Canonical URL là gì? Tầm quan trọng của Canonical URL

Canonical URL là một thuật ngữ rất quen thuộc trong SEO. Nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về từ này cũng như vai trò của nó. Vậy Canonical URL là gì và tầm quan trọng của nó đối với SEO như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Canonical URL là gì?

Canonical URL là giải pháp về mặt kỹ thuật cho nội dung trùng lặp. Thẻ canonical, hay còn được gọi là “canonical tag” hoặc “rel canonical”, là một cách thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng một URL cụ thể là URL chuẩn cho các đường link có nội dung trùng lặp của trang.

Thẻ canonical hay còn được gọi là “canonical tag” hoặc "rel canonical"

Sử dụng Canonical URL giúp ngăn chặn việc nội dung trùng lặp xuất hiện ở nhiều URL. Nói dễ hiểu hơn, thẻ canonical cho các công cụ tìm kiếm biết phiên bản URL nào bạn muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Tầm quan trọng của Canonical URL trong SEO là gì?

Nội dung trùng lặp là một vấn đề rất phức tạp. Khi các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin, nhiều URL có nội dung giống hệt nhau hoặc rất giống nhau có thể gây ra một số vấn đề về SEO. 

Đầu tiên, nếu search crawler (trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm) phải xem quá nhiều nội dung trùng lặp, chúng có thể bỏ sót một số nội dung độc đáo của bạn. Thứ hai, sự trùng lặp với quy mô lớn có thể làm loãng xếp hạng của bạn. 

Cuối cùng, ngay cả khi nội dung của bạn đã được xếp hạng, các công cụ tìm kiếm có thể chọn sai URL gốc. Sử dụng Canonical URL giúp bạn kiểm soát nội dung trùng lặp của mình.

Các lỗi thường gặp với Canonical URL là gì?

Bạn có thể nghĩ “Tại sao mọi người lại có thể tạo một trang bị trùng?” và cho rằng Canonical URL không hề quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng coi một trang như một khái niệm, chẳng hạn như trang chủ. Còn đối với các công cụ tìm kiếm, mỗi URL là một trang riêng biệt.

Ví dụ: Search crawler có thể truy cập trang chủ của bạn theo tất cả các cách sau:

  • http://www.example.com
  • https://www.example.com
  • http://example.com
  • http://example.com/index.php
  • http: //example.com/index.php?r…

Với con người, tất cả các URL này đại diện cho một trang duy nhất. Nhưng đối với search crawler, mỗi URL này là một trang riêng biệt. Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy năm bản sao của trang chủ đang hoạt động. 

Trên thực tế, đây chỉ là một trường hợp nhỏ về các biến thể mà bạn có thể gặp phải. Hệ thống quản trị nội dung của trang web (CMS) và các trang web động, chạy bằng code có thể khiến vấn đề này nghiêm trọng hơn. 

Nhiều trang web tự động thêm thẻ, cho phép nhiều đường dẫn, URL có đích đến cùng một nội dung. Ngoài ra, chúng còn có thể thêm các tham số URL cho việc tìm kiếm, sắp xếp,… Bạn có thể có hàng nghìn URL trùng lặp trên trang web của mình và bạn thậm chí không nhận ra điều đó.

Một số lưu ý khi sử dụng thẻ Canonical

Các vấn đề về nội dung trùng lặp có thể trở nên cực kỳ phức tạp, nhưng đây là một số điều quan trọng bạn cần xem xét khi sử dụng thẻ Canonical:

1. Thẻ canonical có thể tự tham chiếu

Thẻ canonical có thể dẫn đến URL hiện tại. Nói cách khác, nếu các URL X, Y và Z bị trùng lặp và X là đường link chuẩn, bạn có thể đặt thẻ canonical đến X trên chính URL X.

2. Chủ động sử dụng Canonical URL cho trang chủ của bạn

Việc bị trùng lặp trang chủ diễn ra rất thường xuyên và mọi người có thể liên kết đến trang chủ của bạn theo nhiều cách. Bạn nên đặt một thẻ canonical trên URL trang chủ của mình để ngăn ngừa các sự cố không lường trước được.

Ví dụ về Canonical URL tự tham chiếu trên trang chủ:

Canonical URL tự tham chiếu trong trang chủ

3. Kiểm tra các thẻ canonical động

Đôi khi các code không hợp lệ có thể khiến hệ thống viết thẻ canonical khác nhau cho mọi phiên bản của URL (hoàn toàn thiếu toàn bộ điểm của thẻ chuẩn). Đảm bảo kiểm tra ngay các URL của bạn, đặc biệt là trên các trang web thương mại điện tử và CMS.

4. Tránh tín hiệu gây nhiễu cho Canonical URL

Các công cụ tìm kiếm có thể xác định nhầm lẫn một thẻ canonical hoặc giải thích nó không chính xác nếu bạn gửi các tín hiệu gây nhiễu. Nói cách khác, bạn không nên gắn thẻ canonical đến trang B cho trang A, rồi lại gắn thẻ canonical đến trang A cho trang B.

