Long-tail keyword là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc nhưng không ít SEO-er vẫn chưa hiểu rõ khái niệm và biết cách tận dụng triệt để ưu thế của long-tail keyword. Trong bài viết sau, Đào Tạo SEO Á Âu sẽ hướng dẫn bạn cách tìm và sử dụng từ khóa long-tail nhằm tối ưu hóa nội dung, tăng thứ hạng, traffic và chuyển đổi.
Long-tail keyword là gì?
Trước khi cùng tìm hiểu cách tìm long-tail keyword, bạn cần hiểu long-tail keyword là gì. Long-tail keyword là những từ khóa không được tìm kiếm nhiều như các từ khóa phổ biến khác, thường có ít nhất 3 từ và rất chi tiết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng độ dài không phải yếu tố cốt lõi để nhận định từ khóa đó có phải long-tail keyword không.
Long-tail keyword được đánh giá dễ xếp hạng hơn các từ khóa chung (được gọi là head keyword). Nếu trang của bạn vẫn còn mới hoặc xếp hạng còn thấp thì sẽ rất khó đạt thứ hạng cao cho những head keyword như “coffee” hoặc “marketing”.
<
(Nguồn ảnh: Internet)
Bằng cách target vào các cụm từ tìm kiếm ít phổ biến hơn, ví dụ “cách pha cà phê phin tại nhà” hoặc “content marketing cho công ty phần mềm”, bạn sẽ dễ xuất hiện trên trang nhất Google hơn.
Các biến thể của long-tail keyword cũng đem lại hiệu quả nhất định, do Google có thể hiểu từ khóa liên quan và biến thể. Ví dụ như “máy pha cà phê dạng lọc”, “content marketing cho SaaS”, “chiến thuật content marketing cho công ty phần mềm”…
Vì sao long-tail keyword giúp tăng traffic và chuyển đổi?
Thay vì target mỗi head keyword, bạn nên target vào long-tail keyword, do chúng đem lại lượng truy cập lớn từ những người quan tâm đến trang, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Lý do vì sao?
Dễ xếp hạng hơn
Long-tail keyword dễ xếp hạng hơn. Không khó để nhận ra có hàng trăm ngàn đối thủ tập trung vào các head keyword phổ biến, trong khi long-tail keyword chi tiết lại ít được chú trọng hơn. Ví dụ, từ khóa dài như “nhà hàng sushi chay tại Chicago” lại dễ xếp hạng hơn là cho mỗi từ “sushi”.
Target khách hàng chính xác hơn
Do bản chất long-tail keyword đã rất chi tiết nên những người tìm kiếm cụm từ này có khuynh hướng sẵn sàng mua hàng hoặc thực hiện cam kết. Họ biết họ muốn gì nên họ tìm thẳng ngay cụm từ chứa thứ họ muốn. Ngược lại, những người tìm cụm từ chung chung thường chỉ đang khảo sát sơ bộ hoặc cân nhắc nhiều lựa chọn. Giữa hai đối tượng trên thì đối tượng đầu tiên cần thiết cho trang của bạn hơn.
Tiết kiệm ngân sách quảng cáo
Nếu bạn dùng Google Ad, long-tail keyword sẽ giúp tiết kiệm ngân sách. Những từ khóa cạnh tranh thường có CPC cao hơn, nhưng những từ khóa có search volume (số lượt từ khóa được tìm kiếm) thấp sẽ rẻ và target chính xác hơn.
