tải, sự hiển thị của website…

KẾT

Google Analytics có rất nhiều thống kê, nhưng ở mức độ của người làm SEO, chúng ta chỉ cần tập trung vào những thống kê chính nêu trên.

Trang Lê

Còn Báo cáo SEO thì sao?

Công ty SEO Singapore – Hoc11.vnsử dụng hệ thống Báo Cáo Tự Động, đảm bảo tính chính xác và không có sự can thiệp vào kết quả SEO

Những điều cần biết khi SEO Mobile

Chăm sóc website đơn giản và hiệu quả

Nguồn: https://gobranding.com.vn/cac-thong-ke-tren-google-analytics-ban-can-xem-khi-lam-seo/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *