Internal link là một yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai dự án làm SEO, không chỉ tác động đến trải nghiệm của người dùng mà còn cải thiện vị trí từ khóa của website trên các công cụg tìm kiếm, nhưng không phải SEOer nào cũng biết. Dưới đây là toàn bộ thông tin, lợi ích của việc internal link và những lưu ý khi đi internal link mà SEOer cần biết.
1. Internal link là gì
Internal link (liên kết nội bộ) là điều hướng người dùng từ liên kết URL này trỏ đến liên kết URL khác trên cùng một website (trên cùng một domain).
Một số Internal link (liên kết nội bộ) mà bạn có thể thấy đó là:
- Link từ trang chủ đến các danh mục, bài viết
- Link từ danh mục đến các bài viết
- Link từ bài viết này đến bài viết kia
- Link từ menu, footer
- Link dạng banner đặt trên website
2. 6 vai trò quan trọng của Internal link
2.1. Đối với các công cụ tìm kiếm
Liên kết nội bộ giúp Google tìm, lập chỉ mục và hiểu tất cả các trang trên trang web của bạn.
Mỗi 1 page trên web đều tập trung trỏ về 1 số URL (trang đích) SEO nhất định, ám chỉ cho Google hiểu rằng đó là các URL quan trọng cần SEO lên top.
2.2. Đối với người dùng
Việc liên kết nội bộ dẫn về những trang có nội dung giải nghĩa, nội dung liên quan hoặc để chia sẻ những thông tin hữu ích cho người dùng. Điều này sẽ làm tăng trải nghiệm người dùng trên website của bạn.
2.3. Đối với website
2.3.1. Liên kết Internal link ảnh hưởng đến thứ hạng SEO
Khi một trang A liên kết đến trang B, trang A đã chuyển một phần sự tín nhiệm vào trang B, đồng thời tăng sự xếp hạng của trang B. Thông qua liên kết đó, các trang có thể giúp đỡ nhau xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm như Google…
Lưu ý: Liên kết nội bộ không làm tăng uy tín của tổng thể trang web của bạn. Nhưng chúng truyền sự uy tín giữa các page trong trang web.
2.3.2. Liên kết điều hướng khách truy cập vào trang có tỉ lệ chuyển đổi cao
Hãy dùng những trang nhiều traffic liên kết tới những trang SEO. Điều này sẽ giúp những trang cần seo có nhiều traffic hơn và thúc đẩy thứ hạng cao hơn.
Các bạn kiểm tra trang nào có nhiều traffic trong vòng từ 3 – 6 tháng bằng cách vào Analytics -> Hành vi -> Nội dung trang web -> Tất cả các trang.
Lưu ý: Khi xem danh sách từ trên xuống dưới, hãy suy nghĩ về những trang có các cú đột phá về traffic do các những chiến dịch PR hoặc chiến dịch Email. Hãy nhớ rằng những sự kiện đó sẽ không lặp lại.
2.3.3. Giảm tỉ lệ thoát trang đồng thời tăng thời gian trên trang
Việc chèn internal link tốt với những thông tin hữu ích liên quan đến nội dung hiện tại sẽ giúp giữ chân khách hàng trên trang lâu hơn.
VD: Một liên kết từ một bài viết về áo nữ tới bài viết về quần nữ sẽ cung cấp sự liên quan, cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn.
2.3.4. Kêu gọi hành động
Mục tiêu của bạn (với tư cách là một digital marketer) là làm sao để thu hút thật nhiều khách truy cập. Đồng thời, bằng những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, khéo léo để dẫn dắt người dùng hành động.
Khi đó, Internal link sẽ là công cụ tuyệt vời để nhắc nhở người dùng thực hiện tương tác.
3. 2 Công cụ kiểm tra Internal link
3.1. Công cụ Screaming Frog
Các bước thực hiện kiểm tra internal link 1 bài cụ thể trên công cụ Screaming Frog
- Bước 2: Sau khi đã tải và cài đặt phần mềm Screaming Frog thành công, bạn mở Screaming lên, bạn chọn một bài viết của bất kỳ website nào mà bạn muốn kiểm tra internal link vào ô tìm kiếm. Tiếp đến bạn nhấn Start, sau một vài phút sẽ cho kết quả như bảng dưới đây.
- Bước 3: Sau khi đã hiện ra những bài như hình ở trên, bạn click vào dòng 1 đầu tiên của cột Address -> Chọn Internal khi đó sẽ hiện những bài đã đi internal link, anchor text cho bài viết mà bạn vừa kiểm tra ở trên.
- Bước 4: Sau khi hiện kết quả như bước 3, bạn nhấn Export để lưu về máy tính và mở lên để xem
3.2. Công cụ Ahref
- Bước 1: Bạn đăng nhập vào Ahref
- Bước 2: Sau khi bạn có tài khoản đăng nhập thành công. Bạn chọn một bài viết bất kỳ của một website bạn mong muốn kiểm tra internal link vào ô tìm kiếm -> Internal link backlink sẽ hiện như ở dưới. Cột Anchort and backlink là những link đã đi internal link và anchor text cho bài viết mà bạn vừa tìm kiếm.
- Bước 3: Bạn nhấn Export để xuất dữ liệu ra file Excel trên máy tính để nhìn dễ dàng hơn.
Chỉ với 3 bước đơn giản ở trên bạn đã có thể kiểm tra Internal link ở một bài viết bất kỳ vô cùng đơn giản và nhanh gọn.
4. Mô hình Internal link độc quyền tại HOC11.VN
Để xây dựng mô hình Internal link cho website được tốt nhất trong việc làm SEO và trải nghiệm người dùng thì bạn cần:
4.1. Bước 1: Xác định chủ đề chính của bạn
Chủ đề của trang web của bạn có thể được chia thành nhiều chủ đề riêng biệt nhưng có liên quan nhau.
Xác định những chủ đề của trang web của bạn sẽ giúp bạn thiết lập, tổ chức và ưu tiên các nhóm nội dung trên trang web của bạn.
Bạn có thể xác định chủ đề chính của bạn dựa vào:
Công cụ nghiên cứu từ khóa: Keyword Tool.io, Keyword Planner….là cách dễ nhất để có được thông tin chi tiết về những chủ đề cần đề cập cho website của bạn.
4.2. Bước 2: Lập cấu trúc cho website của bạn
Sau khi bạn đã quyết định được chủ đề chính của website và đã xếp hạng chúng theo mức ưu tiên, đó là lúc để hình dung phân cấp của website.
Trong đó:
- Trang chủ phải đại diện cho chủ đề chính của website
- Các danh mục chính của bạn phải thể hiện các chủ đề lớn.
- Tiếp đến là các danh mục con và các trang sẽ bao gồm các ý tưởng chủ đề rất cụ thể.
4.3. Bước 3: Kiểm tra lại cấu trúc liên kết website
Khi đã lập cấu trúc cho website ở bước 2 thì bạn cần rà soát lại cấu trúc liên kết hiện tại của website (bắt đầu bằng menu chính), chèn liên kết nội bộ (internal link) giữa các trang để củng cố chủ đề của từng trang. Để làm được điều này, bạn nên theo dõi hành vi người dùng tìm kiếm content của bạn.
4.4. Bước 4: Đăng tải bài viết
Đến bước này, bạn đã có chủ đề cho mình rồi. Nhiệm vụ của bạn lúc này là đăng tải các bài viết chất lượng, liên quan có chứa từ khóa mục tiêu vào silo tương ứng.
Lưu ý: Toàn bộ các liên kết nội bộ của từng nhóm chỉ nên ở trong nhóm đó, không được liên kết sang nhóm khác.
VD: Những bài viết về “chàm sữa trẻ em” chỉ được liên kết tới bài viết liên quan “chàm sữa trẻ em”. KHÔNG liên kết tới những bài không liên quan, không thuộc nhóm chủ đề.
5. 8 Lưu ý khi đi Internal link (Liên kết nội bộ)
- Đặt internal link phù hợp với ngữ cảnh
- Internal link điều hướng về trang chủ và danh mục giúp bài đăng chất lượng trong mắt Google
- Liên kết nội bộ đến các bài đăng phổ biến nhất hoặc mới nhất trên trang web của bạn.
- Dùng những trang có traffic nhiều để liên kết nội bộ
- Số lượng internal link trong một bài từ 3-5 link. Không nên đặt quá nhiều trong một bài
- Đa dạng Anchor text khi Internal link
- Internal link không chèn thẻ nofollow: thẻ này giúp tránh các rủi ro giảm thứ hạng. Nhưng nó lại ngăn chặn các bot tìm kiếm. Trong trường hợp này các internal link trỏ đến các bài viết trong cùng website thì việc gì cần dùng đến thẻ này.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên giúp SEOer hiểu hơn về Internal link, cũng như mô hình, vai trò mà internal link mang lại cho thứ hạng website, cũng như người dùng.
- Top 6 việc làm tại nhà dành cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập
- Hướng dẫn chỉnh sửa ảnh với Sửa ảnh.vn
- Để trở thành trưởng phòng hành chính nhân sự cần những yếu tố nào?
- Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 3 – 5 tuổi (giai đoạn 2016 – 2020) – Mức tiêu thụ trung bình cho một trẻ trong một ngày
- Hướng dẫn đăng ký bán hàng Tiki đầy đủ và chi tiết cho người mới