Ai trong chúng ta cũng biết rằng: Trọng tâm chiến lược Content Marketing luôn là blog – vì nó đại diện hầu hết các thông điệp bạn muốn truyền tải.
Điều gì sẽ xảy ra khi nội dung blog đạt chất lượng, nhưng không có traffic?
Tất nhiên, bạn sẽ bắt đầu quảng cáo nội dung và SEO, đúng không nào?
Vấn đề tiếp theo là, có thể mất đến vài tháng để các chiến thuật đó mới đem lại kết quả. Điều này thực sự gây khó chịu nếu bạn muốn kết quả nhanh chóng hơn.
Và đó là lúc bạn cần đến Content Syndication.
Nếu bạn đang tự hỏi: Content Syndication là gì, có phù hợp với doanh nghiệp bạn? Đang hoài nghi liệu rằng Content Syndication có thực sự tốt không, có mang lại hiệu quả hay mặt xấu nào cho website không?
Thì hãy cùng tôi tìm hiểu những điều cơ bản về Content Syndication và một số mẹo để bắt đầu nhé! ?
Let’s go!!
Content Syndication là khi một website của bên thứ 3 đăng tải lại chính xác nội dung từ trang khác – chẳng hạn từ Blog doanh nghiệp bạn.
Nội dung xuất hiện có thể là toàn phần, hay một đoạn ngắn đã được chỉnh sửa hoặc một đoạn trích.
Bạn đang thắc mắc: Cách này ổn, với chiến thuật này liệu rằng Google có dành bản án phạt đến website bạn không? Bạn không cần phải lo lắng, vì Google sẽ tự động hiểu rằng đâu là bản gốc – nội dung chính.
Google có khuyến khích doanh nghiệp nên áp dụng Content Syndication hay không? Câu trả lời là có.
Khi một bài viết của bạn được cung cấp trên một trang web khác, thường sẽ có một liên kết trở lại website hoặc bài viết gốc.
Đối với độc giả, sự khác biệt duy nhất là nội dung này đã từng xuất hiện ở trang khác và thông tin bài viết gốc sẽ được nhắc đến ngay dưới tiêu đề.
Khi các bài viết đã đạt chất lượng thì đó sẽ là một lợi thế. Do đó, bạn có thể tận dụng tất cả cơ hội để xuất bản đến các trang web hàng đầu khác.
Một điều tôi muốn nhấn mạnh với bạn là: Content Syndication không phải là chiến thuật tốt cho mọi doanh nghiệp.
Bởi vì, mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Content Syndication là thu về traffic từ website khác, cho dù có phải hi sinh vài lợi ích.
Đặc biệt, đối với Content Syndication yêu cầu doanh nghiệp phải sở hữu content chất lượng, độc nhất đến người dùng. Vì, độc giả tại trang web thứ ba có thể đánh giá được nội dung content chất lượng hay không. Tất nhiên, nếu content bạn không đạt yêu cầu thì lượng referral traffic sẽ không thể mang lại hiệu quả tốt.
Đôi lúc, trong quá trình sử dụng Content Syndication sẽ có một số trường hợp bạn không muốn xảy ra, đó là Google xếp hạng bài viết đăng tải lại cao hơn bài gốc, nhưng đây là trường hợp hiếm khi xảy ra, bởi Google có thuật toán xác định đâu là bài viết gốc để xếp hạng.
Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng trên là bài viết đăng lại cần phải gắn canonical link dẫn về bài viết gốc.
Và đặc biệt quan trọng, khi các nội dung bài viết của website mang các yếu tố trùng lặp, có lẽ chiến thuật này không dành cho bạn. “Duplicate Content” sẽ xảy ra.
Hiệu quả tốt nhất Content Syndication mang đến chỉ khi doanh nghiệp sở hữu nội dung content chất lượng, độc nhất và thật sự mang đến lợi ích cho người đọc.
Nếu doanh nghiệp bạn có nội dung xuất sắc nhưng traffic hạn chế, thì các ý tưởng sẽ bị lãng phí.
Chính vì vậy, việc đăng lại nội dung cho website bên thứ ba – nơi sở hữu lượng truy cập cao sẽ giúp trang web bạn thu hút được lượng độc giả lớn từ các nguồn kênh khác.