(Nguồn ảnh: Internet)
Hướng dẫn tìm long-tail keyword đúng cách, hiệu quả cao
Xác định unique selling proposition
Để tìm được keyword đem lại hiệu quả cao, trước hết hãy tự hỏi điều gì khiến sản phẩm và dịch vụ của bạn trở nên độc đáo, hữu ích và khiến người dùng khao khát trải nghiệm, đối tượng nào cần đến sản phẩm bạn đang cung cấp, vì sao khách hàng nên chọn bạn thay vì đối thủ…
Khi tìm long-tail keyword, hãy quan tâm đến unique selling proposition (lợi điểm bán hàng độc nhất) của bạn. Lý tưởng nhất là keyword cần làm bật lên ưu thế của doanh nghiệp và sự khác biệt của bạn so với đối thủ. Nên nhớ rằng, với long-tail keyword, càng unique thì càng ít lượt view, nhưng tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
Sử dụng công cụ tìm từ khóa
Keyword Magic Tool
Với Keyword Magic Tool, bạn thêm keyword mong muốn rồi chọn quốc gia. Sau đó SEMrush sẽ hiển thị danh sách keyword theo nhiều kiểu match khác nhau như Broad match, Phrase match, Exact match…
Bạn cũng có thể chọn từ khóa riêng lẻ và thêm vào Keyword Manager – nơi lưu trữ tất cả keyword bạn muốn quản lý và sử dụng. Công cụ còn hỗ trợ trích xuất danh sách keyword thành file Excel.
(Nguồn ảnh: Internet)
Topic Research Tool
Khi bạn tìm từ khóa dài, công cụ sẽ trả lại danh sách các chủ đề liên quan và thông tin theo các định dạng khác nhau. Từ những thông tin này, bạn sẽ có ý tưởng cho long-tail keyword.
Trước tiên, bạn nhận được những keyword liên quan hoặc headlines có liên quan đến keyword bạn muốn theo dạng card như sau:
(Nguồn ảnh: Internet)
Khi click vào card, bạn sẽ nhận được các headlines và câu hỏi liên quan đến chủ đề của keyword hoặc chủ đề của card. Các câu hỏi này giúp bạn có ý tưởng cho long-tail keyword và xác định cần giải đáp thắc mắc gì cho khách hàng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Keyword Gap Tool
Bằng cách thêm domain và tên 4 đối thủ cùng lúc, bạn sẽ nhận được danh sách keyword mà bạn và đối thủ cùng xếp hạng theo kết quả trên trang kết quả tìm kiếm. Như hình dưới đây, với từ khóa “pet supply stores” thì một thương hiệu xếp hạng 74, còn Petco xếp hạng 2. Với công cụ này, bạn sẽ phát hiện mình bỏ sót những từ khóa nào đang được đối thủ tận dụng làm content.
(Nguồn ảnh: Internet)
Keyword Difficulty Tool
Keyword Difficulty ước định độ khó của một chiến lược SEO nếu bạn muốn soán ngôi đầu những trang đang thống lĩnh top 20 của Google.
Công cụ này hỗ trợ quá trình chọn keyword để target: từ khóa nào trong thực tế sẽ nhanh xếp hạng, đâu là mục tiêu dài hạn, từ khóa nào khó xếp hạng…
Như hình bên dưới, SEMrush bao gồm các SERP Features. Do đó, nếu bạn khó lòng cạnh tranh để chiếm featured snippet thì có thể chuyển hướng sang featured video hoặc knowledge panel.
(Nguồn ảnh: Internet)
Google Ads Keyword Planner
Với tài khoản Google Ads, Keyword Planner sẽ đưa ra cho bạn hai lựa chọn: Khám phá từ khóa mới và Nhận search volume và dự báo. Hai lựa chọn trên giúp bạn hiểu về insight của các cụm tìm kiếm khác nhau và ước tính lượng click và impression nếu bạn chạy ads các từ khóa đó.
Để nghiên cứu từ khóa bằng công cụ này, bạn tìm cụm từ và tên thương hiệu bằng cách gõ domain như một filter, sau đó dùng các filter khác cho các tìm kiếm cụ thể hơn và ý tưởng long-tail keyword.
