Theo một bản báo cáo do Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor công bố. Hồi cuối năm ngoái, thị trường chuỗi cà phê và trà Việt Nam có quy mô khoảng 1 tỉ đô la Mỹ/năm. Trong đó, 5 chuỗi cà phê lớn nhất chiếm 15,3 % thị phần: gồm Highlands Coffee, Starbucks, The Cofee House, Phúc Long và Trung Nguyên. Như vậy, 85% còn lại đủ lớn để các thương hiệu khác như ÔNG BẦU đủ sức hút để gia nhập sân chơi.
CHIẾN LƯỢC NÀO CHO CÀ PHÊ ÔNG BẦU?
Khoảng đầu năm 2020. Chuỗi cà phê Ông Bầu cũng bắt đầu xuất hiện trên một vài con đường. Ngay khi mới xuất hiện; cà phê ông Bầu đã nhanh chóng gây sự tò mò bởi hình ảnh nhận diện với màu vàng bắt mắt. Cộng thương hiệu ông Bầu có vẻ rất dân dã nhưng lại cũng rất…bí ẩn.
Một điều thú vị là mặc dù ý tưởng kinh doanh chuỗi cà phê Ông Bầu là của ba doanh nhân có tên tuổi nhưng người đại diện pháp luật của cà phê Ông Bầu lại là bà Trần Thị Kim Oanh-Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty với cổ phần cao nhất là 51%. Hai cổ đông còn lại trong nhóm cổ đông sáng lập là bà Đoàn Hoàng Anh (con Bầu Đức) và ông Võ Quốc Lợi (con Bầu Thắng), mỗi người năm 24,5% cổ phần cũng đang sở hữu 4,74% cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long (Kienlongbank).
Về cổ đông lớn nhất của cà phê Ông Bầu-bà Trần Thị Kim Oanh. Hiện là thành viên ban kiểm soát của Công ty CP Cà phê Phước An. Năm 2017. NutiFood đã mua lại cổ phần chi phối Công ty Phước An. Đơn vị sỡ hữu nông trại cà phê CaDa có diện tích hơn 4.000 ha. Công suất hơn 11.000 tấn cà phê/năm. Và ông Trần Thanh Hải – Chủ tịch NutiFood. Làm người đại diện pháp luật. Như vậy, về mặt nguyên liệu. Ông Bầu có cơ sở để tự tin tham gia thị trường.
Chiến lược nào cho cà phê ÔNG BẦU?
1. Chiến Lược Địa Điểm
Cùng lợi thế nguồn nguyên liệu là sữa. Chuỗi cà phê Ông Bầu của Nutifood và Hi-Café của Vinamilk đều đánh vào phân khúc khách hàng bình dân. Nhưng ngoài việc tự tin vào nguồn nguyên liệu đến từ nông trường Cada, cách đi của Ông Bầu là chú trọng phát triển các quán nhỏ ở góc đường hoặc xe đẩy trước nhà. Mục tiêu của Ông Bầu sẽ là 10.000 điểm bán có thể xuất hiện bất cứ ngóc ngách nào của Việt Nam trong những năm tới bởi khi hệ thống đủ rộng. Đủ lớn thì cà phê thật mới nhanh chóng đến được với nhiều người tiêu dùng.
2. Chiến Lược Mô Hình
Hiện tại ÔngBầu đang có 3 loại hình kinh doanh:
Quán phục vụ tại bàn: order tại bàn, có trà đá đi kèm – phục vụ ly thủy tinh là chủ yếu.
Quán tự phục vụ: Order tại quầy, có thẻ rung nhận nước, nước lọc uống kèm tự lấy – phục vụ 100% ly nhựa.
Điểm take away/ cửa hàng nhỏ: các quầy hoặc xe: phục vụ 100% ly nhựa.
Căn cứ vào 3 mô hình trên, có thể thấy Ông Bầu khảo sát khách hàng mục tiêu trong khu vực rất kỹ. Tùy vào từng đặc tính của khách hàng trong khu vực đó mà triển khai mô hình phù hợp để đáp ứng nhu cầu Khách Hàng .
