Đối với người lao động, lương hưu đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó giúp họ đảm bảo đời sống khi về hưu. Vậy lương hưu là gì? Điều kiện để được nhận lương hưu bình quân 5 năm cuối ra sao? Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối hiện nay như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé.
Lương hưu là một khoản trợ cấp từ Nhà nước áp dụng cho những người quá tuổi lao động và đã tham gia bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên. Hiểu nôm na lương hưu thực chất là tiền công của người lao động làm việc hàng tháng trích vào và thêm khoản trợ cấp từ người sử dụng lao động. Sau nhiều năm đóng góp đến khi về hưu, bạn sẽ nhận được một khoản tiền tương tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định dựa trên lương cơ bản mà họ đã được nhận trong vài năm gần nhất.
Người quá tuổi lao động sẽ được nhận lương hưu theo từng tháng, từng quý hoặc từng năm tùy theo chế độ và ngành nghề lao động của họ trước đây. Theo quy định, Người lao động sẽ được nhận lương hưu cho đến khi họ qua đời.
Theo thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, cách tính lương hưu mới nhất sẽ được xác định theo công thức như sau:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
Tỉ lệ lương hưu sẽ được tính cụ thể như sau:
Đối với người lao động về hưu trước ngày 1/1/2018 thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được xác định theo cách tính lương hưu 2018 trở về trước mà mới nhất là cách tính lương hưu 2017:
Đối với người lao động về hưu bắt đầu từ ngày 1/1/2018 trở đi thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được tính theo cách tính lương hưu sau năm 2018 mà mới nhất hiện nay là cách tính lương hưu 2019. Cụ thể là:
Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%
Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 16 năm) x 2%.
Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 17 năm) x 2%.
Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 18 năm) x 2%.
Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%.
Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%.
Mức bình quân đóng tiền lương tháng đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqt = (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hộitheo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định)/Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.
Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, các đối tượng có cách tính lương hưu là 5 năm cuối tham gia bảo hiểm:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây thì mới có thể được hưởng lương hưu bình quân 5 năm cuối theo quy định của pháp luật.
Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối được quy định rất chi tiết tại điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội. Theo đó, các trường hợp xác định mức lương hưu của người lao động sẽ được tính như sau:
Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia đóng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 thì mức bình quân tiền lương sẽ được tính bằng thương số của tổng tiền lương tháng đóng BHXH trong 5 năm cuối trước khi về hưu chia cho 60 tháng.
M = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH trong 5 năm cuối/60 tháng
Ngoài trường hợp kể trên, mức lương bình quân của người lao động sẽ không được áp dụng cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối mà được xác định theo từng mốc thời gian cụ thể như hình dưới đây.
Để được lãnh lương hưu, trước tiên bạn cần đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra còn phải thực hiện đúng các bước trình tự dưới đây, để có thế lãnh được tiền lương hưu mà không gặp khó khăn, trở ngại.
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc tất cả các thông tin về cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối được cập nhật mới nhất hiện nay. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công.
Nguồn: https://salekit.vn/blog/cach-tinh-luong-huu-binh-quan-5-nam-cuoi-cap-nhat-moi-nhat.html
Post Views:
741