Cùng Toponseek tìm hiểu 4 yếu tố quan trọng nhất trong việc đưa từ khóa lên SEO top 1 Google. Những kiến thức dưới đây được chia sẻ bởi Nathan Gotch, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực SEO, đồng thời cũng là người sáng lập của Gotch SEO.
SEO là gì?
Trước khi tìm hiểu về SEO top 1 Google, chúng ta cần phải hiểu SEO là gì? SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization, có nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm. Hiểu một cách đơn giản, SEO tức là quá trình nâng thứ hạng trang web lên trang nhất của công cụ tìm kiếm. Lý do giúp cho SEO trở thành chiến lược Inbound marketing hàng đầu cho tới thời điểm này, đó chính là user intent, hay còn gọi là mục đích tìm kiếm. Lấy ví dụ, khi một người gõ “semrush free trial” trên thanh tìm kiếm Google, mục đích của họ đã quá rõ ràng. Họ đã ở rất gần với việc trở thành một khách hàng. Theo SEMrush, 3 trong số 5 website được truy cập nhiều nhất là những website công cụ tìm kiếm.3 website đó lần lượt là Youtube, Amazon và Google. Đói với công cụ tìm kiếm truyền thống, Google là công cụ phổ biến nhất với 87% thị phần, so với 7% của Bing, 3% của Yahoo, 3% của các công cụ còn lại. Điều đó đủ để chứng minh tiềm năng của SEO trong Marketing. Vậy, làm thế nào để bạn có thể SEO top 1 Google? Quá trình này được chia làm 4 yếu tố chính trong bài viết dưới đây
Từ khóa chính
Từ khóa chính (hay từ khóa chủ đề) là nền tảng cho bất kỳ chiến lược SEO thành công nào. Bởi vì từ khóa chính là những gì mà người tìm kiếm sử dụng để tìm kiếm câu trả lời hay giải pháp cho vấn đề của họ. Vì vậy, mục tiêu chính ở đây là website của bạn phải hiện thị trước mắt người tìm kiếm. Và từ đó, bước đầu tiên của việc nghiên cứu từ khóa là tìm cơ hội của từ khóa chủ đề.
Để làm được việc này, cần phải phụ thuộc vào việc liệu website của bạn đã có lượt truy cập tự nhiên hay chưa. Để kiểm tra lượt truy cập tự nhiên, hãy truy cập vào SEMrush, nhập domain của bạn vào ô tìm kiếm và bấm vào mục “Organic Reseach”. Sau đó, bạn hãy nhìn xuống phần “Top Organic keywords”
Nếu bạn đã có sẵn từ khóa, thì đây chính là nơi bạn sẽ bắt đầu chiến dịch. Trong trường hợp này, bạn cần tìm ra những từ khóa được gọi là “mục tiêu dễ dàng”, đó là những từ khóa có thứ hạng từ 2 đến 15. Trong SEMrush, nhấp vào phần Position trong trang “Organic Research” bạn vừa mở. Khi đó, một danh sách các lựa chọn sẽ hiện ra, hãy nhập vào ô “Custom Range” thứ tự 2 và 15. Bạn có thể nhìn thấy một danh sách các từ khóa “mục tiêu dễ dàng”. Đây là những từ khóa mà bạn cần phải ưu tiên, bởi vì sau một vài tối ưu đơn giản và backlinks, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể xong thứ hạng, từ đó mang về một lượng lớn lượt truy cập tự nhiên. Theo nghiên cứu của Backlinko, nếu từ khóa SEO top 1 Google có Google organic CTR là 31,7%, trong khi top 5 chỉ có 9,73%. Vì vậy, bạn cần phải tập trung rất nhiều nguồn lực vào việc đẩy ranking cho những từ khóa dạng này.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chưa có lượt truy cập tự nhiên nào, website của bạn mới hoàn toàn và bạn chưa từng làm SEO trước đây, hãy làm theo các bước sau. Đầu tiên, truy cập vào SEMrush, trong phần SEO section bên trái, chọn vào mục “Keyword gap”. Sau đó, nhập domain của bạn vào ô tìm kiếm và domain của 1 số đối thủ vào các ô bên cạnh. Sau đó nhấn vào ô “Position” và chọn “Top 10”. Kéo xuống dưới, bạn sẽ thấy mục “All keyword detail for”, nhấp vào mục “Missing” và “Untapped”, đây là nơi hiển thị những từ khóa xếp hạng đối thủ có mà website của bạn thì không.
Giờ bạn đã biết cách tìm kiếm từ khóa chính trong cả hai trường hợp. Thế nhưng, có một sự thật là ai cũng có thể tìm được từ khóa chính, nhưng không phải ai cũng có thể xác định được đâu mới là từ khóa mục tiêu và làm thế nào để chắt lọc những từ khóa này. Có 2 điều cần cân nhắc khi xác định từ khóa.
Thứ nhất, mối quan tâm của người tìm kiếm là gì? Có 5 phạm trù trong mục tiêu tìm kiếm, đó là:
- Thông tin
- Nghiên cứu
- So sánh
- Chuyển đổi
- Điều hướng
Lấy ví dụ, bạn đang xây dựng chiến dịch SEO cho SEMrush. Đầu tiên, SEMrush cần nhắm vào những thông tin mục tiêu với các từ khóa như “learn seo”, “how to build backlink”, đây được xem là những từ khóa mang lại traffic lớn nhất. Sau đó là nhắm đến những từ khóa liên quan đến việc nghiên cứu như “SEO tools”, “best SEO tools”, đây là những từ khóa rất liên quan đến dịch vụ mà SEMrush mang đến. Khi đã biết đến SEMrush, người tìm kiếm sẽ có xu hướng so sánh chúng ta với những đối thủ tương tự, ví dụ như từ khóa “SEMrush với Moz”. Đến bước này, người tìm kiếm đang phân vân và đã rất gần với tỉ lệ chuyển đổi, trở thành khách hàng mục tiêu. Lúc này, những từ khóa chuyển đổi xuất hiện như “Semrush free trial”. Cuối cùng là những từ khóa điều hướng như “semrush, semrush login”,…
Điều thứ 2, từ khóa của bạn có thực sự cạnh tranh được không? SEMrush có câu trả lời dành cho bạn. Đầu tiên, nhập domain của bạn hoặc domain của đối thủ vào thanh tìm kiếm, bên thanh section, tìm mục “Organic research”, trong phần “Organic research”, nhấp vào nút “Position”, sau đó nhấp vào bộ lọc “KD”, bắt đầu với “Very easy”, những từ khóa hiện ra chính là những từ khóa mà bạn cần SEO top 1 google, vì nó không tốn quá nhiều nguồn lực để lên top.
Kết luận lại, bạn cần phải ưu tiên những từ khóa có ý định chuyển đổi cao đến từ người tìm kiếm và ít sự cạnh tranh từ các đối thủ trước tiên.
Kỹ thuật
Bạn có thể sẽ tìm được những từ khóa chính chất lượng, thế nhưng, website của bạn sẽ không thể nào lên top nếu không tối ưu về mặt kỹ thuật. Kỹ thuật giống như móng của ngôi nhà vậy, nó có thể không giúp bạn SEO top 1 Google, nhưng nó là điều kiện cần để đến được đó. Về chuyên sâu, có rất nhiều những kỹ thuật mà phải mất nhiều thời gian và công sức mới có thể hiểu được.
Đầu tiên, SEMrush có mục “Site audit” trong phần “On page và tech SEO” giúp bạn kiểm toán lại website để chỉ ra cơ hội và những lỗi cần cải thiện. Bạn có thể sẽ bị choáng ngợp bởi những lỗi và cơ hội sau khi audit website trên trang SEMrush, thế nhưng, có 3 điểm cốt lõi cần phải được ưu tiên đối với việc tối ưu về mặt kỹ thuật SEO cho website
Thứ nhất, cần phải chắc chắn rằng website của bạn đã được index và crawl. Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc index và crawl website:
- Cấu trúc website
- Page experience (Tập hợp chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng (UX))
- Robot.txt file
- Noindex tags
Đối với việc index và crawl của website, SEMrush có mục hỗ trợ trong phần “Site audit” là “Indexebility” và “Crawlability”, đây là những tính năng chỉ ra những nguy cơ mà trang web của bạn có thể gặp phải khi index và crawl.
Thứ hai, bạn cần phải tối ưu UX (trải nghiệm người dùng). Sẽ thế nào nếu người dùng truy cập vào website của bạn và thấy tốc độ load cực kỳ chậm. Đây cũng là 1 tiêu chí mà Google dùng để đánh giá website của bạn. Vì vậy, bạn phải làm tất cả những gì có thể để nâng cao trải nghiệm người dùng. Điều thú vị là, tất cả những tối ưu của bạn sẽ có tác dụng đến toàn website mà bạn ko cần phải audit cho từng page một.
Cuối cùng, đó chính là cấu trúc website, hay gọi một cách khác là Internal Linking. Đối với cấu trúc website, hãy lưu ý “quy tắc 3 clicks”, tức là không nên có site chú trọng nào cách trang chủ 3 lần nhấp chuột. Tiếp theo, bạn cần phải tìm ra những site nào đang có internal link có kém chất lượng. Để làm được điều này, hãy truy cập đến filter “Internal Link rank” theo chỉ dẫn bên dưới. Đây là chức năng SEMrush dùng để xác định có bao nhiêu internal link. Nếu một bài đăng có nhiều internal link dẫn về từ một bài đăng có nhiều backlinks, điểm IRL sẽ cao, và nếu những Internal link ấy là những IL kém chất lượng, điểm IRL sẽ giảm đáng kể.
Content
Sau khi đã chọn được từ khóa và tối ưu kỹ thuật, giờ là lúc bạn phải chú trọng vào nội dung cho website. Làm thế nào để tối ưu nội dung? Nathan Gotch đã chia sẻ một quá trình đơn giản nhất có thể.
Đầu tiên, hãy quan tâm đến việc liệu những từ khóa của bạn có bị Cannibalization, hay nói một cách dễ hiểu hơn là “ăn thịt từ khóa”. Vấn đề ăn thịt từ khóa trên website của bạn sẽ khiến cho Google buộc phải tự xác định xem bài đăng nào mới là tốt nhất cho từ khóa đó. Rõ ràng chúng ta không hề muốn Google làm việc này, đó là quyền quyết định của chúng ta. Jonh Muller, người biện hộ cho Google đã nói rằng :
“Chúng tôi chỉ xếp hạng những nội dung mà chúng tôi có. Nếu bạn có nhiều bài đăng trùng nội dung, thì chúng sẽ cạnh tranh với nhau, điều này giống như những đứa trẻ đang cố gắng về nhất vậy. Cá nhân tôi thấy rằng việc ít bài đăng nhưng chất lượng cao tốt hơn rất nhiều so với quá nhiều bài đăng chất lượng kém. Đừng tự hạ giá trị website của bạn xuống”
Jonh Muller
Thứ 2, liệu bài đăng có cần phải nâng cấp. Đơn giản hãy nhớ 1 điều, là nội dung bạn đăng phải khác biệt và tốt hơn bài đăng cũ của đối thủ.
Thứ 3, liệu bài đăng có cần phải tối ưu. Hãy để ý đến tần suất của từ khóa, heading, meta data, URL, mở bài và kết bài. SEMrush cung cấp công cụ “On-page checker” giúp đưa ra những lời khuyên để tối ưu bài đăng của bạn
Thứ 4, hãy xem xét rằng liệu bài đăng của bạn đã có đủ Internal links hay chưa.
Cuối cùng, hãy kiểm tra xem liệu bài đăng có cần thêm “topical authority”. Hiểu một cách ngắn gọn, “topical authority” cho biết website và bài viết của bạn có độ uy tín đến đâu để Google xếp hạng và đánh giá. Quay lại phần trước, nếu bài đăng của bạn không đủ Internal link, thì đồng nghĩa với “topical authority” thấp.
Backlinks
ếu dạo quanh các diễn đàn, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều bài viết rằng độ hiệu quả của backlinks trong SEO đang ngày càng giảm sút. Nhưng với một người đã làm trong ngành SEO từ năm 2011 như Nathan Gotch, backlinks vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong xếp hạng. Theo như nghiên cứu của SEMrush về các yếu tố xếp hạng ranking, họ phát hiện ra rằng một domain có càng nhiều backlinks, xếp hạng của domain ấy càng cao. Tuy nhiên hãy nhớ rằng không phải backlinks nào cũng như nhau, có những backlinks có thể khiến cho website của bạn xuống hạng hay thậm chí là bị phạt. Trước khi nghĩ đến việc đi thêm backlink, hãy kiểm tra lại những backlink mà bạn đang có. Truy cập và SEMrush, tìm đến mục “Backlink Audit”, SEMrush sẽ cho bạn tổng hợp những backlink độc hại. Có một số cách để giải quyết vấn đề này. Đầu tiên, cố gắng tiếp cận các backlink chất lượng cao. Thứ 2, nếu backlink ấy quá độc hại, hãy xóa nó đi. Lựa chọn cuối cùng là sử dụng tính năng “Disavow links” trong Google Search Console. Sở dĩ đây là lựa chọn cuối cùng bởi vì công cụ này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng website của bạn. Để chọn được những backlink chất lượng, hãy nhớ 3 yếu tố chính dưới đây:
- Backlink có nội dung liên quan đến website của bạn
- Backlink ấy là một website thật với lượt truy cập tự nhiên thật
- Chọn backlink đó chỉ số authority cao và đáng tin cậy
Có rất nhiều những yếu tố để chọn backlink chất lượng, tuy nhiên đây là 3 yếu tố đang quan tâm nhất đối với một website mới.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích đến từ Nathan Gotch cho việc SEO top 1 Google đối với những website mới hay những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, ToponSeek cũng cung cấp tất cả dịch vụ liên quan đến SEO cho website của bạn.