Cấu trúc Wish trong Tiếng Anh – Công thức và cách sử dụng

I wish I could fly.

I wish I have a hero.

“Tôi ước tôi có thể bay”, “Tôi ước tôi là một anh hùng”… là những câu mong muốn, ước muốn có dạng cấu trúc “wish”. Tuy nhiên, nhiều người học tiếng Anh vẫn chưa hiểu rõ cấu trúc wish và cách sử dụng của nó.

Hôm nay, UNICA xin giới thiệu cho bạn bài tổng hợp chi tiết nhất về chủ điểm ngữ pháp này được tổng hợp lại từ những chuyên gia hàng đầu Unica.

Cấu trúc wish được dùng trong các thì

Trước khi tìm hiểu cấu trúc wish và cách dùng của nó ra sao thì bạn nên biết nghĩa của động từ “wish” là gì. “Wish” là một động từ có quy tắc trong tiếng Anh, được sử dụng trong câu với ý nghĩa bày tỏ ước muốn trong quá khứ, hiện tại và tương lai của một chủ thể nào đó. Cấu trúc wish là một dạng trong cấu trúc được sử dụng phổ biến trong quá trình giao tiếp tiếng Anh hằng ngày. 

cau-truc-wish-va-cach-su-dung

“Wish” là dạng câu dùng để bày tỏ sự mong muốn, ước muốn thứ gì đó

Câu điều ước wish ở hiện tại

Câu điều ước wish ở hiện tại thuộc nhóm ngữ pháp cấu trúc wish và cách sử dụng. Dạng này dùng với mục đích nói lên những mong muốn, ước muốn ở hiện tại mà không có thật, không thể xảy ra ở hiện tại, hay những điều giả định một điều ngược lại so với thực tế.

Trong trường hợp này câu điều ước ở hiện tại dùng để ước những điều gì đó không có thật ở hiện tại, tại thời điểm nói hoặc mong muốn đều không thể xảy ra được. 

– Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + V-ed

– Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + not + V-ed

– Cấu trúc If only: If only + (that) + S + (not) + V-ed

Chú ý: Trong chủ đề ngữ pháp về cấu trúc wish và cách sử dụng thì tobe dạng này luôn chia là were và weren’t.

– Để nhớ cấu trúc wish hiện tại một cách nhanh nhất, bạn có thể nhớ mẹo như sau:

+ Động từ ở mệnh đề sau wish luôn luôn được chia ở quá khứ đơn.

+ Động từ be được sử dụng trong dạng giả định cách tức là to be thành were ở tất các ngôi.

Eg:

+ I wish I studied very good. (Tôi ước tôi học thật giỏi).

+ If only the boy were here. (Giá mà cậu con trai đó ở đây).

+ We wish she didn’t go to school today. (Chúng tôi ước cô ta không đi học hôm nay).

+ I wish I finished homework. (Tôi ước tôi đã hoàn thành xong bài tập về nhà).

cau-truc-wish-va-cach-su-dung

Cấu trúc “if only” được dùng trong câu ước muốn

Cấu trúc wish ở tương lai

Câu mong ước, ước muốn ở tương lai là một cấu trúc diễn tả những mong ước về một sự việc trong tương lai có thể xảy ra hoặc không xảy ra ở hiện tại.

Cấu trúc wish và cách sử dụng của chủ đề này được sử dụng ở tương lai với một mong muốn với ai đó, sự việc hành động sẽ diễn ra tốt hơn trong tương lai. 

– Thể khẳng định: S + wish (es) + S + would + V.

– Thể phủ định: S + wish (es) + S + wouldn’t + V.

Ngoài ra ta có thể dùng cấu trúc If only: If only + S + would/could + V nguyên thể.

– Những chú ý của cấu trúc wish trong tương lai cần “bỏ túi”: 

+ Đối với chủ ngữ ở vế “wish” nếu là số nhiều thì động từ wish được giữ nguyên.

+ Đối với chủ ngữ ở vế wish là số ít, chúng ta chia động từ wish thành wishes. 

+ Động từ ở mệnh đề sau ta chia theo dạng nguyên thể vì đứng trước nó là một động từ khuyết thiếu.

Eg: 

+ I wish you wouldn’t go to school today. (Tôi ước bạn không đi học vào ngày mai).

+ I wish I would go to the zoo with my friends next day. (Tôi ước tôi sẽ được đi sở thú với những người bạn của mình vào ngày hôm sau).

+ He wishes she would stop sad. (Anh ấy ước cô sẽ dừng sự đau khổ lại).

Cấu trúc wish ở quá khứ

Trái ngược với cấu trúc câu ở hiện tại và tương lai, cấu trúc wish ở quá khứ được sử dụng trong câu ước ở quá khứ với mục đích diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở quá khứ, hay những giả định mà người nói ngược lại so với những điều đã xảy ra ở quá khứ.

Nói cách khác, câu mong ước ở quá khứ được sử dụng để ước những điều trái những gì sự việc xảy ra ở quá khứ, thường là tiếc nuối một thứ gì đó ở quá khứ.

– Khẳng định: S + wish (es) + S + had + V PII.

– Thể phủ định: S + wish (es) + S  + hadn’t  + V pII.

Có thể dùng cấu trúc: If only + S + could have + PII.

Lưu ý khi làm bài tập: 

+ Động từ ở mệnh đề sau wish luôn luôn được chia ở quá khứ hoàn thành.

+ Chú ý công thức: S + wish + S + could have + PII =  If only + S + could have + PII.

Eg:

+ I wish that I had studied harder at school. (I didn’t study hard at school, and now I’m sorry about it).

Tôi ước rằng tôi đã học hành chăm chỉ hơn ở trường học.

Cách dùng khác của của Wish

– Wish + to V : Được dùng với ngữ cảnh trang trọng, dùng wish + động từ thường để thay thế cho would like. 

Eg: I wish to speak to the headmaster. (This means the same as ‘I would like to speak to the headmaster’.)

Tôi muốn nói chuyện với hiệu trưởng.

–  Wish + O + to V: Với mong ước ai đó làm gì, ta dùng cấu trúc wish với động từ nguyên thể. 

Eg: I do not wish you to publish this article.

Tôi không muốn bạn công bố bài báo đó.

– Wish + O + something: Cấu trúc này được sử dụng trong các lời chúc.

Eg: I wished him a happy birthday.

Tôi chúc anh ấy sinh nhật vui vẻ.

Một số trường hợp đặc biệt dùng cấu trúc wish

– Trong cấu trúc wish và cách sử dụng, ta cần chú ý rằng người ta còn dùng “wish to” theo cách nói riêng của bản thân thay cho “want to”.

Eg: I wish to see my idol. (Tôi ước được gặp thần tượng của mình).

– Dùng wish với một cụm danh từ đứng sau để đưa ra lời chúc tốt lành nào đó như chúc mừng năm mới, giáng sinh, lễ tốt nghiệp, phần thưởng…

Eg: They wish they a new job. (Họ ước họ có một công việc mới).

– Khi đưa ra một lời mong muốn cho một người khác bạn có thể sử dụng động từ “ hope”mang nghĩa “hy vọng” cho ai đó thay vì “mong ước”.

Eg: They hope you pass the final exam. (Họ hy vọng bạn sẽ thông qua bài kiểm tra cuối kỳ).

cau-truc-wish-va-cach-su-dung

Cách phân biệt “wish” và “hope”

Cấu trúc wish và cách sử dụng wish chắc hẳn sẽ khiến nhiều bạn cảm thấy “hại não” và bị nhầm lẫn 3 cách sử dụng với nhau. Để có thêm nhiều kiến thức, cách sử dụng câu, học ngữ pháp tiếng Anh chúng tôi khuyên bạn nên có một lộ trình học bài bản nhất bằng cách tham khảo những khoá học tiếng Anh trên Unica dưới sự hướng dẫn từ các chuyên gia hàng đầu.

>> Tìm hiểu chi tiết “combo” cấu trúc used to và cách sử dụng

>> Cách chuyển câu chủ động sang bị động chỉ với một “chớp mắt”

>> 4 cách “nhớ lâu, ngấm nhanh” ngữ pháp tiếng Anh cực hiệu quả

Tags:
Tiếng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *