Chiến lược marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược marketing từ A-Z

Để đứng vững trong môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp luôn nỗ lực cập nhật những xu hướng mới nhất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.

Và một chiến lược marketing hoàn hảo là công cụ quan trọng giúp bạn thực hiện điều này cũng như là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường.

Vậy chiến lược marketing là gì? Bạn đã hiểu đúng và đủ về nó chưa? Cùng tìm hiểu nhé!

Marketing là gì

Theo Philip Kotler – “cha đẻ” của marketing hiện đại định nghĩa: “Marketing là quá trình tạo dựng giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng, nhằm mục đích đem lại lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp từ những giá trị đã được tạo ra”.

Đây là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh, hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Trở thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của Marketing.

Chiến lược marketing là gì?

Những mong muốn thỏa mãn khách hàng, chiến thắng trong cạnh tranh và thu về lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp được gọi là mục tiêu Marketing. Thế thì, chiến lược marketing là cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu marketing.

Tại sao phải xây dựng chiến lược marketing?

Không có gì để bàn cãi về tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing trong kinh doanh. Bởi nhờ nó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều người dùng hơn và chuyển đổi họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, việc thiết lập một chiến lược marketing hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những thay đổi bên trong lẫn bên ngoài sau các cơn chấn động thị trường trong nước và quốc tế, hoạt động và phát triển đúng hướng, nâng cao vị thế trên thị trường.

Các bước xây dựng chiến lược marketing

Bước 1: Xác định mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp.

Mục tiêu

Các chuyên gia marketing hàng đầu Việt Nam cho rằng, mỗi doanh nghiệp đều cần xác định mục tiêu kinh doanh bởi đó sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, tập trung mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu, tạo ra sự nhất quán và thống nhất cao.

Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mong muốn trong khoảng thời gian nhất định. Có thể chia thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu của các doanh nghiệp thường là mức lợi nhuận, tăng trưởng hoặc vị thế trên thị trường.

Những mục tiêu này ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyết định lựa chọn chiến lược phù hợp. Vì thế, mục tiêu có vai trò quan trọng với chiến lược, nó gắn liền và là căn cứ để đánh giá, chi phối mọi hoạt động trong quản lý doanh nghiệp.

Nguồn lực

Theo nghĩa rộng, nguồn lực bao gồm một loạt các yếu tố tài chính, nhân sự, năng lực quản lý,….của doanh nghiệp. Nó có thể được chia thành hai loại: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.

Các doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác phân tích và quản lý nguồn lực để sử dụng hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh:

+ Nguồn lực tài chính: là yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp qua số vốn doanh nghiệp huy động được.

+ Nguồn lực con người: ở bất kỳ tổ chức và doanh nghiệp nào, con người luôn là yếu tố hàng đầu quyết định thành công.

+ Danh tiếng của doanh nghiệp: là một nguồn lực vô hình quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh, ảnh hưởng và tác động đến quyết định mua của khách hàng.

+ Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hóa: liên quan đến đầu vào của doanh nghiệp, tác động mạnh mẽ kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như giai đoạn tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác cấu thành nguồn lực của doanh nghiệp, tuỳ vào mục tiêu và điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà phân loại nguồn lực chính và thứ yếu. Hiểu rõ nguồn lực của mình, doanh nghiệp sẽ nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt hơn, phù hợp hơn.

Bước 2: Hiểu rõ khách hàng

Đây là một trong những bước đảm bảo cho năng suất tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của bạn. Chỉ khi xác định được đối tượng khách hàng, biết rõ mong muốn và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của họ, bạn mới có thể xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả.

Để thực sự hiểu khách hàng, bạn cần đặt ra một vài câu hỏi như sau:

– Khách hàng mục tiêu là ai?

– Nhu cầu và mong muốn của khách hàng là gì?

– Điều gì ảnh hưởng đến quyết định mua của họ?

– Cách thức mua sắm được ưa chuộng là gì? (mua trực tiếp ở cửa hàng hay mua hàng online)

Bước 3: Lựa chọn phân khúc thị trường thích hợp nhất

Nếu nói rằng khách hàng là “tất cả mọi người” thì sẽ không ai là khách hàng của bạn cả. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn nếu bắt đầu ở cái ao nhỏ thay vì bơi ra biển lớn.

Hãy chọn một phân khúc thị trường cụ thể, tiềm năng nhất với bạn và tập trung vào đó. Không có gì tồi tệ hơn việc lựa chọn sai thị trường mục tiêu khiến bạn kinh doanh không hiệu quả, tốn kém hàng núi tiền để tiếp cận.

Sau khi đã có vị thế vững chắc, bạn hoàn toàn có khả năng mở rộng, khai thác các thị trường khác.

