Giữ người luôn là bài toán đau đầu của doanh nghiệp. Anh Lê Anh Khoa – CEO kiêm Founder của công ty TNHH Siêu Thị Sống Khoẻ đã có một câu chuyện chia sẻ về nhân tài và hiền tài trong doanh nghiệp như sau. Câu chuyện như sau:
Để bắt đầu bài chia sẻ này, tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện nhỏ, câu chuyện này không dạy bạn về cách quản trị doanh nghiệp, không dạy bạn về cách quản trị nhân sự mà nó đơn thuần là một câu chuyện, đọc để cảm nhận, đọc để nhận ra sự thật hiển nhiên. Chuyện kể rằng: “Trong một gia đình nọ, có một người chủ sống cùng 2 chú chó, 2 chú chó trước mặt đều rất nghe lời ông chủ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà ông chủ giao cho. Hiển nhiên, những lúc mọi chuyện tốt đẹp, người chủ này vẫn yêu quý nâng niu đàn chó của mình.
Tuy nhiên, những khi không hài lòng về hai chú chó, như bao người chủ khác, ông chủ lại lôi 2 chú ra đánh chửi. Lúc đầu khi bị đánh 2 chú chó cùng im lìm như nhau, như càng về sau, 1 con trong đó gầm gừ, muốn cắn lại người chủ này và một con thì vẫn nằm im mặc cho ông chủ đánh, chửi. Cũng vì thế mà trong những lần tức giận sau đó, ông chủ lúc nào cũng đánh mắng con chó nằm im nhiều hơn, còn con chó hung dữ, gầm gừ muốn cắn lại chỉ la rầy hoa loa cho qua chuyện và người chủ thầm nghĩ là: khi nào có cơ hội sẽ tiễn nó đi log mổ ngay, bởi bây giờ vẫn còn đang cần nó trong nôm nhà cửa.”
Thế nghĩa là sao? Vì sao ông chủ lại đánh con chó nằm im mà không đánh con kia? Để trả lời câu hỏi này bạn hãy tự đặt mình vào tình huống của người chủ đó, khi bạn muốn đánh chó, bạn sẽ đánh con có nguy cơ cắn mình hay sẽ chọn con nằm yên cho mình đánh? Nhớ là trong tính huống tức giận nhé!
Tâm lý con người là thế, luôn tránh khó tìm dễ, ít ai có thể nhìn vấn đề một cách khách quan trong những lúc nóng giận, cũng vì vậy mà trong vô thức chúng ta phạm phải những sai lầm không đáng có. Con chó nằm im chính là con chó một mực trung thành với chủ, dù bị la, đánh nó vẫn không nghĩ đến chuyện sẽ làm hại người chủ của mình. Còn ngược lại con gầm gừ kia, nó không thật sự trung thành, nó làm việc cho chủ có thể vì để có ăn, cái ở hoặc một lý do gì đó.
Còn có một phần của câu chuyện tôi chưa kể ở trên:
– Con chó nằm im là con chó được ông chủ mang về nuôi ngay từ khi còn nhỏ, dạy dỗ đào tạo để có thể trở thành một con chó giỏi và tinh anh như hiện tại.
– Con còn lại là do ông chủ thấy nó giỏi và thông minh nên dùng rất nhiều tiền để mua về thêm sau này.
Trong quản trị nhân sự, con chó nằm im kia chính là hiền tài cần phải giữ, là nồng cốt quyết định thành công của doanh nghiệp. Còn con còn lại chính là nhân tài, nhân tài có thể mua được bằng lương cao đãi ngộ tốt, nhưng họ không trung thành, và sẵn sàng ra đi một khi không hài lòng về cấp trên hoặc được một doanh nghiệp khác ra giá cao hơn.
Nhân tài và hiền tài khác nhau như thế nào?
Nhân tài là người tài bên ngoài có thể mời về bằng chế độ phục lợi tốt, lương cao, họ giống như những người lính đánh thuê sẵn sàng chiến đấu cùng bạn vì những lợi ích mà bạn trao cho họ. Cũng vì thế, đối với nhân tài, nên cố gắn khai thác hết khả năng của họ khi họ còn trong doanh nghiệp và tận dụng họ đào tạo nguồn nhân lực kế thừa khi họ ra đi.
Hiền tài là những cá nhân tìm năng được bạn đào tao, nâng đỡ giống như hạt giống mà bạn đã gieo trồng, nuôi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ, họ gắn bó mật thiết với doanh nghiệp, am hiểu rất rõ về doanh nghiệp. Ngoài chế độ phúc lợi tốt lương cao, đối với họ cái quan trọng hơn là sự công nhận những giá trị đóng góp cho doanh nghiệp một cách rõ ràng từ ban quản trị công ty. Chỉ cần được cân nhấc và ghi nhận, họ sẽ trung thành và đồng hành cùng doanh nghiệp.
Trong mối quan hệ với cấp trên, hiền tài thường cả nể, nhẫn nhịn bởi sự tôn trọng và biết ơn những người đã đào tạo mình, cũng vì thế họ thường là những người chịu thiệt trong mối quan hệ tay ba giữa người quản lý, hiền tài và nhân tài. Hiển nhiên đều này chỉ đúng ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới đi vào hoạt động. Ở các doanh nghiệp lớn câu chuyện trên hiếm khi xảy ra bởi các CEO đã dày dặn kinh nghiệm quản trị nhân sự và ở đó thường chỉ tồn tại nhân tài. (Vì sao ư? Vì ở doanh nghiệp lớn, một là hiền tài đã trở thành quản trị cấp cao, hai là họ đã ra đi vì sự đối sử bất công).
.adsslot_7DKcB2rZJf{ width:728px !important; height:90px !important; }
@media (max-width:1199px) { .adsslot_7DKcB2rZJf{ width:468px !important; height:60px !important; } }
@media (max-width:767px) { .adsslot_7DKcB2rZJf{ width:320px !important; height:50px !important; } }
Sau khi đọc bài viết này, nếu là CEO hoặc chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn hãy tự nhìn lại cách quản trị nhân sự của mình, bạn có đang đối sử khắc khe với những hiền tài của mình không? Bạn có đang tự tay đẩy họ ra khỏi mình và dâng lên cho đối thủ cạnh tranh “đang thèm nhỏ dãi” nhân sự của bạn? Nếu có, hãy dừng đúng lúc trước khi quá muộn bởi mọi nổ lực nếu kéo khi nhân viên nộp đơn xin nghỉ thường không mang lại bao nhiêu kết quả. Dù “gương vỡ lại lành” nhưng khó mà nguyên vẹn như lúc đầu.
Nguồn: Facebook Khoa Lê
Nguồn: https://cv.com.vn/blog/cau-chuyen-2-chu-cho-va-ly-do-danh-mat-hien-tai-trong-doanh-nghiep-nho/