Nếu bạn muốn giới thiệu content của Website tới mọi người, bạn có thể đợi google tìm tới và khám phá content của bạn hoặc bạn có thể báo cho google biết bằng cách Submit Sitemap. Chính vì vậy qua bài viết dưới dây TOS sẽ giúp bạn cách để submit sitemap lên Google Search Console, Bing, Yandex…
Sitemap
Sitemap là một phần rất quan trọng của một Website, nó giúp cho con robot của Google tìm thấy được các URL của Website, URL nào là quan trọng và đảm bảo các URL sẽ được có mặt (indexed) trên kết quả tìm kiếm của google (SERP).
Có thể tìm hiểu thêm về sitemap
Định dạng Sitemap
Google có thể hỗ trợ một vài định dạng Sitemap: XML, RSS, mRSS, and Atom 1.0, Text
XML
Sau đây là một sơ đồ trang web XML rất cơ bản, chứa thông tin về vị trí của một URL duy nhất:
Có thể tham khảo các ví dụ phức tạp hơn và tài liệu đầy đủ tại: https://www.sitemaps.org/protocol.html
RSS, mRSS, and Atom 1.0
Nếu bạn có một trang blog sử dụng nguồn cấp dữ liệu RSS hoặc Atom, bạn có thể gửi sơ đồ trang web dưới dạng URL của nguồn cấp dữ liệu đó. Hầu hết các phần mềm blog đều có thể tạo nguồn cấp dữ liệu cho bạn, nhưng hãy lưu ý rằng nguồn cấp dữ liệu này chỉ cung cấp thông tin về những URL gần đây.
Google chấp nhận các nguồn cấp dữ liệu RSS 2.0 và Atom 1.0.
Bạn có thể dùng nguồn cấp dữ liệu mRSS (RSS đa phương tiện) để cung cấp cho Google thông tin chi tiết về nội dung video trên trang web của bạn.
Text
Định dạng của Sitemap Văn bản:
http://www.example.com/file1.html
http://www.example.com/file2.html
Nguyên tắc đối với sơ đồ trang web dạng tệp văn bản
Mã hoá tệp bằng phương thức mã hoá UTF-8.
Đừng đưa thông tin nào khác ngoài các URL vào tệp sơ đồ trang web.
Bạn có thể đặt tên tuỳ thích cho tệp văn bản đó, miễn là tệp đó có phần mở rộng .txt (ví dụ: sodotrangweb.txt).
Lựa chọn tạo Sitemap tự động hoặc thủ công
Để CMS tạo sơ đồ trang web giúp bạn
Nếu đang dùng một hệ thống quản lý nội dung (CMS) chẳng hạn như WordPress, Wix hoặc Blogger, thì có khả năng là CMS của bạn đã tạo sẵn sơ đồ trang web và cung cấp sơ đồ đó cho các công cụ tìm kiếm. Hãy thử tìm thông tin về cách CMS của bạn tạo sơ đồ trang web, hoặc cách tạo sơ đồ trang web nếu CMS của bạn không tự động tạo. Ví dụ: trong trường hợp của Wix, hãy tìm theo cụm từ “wix sitemap” (“sơ đồ trang web wix”).
Đối với những chế độ thiết lập trang web khác, bạn sẽ phải tự tạo sơ đồ trang web.
Tạo sơ đồ trang web theo cách thủ công
Đối với những sơ đồ trang web không có quá nhiều URL, bạn có thể tạo sơ đồ trang web theo cách thủ công. Để thực hiện việc này, hãy mở một trình chỉnh sửa văn bản, chẳng hạn như Windows Notepad hoặc Nano (Linux, MacOS), rồi viết theo cú pháp mô tả trong phần Định dạng sơ đồ trang web.
Bạn cũng có thể tạo những trang web lớn hơn theo cách thủ công nhưng làm vậy sẽ rất mất công.
Tạo sơ đồ trang web theo cách tự động
Đối với những sơ đồ trang web có rất nhiều URL, bạn sẽ phải tạo sơ đồ trang web theo cách tự động. Có nhiều công cụ có thể tạo sơ đồ trang web. Tuy nhiên, cách tốt nhất là để phần mềm trang web của bạn tạo giúp bạn. Ví dụ: bạn có thể lấy danh sách các URL từ cơ sở dữ liệu của trang web rồi xuất những URL đó đến thẳng máy chủ web hoặc xuất vào một tệp trên máy chủ web. Hãy trao đổi với nhà phát triển hoặc người quản lý máy chủ của bạn về giải pháp này. Nếu bạn cần hướng dẫn về mã, hãy tham khảo bộ sưu tập cũ của chúng tôi về trình tạo sơ đồ trang web của bên thứ ba.
Google Search Console
Google Search Console là một dịch vụ miễn phí của Google giúp cho chủ Website có thể theo dõi tình trạng Website của mình, từ đó tìm cách khắc phục các lỗi hoặc cải tiến hiệu xuất của Website.
Tìm hiểu thêm về Google Search Console: Tại đây
Google có hai phiên bản của Search Console:
Phiên bản mới: Google Search Console
Phiên bản cũ: Google Webmaster Tool
Làm thế nào để Submit Website lên Google Search Console
- Đăng nhập vào Google Search Console
- Sổ thanh công cụ bên trái và chọn vào Website của bạn
- Chọn Sitemap: Sitemap nằm trong phần Index, nếu bạn không thấy Sitemap, nhấn vào Index để Sitemap xuất hiện
- Xóa Sitemap lỗi hoặc hết hạn đi như: sitemap.xml
- Bỏ Sitemap (sitemap_index.xml) vào và nhấn Submit
Có thể tham khảo Video sau:
Làm thế nào để xóa Sitemap khỏi Google Search Console
Nếu bạn Submit Sitemap cũ hoặc Sitemap bị lỗi hoặc muốn gửi xóa Sitemap cũ, bạn có thể xóa Sitemap hiện tại và gửi lại Sitemap mới. Việc làm này không ảnh hưởng xấu tới thứ hạng của Website.
Cách làm
- Dưới phần Submit Sitemap, chọn vào Sitemap mà bạn muốn xóa
- Chọn vào phần ba chấm phía trên bên phải màn hình. Dòng chữ Xóa Sitemap sẽ xuất hiện.
- Nhấn vào Xóa Sitemap.
Google Webmaster Tool đã không còn nhận Submit Sitemap. Bạn phải sử dụng Google Search Console để thay thế.
- Đăng nhập vào Bing Webmaster Tool
- Chọn Website của bạn
- Bên thanh công cụ bên trái, chọn vào Configure My Site và sau đó chọn vào Sitemaps.
- Xóa Sitemap nếu đó là Sitemap lỗi như: http://example.com/sitemap.xml
- Paste Sitemap URL (http://example.com/sitemap_index.xml) vào và nhấn Submit.
Cách để Submit Sitemap lên Yandex Webmaster
- Đăng nhập vào Yandex Webmaster.
- Chọn Website của bạn
- Bên thanh công cụ bên trái, chọn vào Indexing option và sau đó chọn vào Sitemap files.
- Xóa Sitemap nếu đó là Sitemap lỗi như: http://example.com/sitemap.xml
- Paste Sitemap URL (http://example.com/sitemap_index.xml) vào và nhấn Add.
Các bộ máy tìm kiếm khác
Yahoo site explorer đã bị thay thế bởi Bing Webmaster Tools
Ask.com không còn chấp nhận việc Submit Sitemap.
Vậy Có nên submit Sitemap hằng tháng hay không?
Trong một buổi giải đáp về các vấn đề liên quan tới SEO. Chuyên gia SEO Adam Renee đã giải quyết một vấn đề được nêu ra là “Có nên Submit Sitemap hàng tháng hay không?”.
Câu hỏi này được hỏi từ Renee. Người này hỏi rằng: “Tôi được biết từ đâu đó là chúng ta nên Submit Sitemap hàng tháng. Tôi đang sử dụng Rank math để tạo ra Sitemap. Với Plug-in này tôi không cần phải Submit Sitemap vào Google Search Console hoặc Bing Webmaster Tool. Vậy tôi có cần phải submit Sitemap hằng tháng hay không? Tôi muốn nghe ý kiến của anh Adam Riemer”.
Adam Riemer trả lời là không cần phải submit Sitemap hàng tháng.
Vậy trước khi đi vào vấn đề của Renee, Adam Riemer sẽ giải đáp những vấn đề liên quan và những khái niệm bị nhầm lẫn.
Giá trị của XML Sitemap
Nếu như Website là một ngôi nhà thì Sitemap chính là bản đồ của ngôi nhà đó. Nhiệm vụ của Sitemap là giúp con robot của Google tìm kiếm (crawl) những URL của một Website và XML Sitemap không phải là một trong những yếu tố để đánh giá thứ hạng của Website.
Tuy nhiên, một số Website có cấu trúc rõ ràng, con robot của Google có thể tìm kiếm các URL của Website mà không cần sự trợ giúp đến từ Sitemap. Vì vậy có một số trường hợp Sitemap rất quan trọng, một số trường hợp thì ngược lại.
Vậy bao lâu nên Submit Sitemap một lần?
Lý tưởng nhất là bạn chỉ cần Submit Sitemap một lần trên một bộ máy tìm kiếm (thường là Google Search Console).
Sau khi đã Submit Sitemap, bộ máy của google sẽ tính toán và đánh giá là bao lâu thì sẽ crawl Website của bạn một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên không có một dẫn chứng cụ thể được kiểm chứng là bao lâu nên submit Sitemap sẽ tốt cho SEO.
Trong trường hợp Website của bạn có sự thay đổi lớn về cấu trúc, bài viết… bộ máy của Google có thể tự động nhận biết được để cho những con robot tới crawl lại Website của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể submit lại Sitemap, điều này không có ảnh hưởng bất lợi gì đối với Website cả.
Việc submit Sitemap (XML) thường xuyên có thể là một con dao 2 lưỡi
Thông thường một Sitemap tốt là một Sitemap có chứa các URL có status 200. Tuy nhiên một số Sitemap của các trang Web có một số lỗi như trong Sitemap đó có chứa những URL bị hỏng, không tồn tại (404) hoặc bị chuyển hướng (301). Việc submit lại những Sitemap bị lỗi này có thể làm cho bộ máy tìm kiếm bỏ qua, có thể ảnh hưởng xấu tới Website của bạn.
Vì vậy việc submit Sitemap có hai mặt: Có thể giúp cho các URL được indexed một cách nhanh chóng hoặc có thể ảnh hưởng xấu tới Website nếu không biết cách sử dụng.Vậy qua những thông tin trên chúng ta đã biết rằng là không cần phải submit Sitemap mỗi tháng một lần mà chỉ cần submit một lần đối với mỗi bộ máy tìm kiếm là đủ.
Các câu hỏi thường gặp
Ý nghĩa của việc submit site map
Sitemap như một sự chỉ dẫn để giúp bộ máy tìm kiếm( Search Engine) dễ dàng tìm kiếm những URL hoặc các phần quan trọng của Website
Khi nào cần phải submit sitemap
Khi thay đổi cấu trúc của Website hoặc cập nhật thêm nhiều nội dung mới thì chúng ta nên Submit Sitemap lại.
Có phải tất cả website đều phải có sitemap
Website không cần bắt buộc phải có Sitemap, tuy nhiên việc có Sitemap sẽ giúp cho bộ máy tìm kiếm (search engine) index các URL và cập nhật những nội dung mới của Website nhanh hơn.
HTML Sitemap có quan trọng tới SEO không?
HTML Sitemap giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng phân cấp được cấu trúc của Website, cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm được nội dung muốn tìm kiếm, dễ dàng xác định được cấu trúc Internal link của Website từ đó biết đâu để cải thiện SEO
Nguồn: https://www.searchenginejournal.com/should-you-submit-your-sitemap-every-month/439767/
- Cách làm SEO hiệu quả cho doanh nghiệp có chi phí bị giới hạn
- Google cập nhật thuật toán tháng 08/2020 – Google Update 10th August 2020
- Dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu chuyên nghiệp
- Lý do nào mà các shop kinh doanh online nên chạy Google Shopping Ads?
- Giảm cân hiệu quả và tăng sức đề kháng với một cốc chanh đào ngâm mật ong mỗi sáng