(Nguồn ảnh: Internet)
Công cụ cho ra danh sách keyword bạn cần, đồng thời cho biết mức độ cạnh tranh của mỗi từ khóa, giá đấu thầu mỗi từ khóa cho một chiến dịch Google Ads, độ khó để xếp hạng cho mỗi từ khóa trong kết quả tìm kiếm tự nhiên…
Gợi ý những cách tìm kiếm từ khóa hiệu quả khác
Tính năng gợi ý từ khóa của Google
Gõ vào khung tìm kiếm của Google sẽ cho ra danh sách những cụm từ mà người dùng khác tìm kiếm. Thêm những từ mở rộng vào cụm từ tìm kiếm của bạn sẽ tạo ra từ khóa dài.
Ví dụ, nếu bạn đang tìm long-tail keyword liên quan content marketing thì thử gõ “best content marketing p” vào khung tìm kiếm. Danh sách gợi ý sẽ hiện ra như sau:
(Nguồn ảnh: Internet)
People also ask
Tính năng này hiển thị những câu hỏi gợi ý, giúp bạn mở rộng danh sách từ khóa khi làm content.
(Nguồn ảnh: Internet)
Related search terms
Khi gõ tìm head keyword hoặc một long-tail keyword nào đó, hãy thử kéo xuống cuối trang kết quả tìm kiếm để nhận được những gợi ý về cụm từ tìm kiếm liên quan.
(Nguồn ảnh: Internet)
Tìm hiểu người dùng đang thảo luận gì trên Internet
Tham gia các diễn đàn trực tuyến, message board có liên quan chủ đề của bạn và chú ý những câu hỏi người dùng đặt ra, sau đó cân nhắc vay mượn cả câu hỏi và cụm từ đó để làm long-tail keyword.
Ví dụ, với tìm kiếm về chủ đề “content marketing” trên Quora, bạn sẽ có thêm ý tưởng từ khóa dài như “những lỗi content marketing người mới bắt đầu thường gặp”, “ví dụ về corporate marketing”…
(Nguồn ảnh: Internet)
Luôn quan tâm đến ý định người dùng
Khi có danh sách long-tail keyword, bạn cần đánh giá lại và nghĩ kỹ vì sao người dùng lại sử dụng các cụm đó: họ mong muốn tìm thấy gì, họ đang ở giai đoạn nào trong quá trình mua hàng… Khi dùng những keyword đó trên site, hãy đảm bảo content của bạn cung cấp đúng thông tin mà người dùng đang tìm kiếm.
Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng từ khóa dài khi phù hợp, chứ không phải do chúng dễ xếp hạng mà bạn cố nhồi nhét vào content, trong khi độc giả không tìm thấy thông tin họ cần từ những từ khóa đó.
Cách dùng long-tail keyword hiệu quả
Chèn từ khóa tự nhiên
Đây là yếu tố quan trọng nhất cần ghi nhớ. Không phải từ khóa dài nào cũng dễ chèn vào một câu. Vì thế, sáng tạo trong sử dụng dấu câu hoặc tự điều chỉnh từ khóa là điều cần làm.
Tận dụng biến thể của từ khóa
Nếu có thể, hãy chèn cả long-tail keyword và biến thể của chúng vào tiêu đề trang, header, subheader và câu đầu tiên của đoạn đầu tiên.
Đừng cố nhồi nhét
Đừng quá lo lắng nếu gặp khó khăn khi chèn từ khóa. Việc giữ cho bài viết lưu loát và đúng ngữ pháp quan trọng hơn việc cố tình chèn từ khóa một cách gượng ép. Hãy cân nhắc vị trí đặt từ khóa, miễn là không gây ảnh hưởng đến chất lượng content.
Nhìn chung, với SEO, từ khóa không là tất cả nhưng nó lại đóng vai trò trụ cột. Nếu liên tục gặp khó khăn khi xếp hạng cho head keyword thì đã đến lúc bạn nghĩ đến phương án long-tail keyword. Tìm và tận dụng đúng cách long-tail keyword, bạn sẽ chứng kiến sự tăng vọt về thứ hạng và traffic chỉ trong một đến hai tuần.
Chủ đề: long tail keyword, Onpage, SEO ONPAGE