Câu bị động là một trong những dạng bài tập “buộc phải có” trong các bài thi học thuật cũng như trong các tình huống giao tiếp căn bản. Hãy cùng Unica hệ thống lại kiến thức về câu bị động và hiểu sâu hơn qua các bài tập về câu bị động từ cơ bản đến nâng cao cần thiết nhất nhé!
1. Câu bị động là gì?
Câu bị động (Passive voice) là câu được dùng với mục đích nhấn mạnh vào chủ ngữ là người hoặc vật bị tác động bởi hành động thay vì đối tượng thực hiện hành động đó.
2. Cách sử dụng của câu bị động
– Sử dụng khi không biết người thực hiện hành động là ai.
– Khi không muốn nhắc đến người thực hiện hành động mà chỉ tập trung vào hành động.
– Khi muốn tập trung vào đối tượng bị tác động.
– Khi muốn tỏ ra lịch sự.
Ví dụ:
– I was hit by the car
– Oh my gosh, my bike was stolen
3. Công thức câu bị động trong Tiếng Anh
Cấu trúc: Subject + be + V3/ed + (by + doer) + (…).
Trong đó:
+ Subject: đối tượng bị tác động bởi hành động
+ be + V3/ed: ‘be’ thay đổi tùy theo thì dùng trong câu chủ động
+ V3/ed luôn giữ nguyên dạng. Thứ thay đổi theo thì là động từ ‘be’ như trên.
+ (by + doer): ‘by’ có nghĩa là “bởi”, dùng để giới thiệu đối tượng thực hiện hành động đứng sau ‘by’.
‘doer’ chỉ đối tượng thực hiện hành động.
‘by + doer’ được đặt trong (…) vì sẽ có những trường hợp ta có thể lược bỏ phần này.
+ (…): nói về địa điểm hoặc thời gian mà chủ ngữ bị tác động bởi hành động.
4. Công thức chuyển câu bị động theo các thì
Công thức chuyển câu bị động theo các thì
5. Nguyên tắc chuyển câu chủ động sang câu bị động
Nguyên tắc chuyển câu chủ động sang câu bị động
– Xác định tân ngữ của câu chủ động chuyển thành chủ ngữ.
– Xác định thì của động từ và chuyển thành thể bị động như công thức
– Xác định chủ ngữ và đưa về làm tân ngữ trong câu bị động, thêm by.
Lưu ý:
– Lược bỏ những chủ ngữ không xác định như people, someone, him, her,…
– Những câu không có tân ngữ không thể chuyển thành câu bị động. (She left late for the meeting)
– By chỉ đứng sau trạng từ chỉ nơi chốn và đứng trước trạng từ chỉ thời gian.
– Nếu tân ngữ trong câu bị động là sự vật, sự việc thì dùng with thay cho by.
6. Một số trường hợp câu bị động đặc biệt
Câu chủ động có 2 tân ngữ
Eg: She sent a present to me. (Cô ấy đã gửi một món quà cho tôi)
Trong ví dụ này có 2 tân ngữ là “tôi” và “cô ấy”. Đối với câu chủ động có 2 tân ngữ, bạn áp dụng công thức chuyển như sau:
Cách chuyển câu chủ động có 2 tân ngữ sang câu bị động
Câu bị động với động từ tường thuật và động từ chỉ quan điểm
– Một số động từ tường thật thường xuất hiện trong câu chủ động như: say, announce hay các động từ chỉ quan điểm như think, believe.
Eg: People say that he is famous. (Người ta nói là anh ấy nổi tiếng.)
Eg: They believed that that family had sold the house. (Họ đã tin là gia đình đó trước đó đã bán căn nhà.)
Quan sát 2 ví dụ trên bạn có thể thấy, trường hợp động từ xuất hiện ở 2 vị trí là trước “that” và sau” that”. Như vậy sẽ có 2 cấu trúc được tạo ra như sau:
Câu bị động với động từ tường thuật – động từ chỉ quan điểm
Dạng câu yêu cầu với “get” và “have”
Với những câu có “get”, “have”, bạn áp dụng 2 cấu trúc như sau:
– Subject + have (chia) + somebody + verb (nguyên mẫu) + something.
– Subject + get (chia) + somebody + to + verb (nguyên mẫu) + something.
Khi chuyển sang câu bị động, cấu trúc sẽ là:
– Subject + have/get (chia) + something + V3/ed + by + somebody.
– Subject + have/get (chia) + something + V3/ed + by + somebody.
Câu thể hiện tính chất bị động với Nees + V-ing
– Cấu trúc: Subject + need (chia) + V-ing
Eg: This table needs cleaning. ( Cái bàn là cần được làm sạch)
Câu bị động với các động từ chỉ giác quan
– Với những câu có các các động từ chỉ giác quan như: see, hear, notics, bạn áp dụng câu thức đổi sang câu chủ động sang câu bị động như sau:
Câu bị động với các động từ chỉ giác quan
7. Lưu ý khi chuyển sang câu bị động
Biến đổi tại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ
Nguyên tắc chuyển tân ngữ thành đại từ chủ ngữ như sau:
– I -> Me
– We -> Us
– You -> You
– He -> Him
– She -> Her
– It -> It
– They -> Them
Thứ tự của nơi chốn, “by” thời gian
Thứ tự sắp xếp như sau: Nơi chốn -> “by”…-> thời gian
Eg: Milk is left in front of our house (nơi chốn) by a kind person (by + doer). (Sữa được để trước nhà chúng tôi bởi một người tốt bụng.)
‘by…’ hay ‘with…’?
By được dùng trong tình huống chỉ trước người thực hiện hành động. Còn “with” được dùng trước dụng cụ thực hiện hành động.
Eg: The window was broken with a hammer
8. Bài tập câu bị động trong tiếng Anh
Bài tập 1: Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
a. My father waters this flower every morning
b. Her mother is preparing the dinner in the kitchen
c. Our teachers have explained the English grammar
d. The manager didn’t phone the secretary this morning
e. We should clean our teeth twice a day
f. Mr. Green cooks food every morning
g. The engineers are going to build the bridge
h. John will deliver the letter tomorrow
i. He told me the truth yesterday
j. Her children are carrying the table into the house
Bài tập 2: Chọn các đáp án đúng
a) Please refer to the……..document for further information regarding this workshop.
A. enclosing
B. to enclose
C. enclosed
D. encloses
b) Many economists expressed concern about the impact of…….oil prices on the global economy.
A. rose
B. rise
C. rising
D. risen
c) To order by mail, fill out the order form in your catalog and mail it in the envelope……
A. provide
B. provides
C. provided
D. providing
d) Workers……..dangerous chemicals are required to wear protective gear such as safely goggles and gloves.
A. handled
B. are handling
C. handling
D. handle
e) He promised to help me with the report as soon as he gets his work……
A. done
B. do
C. doing
D. did
Trên đây là hệ thống cấu trúc câu bị động cũng như cách sử dụng và bài tập từ đơn giản đến nâng cao giúp bạn làm quen và hiểu cách sử dụng của dạng ngữ pháp này.
>> Tất tần tật về mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
>> Tất tần tật về 12 thì trong Tiếng Anh – Công thức, cách dùng và dấu hiệu nhận biết
Tags:
Tiếng Anh Ngữ pháp tiếng Anh