Ngoài ra, với việc tận dụng tốt Content Syndication, thương hiệu doanh nghiệp sẽ tạo nên hiệu ứng lan truyền. Do tần suất xuất hiện thương hiệu doanh nghiệp trên các trang thẩm quyền đăng tải một cách phổ biến. Đồng thời, từ đó người dùng ngầm thừa nhận doanh nghiệp bạn có uy tín và họ dễ dàng đưa ra quyết định khi chọn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Các công cụ tìm kiếm – Google có thể xếp hạng các bài viết trong website lớn cao hơn trong kết quả tìm kiếm bản gốc. Như tôi đã đề cập ở trên, tuy nhiên, nó vẫn mang lại lợi ích cho website bạn. Đó là, tạo liên kết về website và traffic sẽ tăng lên mà không phải bỏ chi phí.
Bạn nên tái bản ở đâu và khi nào?
Khi bạn quyết định thử nghiệm chiến lược Content Syndication, kết quả phụ thuộc vào việc bạn tiến hành thực hiện như thế nào.
Vấn đề đầu tiên cần giải quyết đó là nơi cung cấp nội dung lại của sẽ được đăng tải ở đâu – nền tảng nào?
Ở đây, tôi sẽ chia ra làm hai trường hợp:
- Thứ nhất: Nếu như bạn sở hữu một website riêng có lượng traffic cao, thì đây có thể là một nền tảng tuyệt vời để đăng tải lại nội dung từ blog chính.
- Thứ 2: Nếu như cần một nền tảng khác để Content Syndication, việc bạn cần phải làm là tìm cách xây dựng và thỏa thuận với các biên tập viên tại các website của bên thứ ba để có thể đăng tải nội dung lên trang của họ.
Tiếp theo, trong quá trình đăng tải lại content bạn cần trả lời 2 câu hỏi sau:
Nội dung nào sẽ được chọn khi thực hiện Content Syndication?
Tiêu chí quan trọng nhất bạn cần chú ý đó là chất lượng nội dung:
- Nội dung phải độc nhất
- Nội dung mang phải đến giá trị cho người dùng
- Nội dung có phù hợp với đối tượng độc giả trang web thứ ba không?
Chính vì vậy, trong quá trình lựa chọn nội dung bạn cần phải đảm bảo tính liên quan đến khi đăng tải ở các website khác.
Số lượng nội dung cần đăng tải lại là bao nhiêu?
Sẽ không có giới hạn cụ thể nào quyết định việc bạn cần đăng tải lại số lượng bao nhiêu.
Quan trọng là bạn kiểm soát được chiến thuật đang thực hiện, cũng như cân bằng được chất lượng giữa nội dung đăng lại và nội dung gốc.
Một điều nên nhớ, hãy đảm bảo website của bạn sẽ sở hữu nội dung độc quyền và có chất lượng cao. Vì giá trị, danh tiếng từ việc thực hiện Content Syndication sẽ mang lại những kết quả tốt nhất nếu như người dùng có lý do và động lực thúc đẩy truy cập website doanh nghiệp bạn.
Đồng thời, việc thực hiện Content Syndication sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh doanh nghiệp ở hiện tại.
Nếu như là doanh nghiệp Startup, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để đăng nội dung lên website khác nhằm quảng bá thương hiệu đến mọi đối tượng – tận dụng cơ hội. Còn nếu như, doanh nghiệp bạn đã có thương hiệu, uy tín bền vững thì bạn thì bạn nên chọn lọc và tiết chế hơn trong quá trình đăng tải lại nội dung.
Khi tìm kiếm bên thứ ba để thực hiện Content Syndication, bạn có thể xem xét một vài nền tảng sau:
- Blog đa tác giả: Đối với nội dung liên quan đến kinh doanh trong ngành công nghiệp, Business 2 Community sẽ giúp bạn dễ dàng cung cấp nội dung thông qua nguồn dữ liệu RSS Blog. Đối với tiếp thị kỹ thuật số và social media, Social Media Today là một lựa chọn tương tự như B2C dành cho bạn.
- Mạng xã hội: Rất nhiều nền tảng bạn có thể tận dụng để xuất bản dài hạn nội dung, chẳng hạn như: LinkedIn, blog Quora, Facebook’s Instant Articles và Notes,…
- Blog Platform: Ngoài Blog trên trang web doanh nghiệp, bạn có thể tái xuất bản và cung cấp nội dung trên các Blog Platform khác với đối tượng tích hợp sẵn.
Khi nào cần tái xuất bản content trên các nền tảng đăng tải?
Thời điểm tốt nhất để tái bản content trên các nền tảng đăng tảng khác là: Khi bạn đã quyết định nhắm mục tiêu tăng cường nhận diện thương hiệu, phát tán nội dung, hiển thị tối đa đến với người dùng.
Các phiên bản được cung cấp của một bài đăng trên Blog sẽ xuất hiện sau phiên bản gốc, nhưng sau bao lâu?
Tất nhiên bạn sẽ không muốn thấy nội dung đăng lại trên website bên thứ ba đạt thứ hạng cao hơn phiên bản gốc của bạn chỉ vì trang web có thẩm quyền cao hơn. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo Google đã thấy nội dung ban đầu của bạn và liên kết được thiết lập chính xác. Bằng cách này, các phiên bản sẽ thực hiện đúng nhiệm vụ của nó là tăng nhận diện, thương hiệu cho nội dung gốc.
Ngoài ra, nếu như bạn có kế hoạch cung cấp một phần nội dụng cho các nền tảng khi đăng tải, thì nên nhớ hãy sắp xếp lịch trình xuất bản logic để duy trì và thu hút độc giả hiệu quả trong thời gian dài.
Đến đây, bạn đã hiểu được cơ chế hoạt động của Content Syndication rồi đúng không nào?
Bây giờ, tôi sẽ gợi ý đến bạn các mẹo để tăng cơ hội thành công khi bắt đầu.
1. Làm chủ chiến thực
Mối quan hệ Syndication sẽ rất giống với Guest Blogging. Quá trình xây dựng mối quan hệ cũng tương tự như vậy.
Khi đã xác định được mục tiêu, đối tượng khách hàng muốn hướng đến, bạn cần nghiên cứu thêm về nội dung và phong cách họ, cũng như họ có chấp nhận Content Syndication hay không.
Sau đó, hãy gửi đến họ lời đề nghị và quan trọng nhất bạn cần làm nổi bật là doanh nghiệp bạn mang đến điều gì cho họ.
Khi xây dựng mối quan hệ, bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình cụ thể các yêu cầu như: Họ có cần nguồn dữ liệu RSS hay muốn bạn gửi bài qua email hoặc trực tiếp
2. Đừng quên liên kết
Các liên kết (link) là yếu tố cần thiết cho sự thành công của chiến thuật Content Syndication.
Trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác, hãy đảm bảo rằng các đối tác hiển thị nội dung lại cho bạn bao gồm canonical link đến bài đăng gốc trước khi xuất bản. Điều này, sẽ ngầm gửi thông báo đến các công cụ tìm kiếm rằng ai là chủ sở hữu SEO – ai là phiên bản gốc.
3. Tạo chuỗi Momentum (Động lượng – Lan truyền)
Cuối cùng, khi bạn sử dụng Content Syndication để nhận diện thương hiệu, giáo dục người dùng và tiến sâu hơn, cơ hội của bạn là xây dựng nên chuỗi Momentum.
Bằng cách cung cấp một phần nội dung cho nhiều nền tảng và để các phiên bản đó được nhận diện nhiều hơn, nội dung đó có thể nhắm mục tiêu vào chiến dịch nâng cao nhận thức đa kênh cho doanh nghiệp bạn.
Điều này cần chiến lược. Tuy nhiên, có thể nó đã xảy ra nếu lần đầu tiên bạn cung cấp một phần nội hoặc bạn chỉ làm việc với một đối tác duy nhất.
Khi bạn quyết định sử dụng Content Syndication, hãy thực sự nỗ lực để tạo ra nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược và tạo ra sự thúc đẩy cho chiến thuật này.
Kết luận
Bạn nhận định thế nào về chiến thuật Content Syndication?
Nhìn chung, đơn giản và dễ thực hiện đúng không nào?
Tất nhiên, khi bạn sử dụng tốt Content Syndication nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, tăng khả năng hiển thị đến người dùng rộng rãi và viết guest blogging sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, ý tưởng một cách đáng kể.
Nếu như bạn đang sở hữu tài sản nội dung có thể truyền thông và cần thiết đề cung cấp liên tục đến người dùng, vậy tại sao bạn không thử Content Syndication?
Hãy tận dụng tốt các cơ hội phát triển doanh nghiệp!
Chúc bạn đạt được nhiều thành công.