Tương tự, không nên triển khai thẻ canonical từ trang A đến trang B rồi lại sử dụng redirect 301 từ trang B đến trang A. Và cũng không phải là ý kiến ​​hay để gắn thẻ canonical theo dạng chuỗi như trang A đến trang B, trang B đến trang C và trang C đến trang D. Nếu bạn không gửi những tín hiệu rõ ràng đến các công cụ tìm kiếm, chúng sẽ không thể đưa ra lựa chọn URL gốc chuẩn xác.

5. Cẩn thận khi gắn thẻ cho các bản sao gần giống nhau

Khi hầu hết mọi người nghĩ đến việc chuẩn hóa, họ nghĩ đến các bản sao chính xác. Có thể sử dụng thẻ canonical trên các trang trùng lặp hoặc các trang có nội dung rất giống nhau, nhưng hãy tiến hành một cách thận trọng. 

Bạn có thể sử dụng thẻ chuẩn cho các trang có nội dung rất giống nhau. Chẳng hạn như trang sản phẩm chỉ khác nhau về đơn vị tiền tệ, vị trí hoặc một số thuộc tính sản phẩm. Hãy nhớ rằng các phiên bản không chuẩn của trang đó có thể không đủ điều kiện để xếp hạng. Hoặc nếu các trang quá khác nhau, các công cụ tìm kiếm có thể bỏ qua thẻ.

6. Sử dụng Canonical URL chéo cho nội dung trùng lặp trên các tên miền

Nếu bạn kiểm soát cả hai trang web, bạn có thể sử dụng thẻ canonical chéo trên các tên miền. Giả sử bạn là một công ty xuất bản và đăng cùng một bài báo trên nhiều website khác nhau. Sử dụng thẻ canonical sẽ tập trung vào một trang web để đẩy thứ hạng của nó lên. 

Hãy nhớ rằng Canonical URL sẽ ngăn các trang web không phải là trang chuẩn được xếp hạng. Vì vậy, hãy đảm bảo việc sử dụng này phù hợp với mục đích kinh doanh của bạn.

Thẻ Canonical và redirect 301

Một câu hỏi thường gặp trong SEO là liệu các thẻ canonical có vượt qua giá trị liên kết (link equity) như xếp hạng trang, tính thẩm quyền… như redirect 301 hay không. Trong hầu hết các trường hợp, có vẻ đúng là vậy nhưng không hoàn toàn chính xác. Hãy nhớ rằng hai phương pháp này tạo ra hai kết quả khác nhau hoàn toàn cho search crawler và khách truy cập trang web.

Canonical URL vs Redirect 301

Nếu bạn chuyển hướng 301 từ trang A sang trang B, thì khách truy cập sẽ tự động được đưa đến Trang B và không bao giờ tìm thấy trang A. Nhưng nếu bạn gắn thẻ canonical trang B cho trang A, thì các công cụ tìm kiếm sẽ biết rằng trang B là chuẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì mọi người có thể truy cập cả hai URL. Hãy đảm bảo rằng giải pháp bạn chọn phù hợp với kết quả mong muốn.

Cách kiểm tra Canonical URL trong SEO

Khi kiểm tra Canonical URL của bạn, đây là một số điều cần kiểm tra để có tối ưu hiệu suất SEO cho trang web:

  • Trang có Canonical URL không?
  • Thẻ canonical có dẫn đến đúng trang không?
  • Có thể thu thập thông tin và lập chỉ mục cho trang không?

Một lỗi thường gặp là thẻ canonical dẫn đến một URL bị robots.txt chặn hoặc được gắn thẻ “noindex“. Điều này có thể làm công cụ tìm kiếm bị nhầm lẫn. Để có thể đề phòng và ngăn chặn những lỗi này kịp thời, dưới đây là một số cách phổ biến để kiểm tra và phân tích thẻ canonical của bạn.

1. Kiểm tra Canonical URL bằng mã nguồn trang là gì?

Trong hầu hết các trình duyệt, bạn có thể nhấp chuột phải để xem mã nguồn hoặc chỉ cần nhập vào thanh địa chỉ như sau: view-source:https://www.toponseek.com/blogs/seo-top-1/, tìm kiếm Canonical URL trong

. Kết quả sẽ giống như ảnh sau:

2. Kiểm tra Canonical URL bằng tool là gì?

Một số tool trên thị trường hiện nay sẽ giúp bạn kiểm tra và phân tích Canonical URL dễ dàng hơn, chẳng hạn như: MozBar, Ahrefs SEO Toolbar, SEMrush… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng công cụ Site Audit của Hoc11.vn để quá trình kiểm tra và phân tích trở nên dễ dàng hơn.

Kiểm tra canonical url bằng tool

Kết luận

Qua bài viết này, Hoc11.vn đã giải thích cho bạn Canonical URL là gì cũng như tầm quan trọng của Canonical URL trong SEO. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về Canonical URL, liên hệ ngay với để được tư vấn và báo giá miễn phí về các dịch vụ SEO hiệu quả và nhất hiện nay.

Nguồn tham khảo: https://moz.com/learn/seo/canonicalization

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *