Thiết kế lại website hay chuyển sang một CMS mới là việc phải mất nhiều thời gian và cần có kế hoạch. Trong đó, biện pháp phòng ngừa rủi ro cho SEO cần được quan tâm hàng đầu.
Quyết định thiết kế lại website sẽ tốt hơn rất nhiều nếu như làm đúng. Nó không có ảnh hưởng xấu quá nhiều đến SEO. Còn nếu, nó khiến cho SEO rơi vào bế tắc thì thực sự việc làm lại trang web giống như thảm họa.
Chúng ta điều biết tầm quan trọng của dạng tìm kiếm không phải trả tiền. Khi mất đi thứ hạng quan trọng và một lượng truy cập tự nhiên đáng kể, bạn sẽ nhận thấy ngay sự sụt giảm doanh số. Và khách hàng tiềm năng cũng vơi dần.
Bài đăng này sẽ giúp bạn tránh được việc SEO rơi vào thảm họa khi thiết kế lại website.
Dưới đây là một số bước cụ thể mà bạn có thể thực hiện trước khi thay đổi, trong thời gian khởi chạy và sau khi khởi chạy để giảm thiểu rủi ro và tránh tai hại khi thiết kế lại trang web.
Trước khi quyết định làm lại web
Lập mục tiêu và kế hoặc của dự án
Có một số lý do trông hấp dẫn khiến bạn phải làm lại website:
- Mở rộng kinh doanh
- Cải tiến trải nghiệm người dùng
- Đưa vào web cách tiếp thị mới
- Cải tiến SEO
Một khía cạnh khác để đánh giá dự án thành công là các mục tiêu. Yếu tố này được xem là đường cơ sơ để xác định hiệu quả trước và sau khi làm lại web. Trong khi đó, kế hoạch là cần thiết vì nó giúp bạn hoạch định thời gian nào làm việc gì. Và dễ dàng quản lý, giám sát công việc. Nếu có trục trặc gì xảy ra, bạn có hướng xử lý nhanh chóng và chính xác hơn.
SEOer phải tham gia vào việc thay đổi cấu trúc nội dung và thông tin
Cấu trúc trang chủ và các trang chủ đề phụ là rất quan trọng đối với thành công của SEO. Điều này được xây dựng thông qua nội dung cụ thể trên trang và cách thức tổ chức nội dung đó.
Khi thiết kế lại website, có thể bạn muốn thay đổi cấu trúc, sơ đồ trang web, kế hoạch nội dung… Nhưng việc này bắt buộc SEO phải tham gia và là người có quyết định cuối. Vì họ hiểu rõ đâu là cấu trúc thông tin duy trì, phát triển tốt nhất cho SEO và đâu là những thứ đang phá hoại.
Bắt đầu với sơ đồ trang web hiện tại và làm việc với team để xây dựng sơ đồ mới, cải tiến. Bạn nên sử dụng các công cụ thu thập thông tin trên trang như Screaming Frog hoặc DeepCrawl) để không bỏ sót một thứ gì trên trang.
Tối ưu On-Page
Sau khi có một sơ đồ mới, hãy đào sâu hơn đến cấp độ trang, sự liên quan giữa nội dung với mục đích tìm kiếm của người dùng.
Và bắt tay tối ưu trang bằng việc tối ưu cấp độ trang trang, đường dẫn, tiêu đề trang, meta mô tả, alt text, bản sao…
Mức độ thay đổi sơ đồ trang quyết định mức độ bạn cần phải tập trung tối ưu lại On-Page.
Redirects (Chuyển hướng)
Khi thay đổi web, có những trang bạn làm mới với Url mới hoặc bỏ các trang cũ nhằm nâng cao trải nghiệm. Vì vậy, bắt buộc phải thực hiện chuyển hướng các Url này. Đây là việc nhằm đảm bảo trang truy cập vào không bị lỗi 404, tránh không tìm thấy nội dung gì trên trang khi khách hàng click vào Url.