Lỗi lớn mà nhiều doanh nghiệp mắc phải đó là lao vào khi vẫn còn thiếu hiểu biết về phân khúc đó. Một thị trường sinh lời là tập hợp những khách hàng tiềm năng chưa được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, càng đánh trúng vào sự thiếu hụt đó thì bạn sẽ càng bán được sản phẩm, dịch vụ.

Bước 4: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”

Thu thập tất cả thông tin về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có vị trí vững chắc trên thương trường. Với việc biết được những doanh nghiệp khác đang làm gì, bạn có thể chắc chắn rằng giá cả bạn đưa ra là hợp lý, quảng cáo của bạn thu hút khách hàng và sản phẩm, dịch vụ của bạn thỏa mãn họ .

Để thành công, bạn cần phải nổi bật hơn đối thủ. Muốn làm được điều này, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu sự khác biệt giữa họ và bạn là việc làm vô cùng cần thiết. Sử dụng các điểm yếu của đối thủ để điều chỉnh và phát triển chính sách kinh doanh của bạn.

Phân tích điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ làm cơ sở xây dựng chiến lược tấn công và phòng ngự, từ đó xác định cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp.

Bước 5: Đặt ra các mục tiêu marketing

Mục tiêu marketing là những số liệu cụ thể về:

  •  Doanh thu và lợi nhuận
  •  Thị trường và thị phần
  •  Thương hiệu và định vị thương hiệu

Nói cách khác, mục tiêu marketing gồm:

  •  Phát triển kinh doanh.
  •  Tạo sự khác biệt cho thương hiệu
  •  Tối ưu hóa lợi nhuận
  •  Duy trì và cải thiện quan hệ khách hàng

Khi xây dựng các mục tiêu marketing, hãy sử dụng công thức SMART, đảm bảo mục tiêu của bạn: Hợp lý (Sensible), Có thể đánh giá (Measurable), Có thể đạt được ( Achievable), Thực tế (Realistic), và Cụ thể về thời gian (Time specific).

Bước 6: Xây dựng ngân sách marketing

Tuỳ thuộc vào mục tiêu đề ra mà có những cách thức khác nhau để xây dựng ngân sách dành cho hoạt động marketing của bạn. Tốt hơn hết là dựa trên tình hình thực tế, bạn bắt đầu những tính toán ước chừng và sau đó định hình những con số cụ thể dần dần.

Đầu tiên, nếu doanh nghiệp đã hoạt động trên một năm, bạn chia chi phí marketing năm cũ cho doanh số bán hàng thường niên. Đó chính là chi phí để có được một khách hàng mới, hay chi phí để bán được một số lượng sản phẩm mới.

Tiếp theo, lấy con số vừa rồi nhân với lượng sản phẩm bán ra mong muốn hoặc lượng khách hàng mục tiêu. Kết quả của phép tính đơn giản này là ước tính sơ bộ về chi phí đầu tư để đạt được mục tiêu bán hàng năm tới.

Bước 7: Phương tiện truyền thông marketing của bạn là gì?

Phương tiện truyền thông marketing chính là cầu nối giữa bạn và khách hàng qua việc truyền tải những thông điệp tiếp thị của mình. Để tối ưu hiệu quả và chi phí, bạn cần lựa chọn đúng phương tiện truyền thông marketing.

Dưới đây là một vài công cụ bạn có thể sử dụng:

  • Quảng cáo trên mạng xã hội
  • Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (SEOGoogle Ads)
  • Email marketing
  • SMS marketing
  • Website
  • Forum Seeding
    …..

Bước 8: Tuân thủ nguyên tắc vàng AIDA

Sẽ thật thiếu sót nếu bạn quên nguyên tắc vàng AIDA này. Đây là tổ hợp  4 yếu tố cần có trong một chiến dịch marketing thành công, đó là: tạo sự chú ý (Attention), tạo hứng thú (Interest), tạo sự ham muốn (Desire) và kêu gọi hành động mua hàng (lead to Action).

Việc áp dụng mô hình AIDA sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng và tăng doanh số bằng quy trình đi từ sự chú ý, sau đó là cảm giác thích thú, rồi đến mong muốn và cuối cùng là thúc đẩy quyết định mua của khách hàng.

AIDA là chìa khóa vàng của chiến lược marketing đã được rất nhiều chuyên gia khẳng định.

Marketing là hoạt động then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một chiến lược sai lầm có thể khiến bạn tốn khá nhiều chi phí nhưng lại không đạt được mục tiêu.

Để tránh rơi vào trường hợp đó hay có bất cứ thắc mắc nào về chủ đề hôm nay: “Chiến lược marketing là gì?” thì đừng ngần ngại liên hệ với Hoc11.vn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *