Một trong những thành công khi phát triển website, landing page / sales page, chính là việc làm cho khách truy cập, khách hàng tiềm năng thực hiện một hành động mà bạn mong muốn.
Điều này được hoàn thành thông qua việc bạn phải kêu gọi thực hiện hành động đó (như đặt mua sản phẩm, đăng ký thông tin, nhập email, gọi điện cho bạn…) và nội dung – hình thức thể hiện lời kêu gọi đó chính là CTA (Call To Action).
Vậy CTA là gì, nó có những vai trò nào đối với sự thành công của website, và làm thế nào để tạo ra CTA hiệu quả nhất cho mình là 3 câu hỏi thường được đặt ra cho người làm marketing online.
CTA (Call to Action) là gì?
Có khá nhiều định nghĩa hay ho về CTA từ top 10 Google, mỗi định nghĩa có thể thừa hay thiếu ý, chi tiết hay khái quát nhưng chung quy nói về 1 ý:
CTA là lời kêu gọi khách hàng mục tiêu thực hiện một hành động mà bạn mong muốn.
Smartconvert.co
Có 3 điều lưu ý trong định nghĩa này:
- Hành động mong muốn tương đối đa dạng, thường bao gồm đặt hàng, gọi điện, nhập email, hoàn thành đăng ký, điều hướng qua trang khác… nhưng cụ thể ra sao thì bạn phải tự định nghĩa dựa trên mục tiêu làm website hoặc landing page của mình.
- Khách hàng mục tiêu. Đôi khi CTA của bạn không hiệu quả, có thể không phải do nó, mà do người thấy nó không phải đối tượng mà bạn mong muốn.
- Để khách hàng mục tiêu thực hiện hành động bạn mong muốn, điều kiện quan trọng là bạn phải thực sự hiểu rõ họ, hiểu rõ chân dung (Customer avatar) và hiểu rõ từng nhu cầu thầm kín của họ (Customer insights) để tạo ra một lý do “cực mạnh” khiến họ hành động.
Nếu ví trang web của bạn như 1 cái ao cá, thì CTA chính là lưỡi câu được giấu sau miếng mồi ngon béo bở mà các chú cá ưa thích, điều bạn có thể làm để câu nhiều cá là:
- Trong hồ có thật nhiều cá bạn muốn câu
- Mồi phải ngon
- Lưỡi câu phải bén.
Một số mẫu Call to action từ các thương hiệu nổi tiếng
Làm thế nào để biết CTA có được chú ý hay không?
Khi nút Call to action không được “nhấn” vào, theo phản ứng, ta thường nghĩ nội dung của nó không hấp dẫn, màu sắc không thực sự bắt mắt… và coi đó là ĐIỀU ĐẦU TIÊN cần đụng đến mỗi khi CTA hoạt động không như ý.
Đừng bỏ lỡ:Marketing Automation là gì? Những hiểu biết cơ bản
Nhưng điều này… không hề đúng, bởi điều đầu tiên bạn cần xác nhận là CTA của mình có được CHÚ Ý hay không, có được nhìn thấy hay không trước khi xét đến các lý do trên kia.
Đôi khi CTA của bạn không nằm trong tầm quan sát của người xem, bạn phải đặt CTA trong những vùng “nóng”, những vùng được khách truy cập chú ý tới thường xuyên khi vào trang.
Nếu bạn đặt CTA ra khỏi những vùng này, khả năng cao người ta cũng khó mà biết bạn đưa ra lời kêu gọi gì để mà hành động.
Đôi khi bạn bố trí CTA không có gì khó hiểu, nhưng do nội dung của bạn không hấp dẫn, người đọc thoát trang trước khi xem tới nút CTA, vì vậy cũng không mang lại kết quả nào.
Trên đây là 2 tình huống có thể xảy ra khi chẩn đoán nguyên nhân của việc CTA hoạt động dưới mức kỳ vọng, vẫn còn nhiều tình huống bạn khó mà hình dung ra vì sao CTA không được chú ý tới.
Bạn có thể sử dụng biểu đồ nhiệt để phát hiện những vùng “nóng” mà tôi đề cập hoặc những vùng mà khách phần lớn khách truy cập thoát trang trước khi nhìn thấy CTA để chẩn đoán vấn đề thuộc dạng nào.
Kiểm tra xem CTA của bạn có được chú ý hay không tại https://smartconvert.co
Vai trò của Call to action đối với website
CTA đóng vai trò ra sao đối với sự thành công của website, chắc cũng không có gì mới ngoài những điều dưới đây.
CTA là thước đo hiệu quả của một trang web
Sự thành công của một trang web có thể căn cứ trên nhiều yếu tố, như sự thu hút của nội dung, khách hàng quay lại website nhiều lần và ở lại lâu hơn,…
Cho dù vậy thì lợi ích đối với hoạt động kinh doanh (là doanh thu, dữ liệu khách hàng) vẫn còn rất mơ hồ và khó ước lượng.
Đừng bỏ lỡ:Digital marketing là gì? Giải thích đơn giản và dễ hiểu
Chính vì vậy, việc thực hiện một hành động cụ thể mà bạn mong muốn, chính là thước đo rõ ràng nhất cho sự thành công về mặt nội dung, hình thức, thiết kế lẫn lợi ích kinh doanh.
Đo lường được số lần thực hiện hành động qua CTA, bạn mới có thể đo lường được tỷ lệ chuyển đổi của trang web đó, từ đó các mục tiêu và hoạt động cải thiện mới có ý nghĩa.
CTA giúp điều hướng luồng truy cập sang trang khác
Việc điều hướng sang một trang khác và liên quan có thể làm cho thời gian trên website của khách hàng được kéo dài ra, điều đó cho thấy khách hàng quan tâm và muốn ở lại website đó, đối với SEO (tối ưu tìm kiếm) thì đó là một yếu tố cần thiết trong việc thăng hạng từ khoá.
CTA là cơ hội lớn nhất để tung đòn kết liễu khách hàng
Trải nghiệm của khách hàng khi vào trang web có khi sẽ không hề theo logic bạn nghĩ, đọc từ tiêu đề đọc xuống rồi nhẹ nhàng bấm CTA để chuyển đổi.
Đôi khi họ ngán đến nỗi khi không thèm đọc nội dung của bạn, hoặc đơn giản là họ chỉ chú ý phần nào đó nổi bật nhất khi vào trang, và nếu CTA của bạn trong tầm ngấm đó thì đó lại trở thành cơ hội lớn nhất và duy nhất bạn có để thuyết phục họ.
Có bao giờ bạn nghe khách hàng của mình nói “Tôi mua hàng vì cái chỗ gì đấy ghi là anh giao hàng miễn phí, mấy nơi khác thì không” không?
Chỉ đơn giản thế thôi.
7 Lời khuyên ‘hiệu quả’ để tạo ra CTA hiệu quả
Có rất nhiều kiến thức, ý kiến, kinh nghiệm trong việc tạo ra CTA hiệu quả, dưới đây là các tổng hợp cơ bản nhất nhằm trả lời vấn đề này.
Logic rõ ràng, hợp lý từ tiêu đề cho đến CTA
Nếu xem trang web / landing page của bạn như một mũi giáo nhọn, thì CTA chính là đầu ngọn giáo, CTA càng sắc nhọn, khả năng tiêu diệt mục tiêu càng cao.
Nhưng một đòi hỏi không kém, là thân giáo phải cứng chắc để hỗ trợ cho mũi giáo đủ sức mạnh đâm thủng.
Chính vì vậy bạn cần một ý tưởng có logic rõ ràng và một cách viết dẫn dắt người đọc từ dòng đầu tiên cho đến nút CTA.
Nội dung của Call to action
Bản chất của lời kêu gọi hành động CTA nằm ở lời kêu gọi được đưa ra, chứ không phải hình thù hay màu sắc của nó.
Cho nên điều kiện tiên quyết là nội dung Lời kêu gọi phải mang tính thúc đẩy hành động, mà hành động thì có thể được quyết định phần lớn bởi ngôn từ bạn sử dụng.
Đừng bỏ lỡ:Hướng dẫn thiết lập chiến dịch Smart Promotion với Live Counter pop-up
Nội dung quanh CTA
Như từng nói bên trên, nội dung xung quanh của CTA cũng quan trọng không kém, có thể CTA Button chỉ đơn giản như nút CTA cách đây mấy dòng, nhưng câu, đoạn, bối cảnh (context) để dẫn tới việc nhấp vào nó đóng vai trò dẫn dắt rất lớn.
Vị trí của CTA
Các vị trí đặt CTA thường được “khuyến khích” bao gồm đầu bài viết, 1/3 đầu bài viết và gần cuối bài. Tuy nhiên (những) vị trí nào là tối ưu thì phải tuỳ từng tình huống cụ thể.
Chẳng hạn, có thể bạn cho rằng nên đặt CTA ở cuối landing page sẽ hiệu quả hơn, nhưng khi kiểm tra bằng heatmap (click map hoặc scroll map), bạn thấy rằng khách truy cập còn chưa kịp nhìn thấy CTA này thì đã thoát.
Vì vậy việc đưa CTA lên vị trí mà phần lớn khách truy cập có thể thấy thì may ra CTA mới hoạt động như đúng mong đợi.
Một ứng dụng thú vị từ heatmap của trang Aloguru.com là vị trí đặt khung pop-up tham dự mini game.
Thông thường pop up sẽ được tự động bật lên ở vị trí chính giữa trang hoặc phía trên một chút vì được nghĩ sẽ đập vào mắt khách truy cập.
Nhưng khi kiểm tra bằng heatmap, website này thấy rằng vị trí phía trên, gần các menu chính nhận được nhiều sự chú ý hơn (qua move map), nên pop up này được đẩy lên gần sát khu vực này.
Mặc dù nhìn tổng thể hơi không quen mắt, nhưng hiệu quả thì rõ ràng là khác biệt sau đó.
Màu sắc & hình thù CTA
Có khá nhiều lời khuyên khác nhau trong vấn đề này, tuy nhiên vẫn như vấn đề về vị trí, bạn nên thử nghiệm với các màu sắc khác nhau và quyết định đâu là màu mang lại hiệu quả.
Thông thường quyết định được dựa trên kết quả từ A/B Testing (thử nghiệm a/b).
Số lượng CTA
Bao nhiêu CTA là đủ để mang về hiệu quả tốt nhất? 1, 2 hay 3?
Khó mà trả lời nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm hay lời khuyên từ một vài chuyên gia, cách đơn giản nhưng có lẽ hữu hiệu nhất là sử dụng move map để khám phá các vị trí nhận được nhiều sự chú ý của khách truy cập.
Nếu có ý định đặt CTA ở những khu vực này, hãy xem xét nội dung quanh đó và điều chỉnh nội dung CTA cho phù hợp bối cảnh.
Cung cấp chỉ dẫn cụ thể
Đối với Direct Response hay Direct Marketing trước đây, để tạo ra một CTA hiệu quả, lời khuyên là cung cấp các hướng dẫn cụ thể từng bước về cách thức đặt hàng, những điều sẽ diễn ra sau đó để người xem quảng cáo và có nhu cầu đặt mua sản phẩm dễ dàng hành động.
Direct response hiện nay, mà một trong những hiện thân là sales page / landing page dù có thể linh hoạt và dễ dàng trong việc tạo ra Call to action, nhưng nguyên tắc trên vẫn còn giá trị.
Post Views: 993