Cụ thể, bạn xem được các truy vấn mà người dùng sử dụng để đến website của bạn hoặc cập nhật /xóa nội dung bạn muốn/không muốn Google index. Tại đây, bạn cũng gửi được sitemap, xem hướng dẫn và đề xuất cải thiện về HTML của trang. Và nhận thông báo nếu trang dính các hình phát của Google.
Ngoài ra, bạn xem được nhiều thông số quan trọng khác. Đó là dữ liệu có cấu trúc, thẻ rich, hiệu suất trang trên di động, backlink, liên kết nội bộ…
Riêng bài này sẽ tập trung vào các chỉ số và dữ liệu trong phần phân tích tìm kiếm của Search Console.
Các chỉ số trong phân tích tìm kiếm
Có 4 chỉ số quan trọng là Số lần nhấp chuột, Số lần hiển thị, CTR, Vị trí.
Số lần nhấp chuột: số lần nhấp chuột đi đến website của bạn từ trang kết quả tìm kiếm Google.
Số lần hiển thị: số các link đến website của bạn được người dùng nhìn thấy trên trang kết quả tìm kiếm Google (có thể hiển thị trên trang 2,3,4…). Thế nhưng, khi chỉ xem ở trang 1 thì link ở trang 2 sẽ không được tính. Ví dụ, ở trang 1 Google, bạn có 1 link web của mình, tương tự trang 2 cũng thế. Nếu người dùng cuộn qua cả 2 trang thì số lần hiển thị là 2. Nhưng nếu chỉ dừng lại xem ở trang 1 thì số lần hiển thị là 1.
CTR: tỷ lệ nhấp chuột (số lần nhấp chuột : số lần hiển thị). Nếu CTR cho kết quả dấu (-) nghĩa là không có lần hiển thị nào.
Vị trí: vị trí trung bình trang của bạn trên xếp hạng Google. Bạn sẽ thắc mắc vì sao 1 trang lại có nhiều thứ hạng đúng không? Vì người dùng có nhiều truy vấn khác nhau để đến với trang đó.
Lưu ý: bạn có thể tùy chọn cùng lúc 4 chỉ số này để xem báo cáo kết quả.
Các dữ liệu của bạn được xem trong phân tích tìm kiếm
Bạn chỉ được phép chọn 1 dữ liệu để xem các chỉ số trong 1 lần xem báo cáo. Các dữ liệu bao gồm:
Truy vấn: các từ mà người dùng sử dụng tìm kiếm để đi vào website của bạn. Tuy nhiên, công cụ không trả tất cả các truy vấn, một số không được hiển thị vì theo chính sách quyền riêng tư của Google. Việc xem các chỉ số của dữ liệu truy vấn giúp ích bạn rất nhiều trong việc lựa chọn từ khóa, nhất là từ khóa dài.
Trang: chọn các chỉ số cho dữ liệu trang, bạn sẽ biết trang đó hiển thị bao nhiêu lần, nhận được bao nhiêu click, … từ đó có thể đánh giá hiệu quả nội dung, cách làm SEO của trang đó.
Quốc gia: xem các chỉ số tại các quốc gia khác nhau.
Thiết bị: người dùng sử dụng máy tính bàn, điện thoại di động hay máy tính bảng nhiều hơn để thực hiện truy vấn đến website của bạn.
Loại tìm kiếm: là loại tìm kiếm người dùng thực hiện, đó là tìm kiếm web, hình ảnh hoặc video.Ở dữ liệu này, bạn chỉ nhận được kết quả các chỉ số một cách tổng quan, không chi tiết.
Giao diện tìm kiếm: Không phải lúc nào cũng được hiển thị.
Ngày: cho phép bạn tùy chỉnh thời gian để xem chỉ số cho các dữ liệu.
Về các bộ lọc ở mỗi dữ liệu, nó cho phép bạn tùy chọn theo chủ đích. Bạn có thể thêm hoặc xóa bộ lọc.
Các chỉ số và dữ liệu như trên cũng có thể được xem đầy đủ trong Analytics. Để xem được, bạn cần liên kết Analytics với Webmaster tool.
Phần phân tích tìm kiếm trong Google Webmaster Tool hữu ích cho doanh nghiệp, người làm SEO lẫn quản trị web. Nếu bạn chưa biết cách cài đặt Search Console cho website, hãy xem hướng dẫn ở bài viết dưới đây nhé!
Bạn có muốn khách hàng tự chủ động tìm đến website?
Công ty SEO Singapore – Hoc11.vn có giải pháp hiệu quả cho bạn!
- Kinh doanh cho thuê đồ chơi trẻ em 2021 – Vốn ít lợi nhuận cao
- Kiến thức Fb Ads 1: Bản chất thật sự của việc chạy quảng cáo trên facebook là gì?
- Tổng quan về nghề Tiếp viên hàng không
- Marketing Funnel là gì? Cách hoạt động của Marketing Funnel
- Top 6 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất năm 2020