Nếu công cụ máy tìm kiếm không biết về website của bạn, thì cơ hội xếp hạng TOP là 0! Thực tế, phải mất 1 thời gian dài để các bộ máy tìm kiếm phát hiện được một website mới.
Bạn hãy thử search 1 trang web mới được xây dựng tầm 2-3 ngày xem, Hoc11.vn khẳng định đến 90% là sẽ không tìm thấy.
Thậm chí, có những website đã hoạt động được một thời gian, nhưng khi search trên Google/Bing/Yahoo vẫn không thấy.
Chắc chắn bài viết của Hoc11.vn sẽ được nhiều người quan tâm vì đang gặp phải vấn đề này. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn: Submit URL lên Google trong thời gian ngắn nhất.
Chúng ta sẽ bắt đầu ngay dưới đây!
Submit URL là gì?
Submit URL là hành động gửi link của một website đến Search Engine, yêu cầu Bot vào và tiến hành crawl (thu thập dữ liệu) và index ( lập chỉ mục) nội dung trang web đó.
Trước đây, Google có một công cụ riêng để submit URL nhưng từ giữa 2018 Google đã thông báo gỡ bỏ Tool này và hiện nay bạn chỉ có thể submit trong Google Search Console (bạn phải có quyền quản trị trang web đó).
Trong Bing (sử dụng công cụ quản trị Bing Webmaster Tool), được gọi là Fetch as Bingbot.
Bắt đầu từ năm 2019, giao diện mới của Google Search Console đã đổi thành URL Inspection (thay vì Fetch as Google), với 2 tính năng:
- Test URL drive: Bạn có thể kiểm tra một trang web bất kỳ đã được Google Index chưa. Ngoài ra, còn hỗ trợ check mức độ thân thiện của trang đó với phiên bản di động.
- Request Indexing: Gửi yêu cầu nếu trang web chưa được Index. Hoặc trong trường hợp bạn thay đổi nội dung của trang và muốn nó Index sau.
Google chính thức ngừng hỗ trợ submit URL website!?
Ngày 25/7/2018, các nhà quản trị web Google đã công bố chính thức loại bỏ tính năng submit URL Google. Thông tin chi tiết trong hình ảnh bên dưới:
Mặc dù Google không thông báo rõ nguyên nhân vì sao, nhưng vẫn chấp thuận nếu bạn muốn khai báo sitemap của cả website trực tiếp đến Google hoặc submit URL trên công cụ Google Search Console (còn được gọi là Webmaster Tools Submit Url).
Điểm chung của tất cả thông báo, Google đều hướng người dùng nên submit URL/website bằng công cụ Google Search Console.
Hướng dẫn Google submit URL website hiệu quả
1. Submit URL/website trên Google Search Console
Nếu bạn chưa khai báo/xác minh trang web của mình đến Google bằng Google Search Console (còn gọi là GG Webmaster tool submit) – Công cụ Quản trị Trang, thì đây là bước đầu tiên cần làm.
Vậy là xong, bạn đã xác minh trang web của mình thành công.
Tiếp tục làm theo 2 cách sau để Google bot tìm ra website của bạn để crawl và index bài viết nhanh chóng:
a. Submit sitemap.xml của website
Trong bài viết này, Hoc11.vn sẽ không hướng dẫn chi tiết cách tạo Sitemap cho website như thế nào. Nếu đang dùng wordpress hoặc 1 số nền tảng khác, sẽ có rất nhiều tool/plugin hỗ trợ bạn tạo Sitemap tự động.
Ví dụ: XML-sitemaps.com, Screaming Frog hoặc Yoast SEO.
- Đầu tiên, bạn cần Tìm sitemap của website
- Truy cập vào trang chủ website, ví dụ: primal.com.vn chẳng hạn.
- Nhấp chuột vào plugin SEO Quake => chọn Diagnosis. Trong trường hợp bạn xài plugin SEO Quake hãy cài đặt theo link hướng dẫn: Cài đặt SEOQuake.
- Kéo chuột xuống phần “XML Sitemap” và copy link
- Search link này trên công cụ tìm kiếm Google để tìm link Sitemap chính thức cho website của bạn.
- Quay trở lại giao diện Google Search Console => Nhấp chuột vào tên miền trang web bạn sở hữu.
- Chọn mục Sitemaps (Sơ đồ trang web).
- Nhập URL Sitemaps trang web, cấu trúc này thường có dạng: www.tên-miền.com/sitemap.xml.
Có một vài plugin sẽ tự động tạo các kiểu Sitemap có phần đuôi khác nhau, ví dụ: page_sitemap.xml hoặc post _ sitemap.xml.
Tuy nhiên, bạn không cần để tâm vào điều này, chỉ cần thêm chúng vào Search Console là website của bạn đã được Google submit rồi.
b. Submit từng URL bài viết cần index
- Tại giao diện của Google Search Console, bạn hãy điền link URL cần Index vào khung này.
- Click chọn “Request indexing” (Yêu cầu lập chỉ mục cho URL)
- Sau vài giây là sẽ hoàn tất.
Chú ý: Tùy vào từng trang web mà Search Console sẽ giới hạn số lượng bạn có thể submit URL Google, để tránh tình trạng spam.
2. Các phương pháp hỗ trợ Google index nhanh hơn
Dưới đây là một số cách index Google nhanh chóng bạn có thể tham khảo:
Sử dụng các dịch vụ Index có trả phí:
Đăng bài viết trên mạng xã hội
Đăng các bài viết trên Facebook, Instagram, Twitter, Youtube, Google My Business,… chính là cách mà Hoc11.vn thường xuyên áp dụng cho các bài viết của chúng tôi. Và hiệu quả index tăng nhanh đáng kể.
Chạy Google Ads ngay cho bài viết mới
Lợi ích sẽ mang lại là bài viết của bạn nhận được lượng traffic lớn ngay khi đăng tải, góp phần tăng độ tin cậy của website.
Lưu ý: Chỉ thực hiện submit URL lên Google thì cũng không chắc chắn 100% trang web của bạn được index. Điều quan trọng là bạn cần kiểm tra để biết website có được index hay không. Hoc11.vn sẽ nêu cụ thể trong phần tiếp theo.
Cách kiểm tra website đã được Index hay chưa
Đơn giản nhất, bạn hãy add URL Google trên Google để check kết quả như thế nào.
Để kiểm tra tất cả trang trên 1 website được Index thì hãy nhập theo cú pháp: www.tên-domain.com
Nếu không thấy kết quả hiển thị, nghĩa là website của bạn chưa được Google Index. Bạn đừng lo lắng vì tình trạng này thường xảy ra sau vài ngày bạn thực hiện submit Google. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài quá lâu thì website của bạn đã gặp một vấn đề nào đó.
Khắc phục tình trạng URL/website không được Index
Nếu bài viết của bạn đã khai báo không được Google Index thì phải làm gì? Check các lỗi dưới đây và khắc phục ngay:
1. Website có thẻ Noindex
Thẻ Noindex sẽ thông báo đến các công cụ tìm kiếm và Google rằng website này không cần Index. Do đó, nếu submit các trang này thì Google sẽ gửi báo lỗi: URL đã gửi được đánh dấu “Noindex”.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bạn nên kiểm tra website của mình có gắn thẻ Noindex bằng cách tìm kiếm trong “code HTML” như sau:
hoặc , x-robots-tag: noindex;
>> Hãy xóa ngay các dòng này.
2. Index bị chặn bởi file robots.txt
Tất cả website hiện nay đều có “robots.txt”, file này giúp giới hạn hoặc cho phép các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nếu bot Google bị cấm thu thập thông tin ở các trang nhất định, như vậy một vài trang nó có thể/không thể Index.
Cách kiểm tra rất đơn giản: Nhập một link URL cần submit vào Google, kết quả sẽ cho bạn biết trang đó có bị chặn hay không.
Link: https://www.google.com/webmasters/tools/robots-testing-tool/
3. Index bị chặn bởi file.htaccess
Htaccess là một tập hợp những website đang hoạt động trên các máy chủ web Apache. Hiện nay, có khoảng 50% website trên thế giới đang chạy tại đây.
https://w3techs.com/technologies/details/ws-apache/all/all.
Khi nhập vào, nếu thấy file.htaccess của bạn chứa dòng mã: Header set X-Robots-Tag “noindex, nofollow”, bạn chỉ cần xóa bỏ để Google bot có thể Index trang web.
Nếu kiểm tra mà không thấy có bất kỳ vấn đề nào xảy ra như trên, thì website của bạn có thể rơi vào trường hợp:
Website không thể Index vì không cung cấp đủ giá trị
Hoặc website của bạn đang gặp các vấn đề về kỹ thuật. Để khắc phục điều này, bạn hãy nhờ hỗ trợ của các chuyên gia SEO của Hoc11.vn.
Tuy nhiên, có những trang web không gặp bất kỳ lỗi Index nào, nhưng các từ khóa mục tiêu cũng không hiển thị trên trang đầu.
Ví dụ: Bạn đã xây dựng một trang web chuyên về “Youtube SEO”, không đồng nghĩa bạn sẽ trở thành chuyên gia số 1 trong thuật ngữ này và được Google đánh giá xếp hạng cao.
Cách Index Google nhanh không phải quá khó, nhưng để đạt được thứ hạng cao là điều không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức thì mới đạt hiệu quả như mong đợi.
Sự khác biệt của submit URL lên Google với xếp hạng từ khóa
Mỗi truy vấn của một người dùng khi search trên Google sẽ trả về hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu kết quả.
Nhưng rất hiếm khi người dùng sẽ click vào trang sau mà chỉ tìm kiếm ở các website nằm ở trang đầu tiên. Và những website ở trang thứ 2 trở đi sẽ có rất ít hoặc không có bất kỳ lượng truy cập nào. Chính vì thế, nếu website của bạn được Google Index, không đồng nghĩa sẽ có organic traffic đâu!
Nếu bạn muốn thu về lượng lớn traffic từ Google thì bắt buộc website bạn phải nằm trong TOP 10 (hàng thứ nhất) và lý tưởng hơn nếu nằm trong TOP 3 trên kết quả tìm kiếm.
Nên làm gì để đưa website bạn nằm trong Top 10?
Đối với chiến lược SEO ngắn hạn thì bạn hãy tạo ra nhiều Backlinks. Google sẽ đếm tổng số lượng Backlink trỏ từ trang web khác về trang web của bạn như là các phiếu bầu.
Khi 2 trang cùng thực hiện một chủ đề giống nhau, thì website nào có nhiều backlink hơn sẽ nằm ở vị trí cao hơn trên kết quả tìm kiếm. Chính vì thế, hãy tạo ra nhiều Backlink chất lượng để tăng hiệu quả xếp hạng tốt nhất.
Ở ví dụ này: Nếu bạn muốn nằm ở hạng 2 thì phải có 83,263+ Backlink được trỏ về trang web của bạn, vì trang web đang xếp hạng 2 có tổng số lượng là: 82,263 Backlinks.
Cũng có trường hợp một website chứa ít Backlink hơn đối thủ nhưng vẫn xếp hạng cao hơn hẳn. Đó là nhờ vào những Backlink chất lượng cao và có liên kết chặt chẽ với chủ đề của trang đó.
Mặc dù có càng nhiều Backlink sẽ là điều tốt, nhưng bạn nên tập trung chính là chất lượng khi xây dựng liên kết.
Tuy nhiên, Backlink không phải là yếu tố chính duy nhất quyết định đến thứ hạng website. Điều quan trọng là bạn phải SEO đúng từ khóa mục tiêu!
Một số bài viết chia sẻ kiến thức bổ ích về SEO trong Marketing mà bạn nên tham khảo:
Tại sao việc submit URL website lên Google lại rất quan trọng?
Google làm việc không dựa vào các thao tác thủ công, nó được xây dựng là những con bot hoàn toàn tự động. Đó là lý do Google liên tục thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tìm hiểu về các trang web mới và index chúng.
Hầu hết các con bot Google sẽ thu thập dữ liệu từ những link mới được thêm vào website và “lần theo” các đường link này để biết chúng dẫn về đâu. Nếu link này liên kết về một nội dung giá trị thì Google sẽ Index các trang đó.
Đây cũng là lời giải đáp rõ: Vì sao link quan trọng đến như vậy!
Dưới đây là 3 lý do giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao nên submit URL/website lên Google, dù đôi khi không bắt buộc:
- Nên cẩn thận ngay từ khi bắt đầu, không sẽ hối tiếc về sau:
Dù bạn không submit Url/website thì Google vẫn có thể tìm thấy trang web bạn và chỉ mất có 1,2 phút mà thôi.
- Google không thể biết rõ mọi thứ trên website thông qua thu thập thông tin:
Nếu bạn submit URL/website bằng công cụ Google Search Console, bạn sẽ có thêm cơ hội cung cấp thêm nhiều thông tin giá trị về website của mình cho Google. Đây là những thông tin quan trong mà không phải con bọ tìm kiếm nào cũng có thể tiếp cận được.
- Cải thiện chất lượng website của bạn:
Google sẽ thường xuyên gửi thông báo tình trạng website của bạn trên Công cụ Quản trị Trang. Lợi ích của việc này là bạn sẽ phát hiện ra lỗi sớm hơn và khắc phục kịp thời.
Nếu bạn đã submit URL Google rồi, thì thỉnh thoảng hãy thực hiện thêm vài lần nữa, nếu:
- Khi bạn cập nhật hoặc thay đổi bất kỳ trang nào và muốn gửi thông báo đến các công cụ tìm kiếm. Các bot không thể thu thập tất cả website chỉ trong 1 ngày. Chính vì thế, nội dung trang của bạn không được Google tìm thấy và Index.
- Đôi khi Google sẽ gửi cho bạn thông báo về lỗi 404 trong Search Console hoặc các lỗi thu thập dữ liệu (sau khi bạn sửa lỗi trên website của mình). Lúc này bạn cần submit lại URL/website Google thu thập dữ liệu hoàn chỉnh và Index lại.
7 Cách làm Google Index bài viết nhanh hơn
1. Chỉ cho phép Google index Categories, Pages và Posts
Đây là một phương pháp mà Hoc11.vn sử dụng nhiều nhất từ khi bắt đầu xây dựng website của mình.
Mặc định chung của WordPress và nhiều nền tảng khác là cho phép các con bộ tìm kiếm crawl và index ở bất kỳ trang nào trong website. Điều này cũng mang lại nhiều lợi ích nếu bạn muốn trang web của mình hiện diện đầy đủ trên Google. Nhưng câu hỏi đặt ra: Điều này có thực sự tốt về lâu dài hay không?
Theo kinh nghiệm thực chiến lâu năm, Hoc11.vn thấy rằng điều này không thực sự tốt. Thực tế, chúng ta chỉ muốn Google chú ý về categories, posts và pages mà thôi. Đây là phần chính giúp bạn có thể truyền đạt đủ đủ thông tin mà người dùng đang quan tâm và cũng là 3 yếu tố quan trọng nhất của một website.
Qua nhiều lần triển khai SEO, Hoc11.vn thấy rằng tối ưu tag trong thời điểm hiện nay không còn hiệu quả nữa, chính vì thế chúng tôi đã điều chỉnh thành nofollow và noindex.
>> Bạn hãy thử theo lời khuyến của Hoc11.vn bằng cách đặt “nofollow” và “noindex” cho tất cả khu vực trong website (trừ categories, pages và posts) và thấy kết quả tích cực hơn bạn nghĩ!
Trong plugin SEO by Yoast có chức năng đặt thẻ Nofollow và Noindex cho những nơi mà mình muốn. Nếu không, bạn cũng có thể sử dụng plugin Easy Nofollow và Noindex.
Bên cạnh đó, bạn có thể đặt chế độ Nofollow và Noindex cho những categories, pages và posts không quan trọng sẽ tiết kiệm thời gian thu thập dữ liệu từ các công cụ tìm kiếm.
2. Tăng cường Internal link (link nội bộ)
Bạn có thể tham khảo các bài viết của Hoc11.vn và sẽ thấy rằng đều có ít nhất một link liên kết đến bài viết liên quan. Và kỹ thuật này đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết: “Tổng hợp các plugin tăng cường Backlink nội bộ”.
Điều này cũng dễ hiểu vì những thuộc tính Internal link trong nội dung trang web đều mang dofollow. Như vậy, nếu bài viết của bạn trỏ link liên kết cho nhau thì khi bot tìm kiếm sẽ crawl được nhiều trang cùng một lúc hơn.
Thêm một cách làm nữa mà bạn nên áp dụng: Sau khi viết xong một bài viết mới, chọn ra 1 bài viết cũ liên quan (có nhiều traffic và đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm) và chèn link đến bài viết mới.
Khi bạn xây dựng Internal link tốt sẽ thu hút người đọc tìm hiểu thêm các nội dung khác trên website và giảm tỷ lệ Bounce Rate rõ rệt.
3. Submit XML Sitemap
Đây là điều rất cơ bản mà những người làm SEO phải ghi nhớ khi xây dựng bất kỳ dự án website dù lớn hay nhỏ.
Sử công cụ Google Webmaster Tool để submit các URL trong XML Sitemap lên Google nhanh chóng. Và khi website bạn cập nhật thêm nội dung mới thì các URL mới sẽ tự động được gửi đến Google để tiến hành crawl và xét duyệt Index. Nhờ vậy, các bot sẽ không tốn thêm thời gian tìm kiếm các URL mới nữa.
Có thể bạn quan tâm: Các bước submit Sitemap lên Google hiệu quả nhất 2020
4. Đăng bài lên các trang mạng xã hội
Từ năm 2012, Google dành sự quan tâm nhiều hơn đến sự tương tác website với các mạng xã hội. Google luôn khuyến khích người dùng hãy triển khai nhiều hoạt động quảng bá nội dung trên: Facebook, Reddit, Pinterest, Reddit, Pinterest,…
Hoc11.vn đã áp dụng bằng cách đăng các bài viết lên mạng xã hội (Facebook, Google+) thường xuyên và nhận ra rằng Google cũng rất chú ý về điều này.
Bạn có thể chọn hình thức đăng bài viết bằng thủ công hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ đăng bài tự động như Social Networks Auto-Poster. Nếu bạn có nhiều thời gian và dư dả tài chính thì nên sử dụng thêm dịch vụ Onlywire sẽ giúp đăng bài lên các trang Social Bookmarking.
Hoc11.vn cũng đang áp dụng phương pháp này và thấy tốc độ Google Index bài viết tăng nhanh đáng kể. Ngoài ra, bạn nên chèn thêm các nút chia sẻ vào website để thúc đẩy người dùng share nhiều hơn.
Đồng thời, bạn nên sử dụng Ping RSS và Pingler Ping tầm 2 tháng/lần để đảm bảo bot luôn ghé thăm website và thực hiện Index.
Tuy nhiên, điều không mong muốn là các Spammer sẽ thường xuyên ghé thăm và để lại spa khá nhiều. Do đó, bạn nên cài thêm Akismet để chống spam để ngăn chặn điều này xảy ra.
5. Tăng cường SEO On-page cho bài viết
Xác định từ khóa mục tiêu để SEO và phải đảm bảo xuất hiện đầy đủ trong bài viết, title, meta descriptions, H2,… sẽ khiến Google Index nhanh hơn.
6. Xây dựng nhiều Backlink Dofollow chất lượng
Backlink Dofollow sẽ giúp bạn thu thấp được lượng lớn traffic của bot từ nhiều trang khác, đặc biệt là website có thứ hạng cao, PR cao,… Vì đây là những trang web được các công cụ tìm kiếm thường xuyên ghé đến để Index nội dung.
Tham khảo thêm: Xây dựng Backlink chất lượng cao nhanh nhất!
Kết luận
Hoc11.vn khẳng định rằng: Google sẽ tìm thấy website của bạn và index dù bạn có gửi hay chưa. Lời khuyên tốt nhất, bạn nên gửi theo cách thủ công qua công cụ Google Search Console vì rất đơn giản mà còn là cách giúp tăng “12chất lượng website và cải thiện thứ hạng trên Google rất tốt.
Bạn nên nhớ rằng, Index website chỉ là một phần trong chiến dịch mà thôi. Đừng chỉ mong chờ việc trang web được Google Index là có thể xếp thứ hạng cao!
Trong cuộc chiến này, bạn phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian khi SEO web. Nếu bạn chỉ là người mới nhập cuộc, thì hãy tham khảo bài viết đầy đủ “Quy trình SEO” của Hoc11.vn để trang bị cho mình kiến thức vững hơn.
Chúc bạn thành công!
Nguồn tham khảo:
Các bài tham khảo:
- [Hướng dẫn] Cách tham gia Shopee Book Club nhận quà tặng 300K
- Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về Tini game trên Tiki Studio
- Hạn chế khách hàng ảo với tính năng chặn người mua trên Sendo
- Cách kinh doanh quần áo với SỐ VỐN CHỈ 10 TRIỆU cho sinh viên | 2020
- Những lưu ý khi chọn khóa dạy marketing facebook