Ví dụ:
Gần các khu vực dân văn phòng & công trình thi công, Ông Bầu triển khai mô hình Quán tự Phục vụ.
Đối với các khu vực là chung cư, khu dân cư, Ông Bầu triển khai mô hình phục vụ order tại bàn.
Nếu các bạn để ý, Ông Bầu khéo léo trong việc sử dụng các loại bàn ghế phù hợp cho những nhóm đối tượng khác nhau theo quán/ khu vực (khu vực sinh viên: quán trang bị thêm bàn dài phù hợp cho hoạt động nhóm học tập và làm việc).
Các điểm take away Ông Bầu: đặc tính mô hình này là di động, sẽ không ở cố định 1 chỗ khi không có khách. Các bạn nào bán take away chắc chắn sẽ hiểu rằng nếu điểm bán ko có khách thì sẽ di chuyển sang điểm khác vì vậy trên thị trường xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh như coffee bike, coffee booth, xe bán cafe lưu động… nên đối với mô hình take away của Ông Bầu cũng như vậy. Bạn dễ dàng thấy hôm nay có mai quay lại mất tiêu.
Điểm đặc biệt của mô hình take away Ông Bầu là Nhậ ( Tông vàng chủ đạo: Quầy vàng, dù vàng, nhân viên mặc áo vàng, standee trưng bày sản phẩm to… ) rất ấn tượng cho Khách Hàng chú ý.
3. Chiến Lược Giá
Café đá: 16.000đ, Café sữa đá: 18.000đ.
Mặt bằng chung dao động từ 16.000đ – 32.000đ áp dụng cho mọi mô hình kinh doanh của Ông Bầu.
Đây là mức giá không quá cao và cũng không quá thấp. Với mức giá này, café Ông Bầu có thể tiếp cận với rất nhiều đối tượng khách hàng (Sinh viên, Công nhân, dân văn phòng…)
Thật ra, tại các khu vực trung tâm các thành phố lớn, quán nhỏ hay xe đẩy bán với mức giá nói trên vẫn ổn. Hơn nữa, khi nhìn ‘chiến trường’ mục tiêu của Ông Bầu, chúng ta sẽ hiểu vì sao họ lại quyết định những con số trên. Như tất cả mọi người đều biết, ngay từ đầu Ông Bầu định vị mình thuộc phân khúc bình dân. Tức thị trường chủ lực của họ sẽ là các quận xa trung tâm tại các thành phố lớn, các thành phố nhỏ và các tỉnh lẻ. Ở những khu vực chúng ta vừa nêu, mức giá đó là phổ biến, thậm chí có nơi còn hơi cao.
4. “Café Thật, Sống Thật” – Slogan:
Ông Bầu sử dụng hình ảnh của 3 ông bầu bóng đá Bầu Đức (HAGL), Bầu Thắng (Đồng Tâm), Bầu Hải (Nutifood) kết hợp để xây dựng café Ông Bầu & dựa trên nền tảng những người yêu bóng đá. Với slogan “”Café Thật, Sống Thật”.
Café Thật: lấy danh dự của bản thân cam kết về việc “làm sạch, làm tốt từ lúc trồng, thu hoạch cho đến chế biến”
Sống thật: thể hiện một phần tính cách của Bầu Đức trong cách làm bóng đá (tận tâm, thẳng thắn, quyết liệt) và chắc hẳn ai cũng biết rõ đóng góp của Bầu Đức dành cho nền Bóng Đá VN trong những năm trở lại đây. Brian tin chắc Bầu Đức là hình tượng được rất nhiều người yêu Bóng Đá Việt Nam ngưỡng mộ.
Với chiến lược dùng hình ảnh của 3 ông bầu (nhãn hiệu) & trích 1.000 VND cho mỗi ly café bán ra góp vào Quỹ Phát Triển Tài Năng Việt để phục vụ những mục đích cộng đồng như hỗ trợ trẻ em nghèo, tổ chức các chương trình từ thiện, hỗ trợ thiên tai, lũ lụt, … 𝗍ạ𝗈 𝗇ê𝗇 𝗍𝗂ế𝗇𝗀 𝗏𝖺𝗇𝗀 𝗋ấ𝗍 𝗅ớ𝗇 𝗍𝗋ê𝗇 𝗍𝗁ị 𝗍𝗋ườ𝗇𝗀 𝗏ề 𝗆ặ𝗍 𝗍𝗋𝗎𝗒ề𝗇 𝗍𝗁ô𝗇𝗀.
Những người yêu bóng đá & tin tưởng 3 ông bầu sẽ ủng hộ café Ông Bầu
5. Chiến lược hình ảnh
Cùng những gì đã diễn ra trong quá khứ, Việt Nam luôn được nhìn nhận là quốc gia yêu bóng đá nhất nhì thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng đổ ‘tiền tấn tiền tỷ’ nhằm thể hiện lòng đam mê bóng đá và tình yêu nước của mình như 3 ‘ông Bầu’ Đức – Hải – Thắng. Nhưng nếu bạn vừa tiết kiệm song vẫn muốn đóng góp cho nền bóng đá nước nhà thì làm thế nào? Hãy uống ngay cà phê Ông Bầu!
Ngay từ những ngày đầu ra mắt, thương hiệu mới này đã cam kết sẽ đóng góp 1.000 đồng/1 sản phẩm mà họ bán ra vào một quỹ chung, phục vụ mục tiêu phát triển bóng đá trẻ Việt Nam. Như “bầu Đức” dự đoán, Quỹ này biết đâu sẽ đào tạo ra được những Công Phường, Xuân Trường… trong tương lai. Nguyên do khiến cà phê Ông Bầu chọn cột mốc 10.000 quán là bởi lúc đó, mỗi ngày Ông Bầu sẽ góp cho Quỹ bóng đá 1 tỷ đồng.
Thật ra, cách đi của Ông Bầu không mới. Trong một thị trường dù tiềm năng nhưng cũng vô cùng khốc liệt. Chưa thể nói trước điều gì cho một thương hiệu còn non trẻ. Tuy nhiên, việc có mặt của các Ông Bầu như bầu Thắng, bầu Đức một cách …gián tiếp. Thậm chí Bầu Thắng còn trực tiếp đứng bán cà phê và giao cà phê cho khách. Khiến nhiều người đi đường phải ghé mua. Những người hâm mộ bóng đá cũng thích thú. Và có lẽ, đây là cách làm marketing hiệu quả nhất mà Ông Bầu đang tự tin bước vào sân chơi.
LỜI KẾT
Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để trồng và sản xuất nhiều loại cà phê ngon, đậm đà một bản sắc rất riêng – THIÊN THỜI. Các hình thức kinh doanh chuỗi cà phê có tên tuổi như Trung Nguyên hay Highland đã xuất hiện rất lâu và đặc biệt chiếm tình cảm của đại bộ phân người dân Việt yêu thích vị cà phê rất Việt.
Chuỗi cà phê Ông Bầu là một thương hiệu non trẻ thâm nhập thị trường tuy không mới nhưng vẫn còn nhiều đất dụng võ, khi mà Việt Nam vẫn là một quốc có chỗ đứng trên Thế Giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê – ĐỊA LỢI. Điều làm nên sự khác biệt đối với các bước đi chiến lược tiếp theo của chuỗi cà phê trẻ nhưng đầy hứa hẹn sẽ là yếu tố CON NGƯỜI – NHÂN HÒA. Một hương vị mang dấu ấn riêng đi kèm trải nghiệm cũng rất riêng sẽ in sâu thương hiệu vào tâm trí khách hàng, nó sẽ là lý do để người tiêu dùng chọn đến với Ông Bầu thay cho các đối thủ tầm cỡ khác.