Thu thập dữ liệu từ sơ đồ mà bạn xây dựng khi làm lại website để lên kế hoạch thực hiện chuyển hướng. Bạn nên xem thường xuyên các thông tin chi tiết từ Google Search Console để chắc chắn rằng mình không quên bất kỳ chuyển hướng nào.
Bên cạnh chuyển hướng, bạn cũng cần kiểm tra lại và đảm bảo chúng hoạt động đúng, sẵn sàng để khởi chạy.
Khởi chạy
Vào thời điểm khởi chạy, bạn sẽ lần lượt kiểm tra thực tế các thay đổi và thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Nếu phát hiện bất cứ trục trặc nào, bạn nên ngưng quá trình khởi chạy và quay lại thử nghiệm.
Hãy nên nhớ, đây là giai cần làm thật chậm, rà soát thật kỹ mới tối thiểu rủi ro cho website về lâu dài.
Khi bản khởi chạy hoạt động thực tiễn
Kiểm tra chuyển hướng
Bước đầu tiên trong giai đoạn này là quay lại kiểm tra chuyển hướng. Đảm bảo rằng tất cả các URL trang web cũ sẽ thực hiện chuyển hướng 301 đến các URL trang web mới theo kế hoạch. Nếu sót 404, hãy nhanh chóng chuyển hướng bổ sung.
Dev-to-Live Audit
Ngoài chuyển hướng, cần phải chắc chắn tất cả các trang dạng dev phải chuyển sang trang web dạng thực tiễn.
Code và xác nhận hiệu suất
Đừng cho rằng những gì bạn làm trong dev, những ý tưởng cho trang sẽ hiển thị đúng như ý muốn. Chạy thử các trang thông qua công cụ kiểm tra về tính thân thiện, hiển thị mobile, desktop, tốc độ… để đảm bảo trang web đạt các yêu cầu cơ bản nhất.
Lưu ý rằng, sự khác biệt trong máy chủ, lưu trữ và các tệp tin tải lên trên trang web có thể gây ra vấn đề phiền nhiễu mà bạn không tìm thấy trên xếp hạng trang web.
Ngoài ra, đừng quên đánh dấu dữ liệu có cấu trúc để tất cả các công cụ tìm kiếm đều có thể hiểu được những gì có trên trang của bạn.
Submit XML Sitemaps
Khi chuyển hướng đã hoạt động tốt, tiến hành SEO cho trang web thì cũng đã đến lúc Submit XML Sitemaps. Đảm bảo sơ đồ trang web đang hoạt động thực tiễn có tập hợp Url đích mong muốn. Nếu bạn đang sử dụng sơ đồ trang tĩnh, hãy tạo một sơ đồ mới ngay bây giờ, kiểm tra và gửi nó đi.
Google hay công cụ tìm kiếm khác sẽ theo các đường link trong sitemap mà bạn submit để lập chỉ mục nhanh hơn.
Giám sát
Trong 1-2 tháng tiếp theo, bạn cần theo dõi Google Search Console để theo dõi các lỗi đã báo cáo 404, thu thập dữ liệu lỗi và phát hiện các vấn đề trên trang HTML. Giải quyết nhanh chóng.
Đang làm SEO
Nhớ rằng, SEO không phải là làm 1 thời gian duy nhất.
Khi mọi thứ của website được thiết kế mới đi vào hoạt động ổn định, bạn có thể trở lại với kế hoạch SEO, đo hiệu suất và tiến đến mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ đây, bạn có thể tiếp tục tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) như cách thông thường bạn đã làm nhé.
Hoc11.vn – Công ty SEO được đầu tư từ Singapore đầu tiên tại Việt Nam
Xem thêm:
8 công cụ có thể giúp bạn phát triển nội dung tốt hơn
Website của Tôi mới thiết kế xong thì có SEO được không?
Nguồn: https://gobranding.com.vn/cach-nao-tranh-seo-roi-vao-tham-hoa-khi-thiet-ke-lai-website/