Trong những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trẻ em đang được các cơ quan nhà nước quan tâm nhiều hơn. Bởi ai cũng hiểu rằng, trẻ em là những mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước nên cần có sự chăm sóc đặc biệt. Một khi đã bị mắc các chứng rối loạn tâm thần thì việc điều trị là vô cùng khó khăn và tốn kém. Một trong những chứng bệnh tưởng đơn giản mà rất nguy hiểm ở trẻ em hiện nay là TIC. Vậy rối loạn tic ở trẻ nhỏ là gì? VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn qua bài viết dưới đây:
Chứng rối loạn tic_ảnh minh họa
Rối loạn tic là gì?
Thông thường, bệnh khởi phát trong độ tuổi từ 4 – 6 tuổi và sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng nhất khi đạt đến 10 – 12 tuổi. Đến tuổi trưởng thành, các triệu chứng này có thể giảm đi bởi con người đã có đầy đủ ý thức và kiểm soát hành vi của mình. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, bệnh tình càng trở nên trầm trọng hơn.
Tùy theo mức độ, tic gây ra cho người bệnh những ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống hằng ngày, công việc, học tập và các mối quan hệ. Thậm chí, đôi khi biểu hiện tic xuất hiện khá mờ nhạt đến mức có người không nhận ra mình mắc chứng rối loạn này. .
Rối loạn tic có thể kéo dài dai dẳng hoặc đôi khi chỉ mang tính chất tạm thời. Người mắc chứng tic tạm thời chỉ có các biểu hiện máy giật cơ trong một thời gian ngắn nhất định (thường kéo dài dưới 01 năm). Đặc biệt, các đối tượng ở đây chủ yếu là trẻ em nên nhiều phụ huynh mất cảnh giác, không thể phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời.
Hội chứng rối loạn tic ở trẻ em
Biểu hiện của chứng rối loạn tic
Chứng rối loạn tic được chia ra làm những loại khác nhau là vận động và phát âm với các mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Trong mỗi loại sẽ có những biểu hiện cụ thể giúp bạn có thể dễ dàng phát hiện bệnh rối loạn tic, chẳng hạn:
Rối loạn tic vận động đơn giản gồm các triệu chứng:
- – Nháy mắt hoặc nheo mắt
- – Thè lưỡi
- – Xoay hoặc giật đầu không kiểm soát
- – Nhảy nhót liên tục
- – Nhún vai
Rối loạn tic vận động phức tạp gồm các triệu chứng:
- – Nhăn mặt
- – Cắn môi đến chảy máu
- – Đập đầu rất mạnh, đau nhưng vẫn tiếp tục
- – Tùy tiện chạm vào đồ của người khác
- – Có những hành động hoặc cử chỉ khiêu dâm
Rối loạn tic phát âm đơn giản gồm các triệu chứng sau:
- – Nói nhỏ, và hay lẩm bẩm một mình
- – Khịt mũi khi nói
- – Hắng giọng không tự nhiên
- – Đôi khi bị ho trong khi đang nói mà không phải do bệnh hay cảm
Rối loạn tic phát âm phức tạp gồm các triệu chứng sau:
- – Nói lắp, lặp lại các từ, các câu nhiều lần
- – Sử dụng từ ngữ thô tục, khó nghe mà ngay cả các em cũng không nhận thức được.
Trên đây là một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết chứng rối loạn tic ở trẻ nhỏ. Nếu như phát hiện con em mình có một vài trong số các biểu hiện trên, bạn hãy đưa chúng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời nhé!
Biểu hiện rối loạn tic_Ảnh minh họa
Cách điều trị rối loạn tic tốt nhất
Với sự phát triển của nền y học ngày nay, bệnh tic vẫn có thể khống chế được nhờ một số can thiệp từ bên ngoài và bên trong như:
- – Uống thuốc: có một số loại thuốc đặc trị giúp làm giảm các biểu hiện của tic xuống mức không nghiêm trọng. Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi tiềm ẩn nguy hiểm vì thuốc có những tác dụng phụ khác.
- – Kích não sâu: là một phẫu thuật đặt điện cực vào trong não kích thích các tế bào não giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng khá nguy hiểm và tốn kém.
- – Trị liệu tâm lý và hành vi: đây là cách điều trị rối loạn tic được khuyên dùng nhiều nhất hiện nay bởi độ an toàn, hiệu quả mà tiết kiệm.
Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ thăm khám và chữa bệnh rối loạn tic uy tín nhất, vui lòng liên hệ đến hotline 0977.729.396 để được chúng tôi tư vấn chi tiết. Hoặc quý khách có thể ghé VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP để được các chuyên gia tâm lý tư vấn trực tiếp
Nguồn: https://tamlyvietphap.vn/tin-tuc/canh-giac-chung-roi-loan-tics-o-tre-em-2269-38667-article.html