Bạn đang xây dựng một trang web mới? Nhưng chưa hiểu rõ CTR (Click-Through-Rate) là gì? CTR ảnh hưởng đến Conversion Rate như thế nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về CTR thì hãy dành thời gian để đọc bài của Hoc11.vn dưới đây.
Trong giới làm SEO thường nói đùa với nhau rằng:
“Nếu bạn đang tìm một nơi giấu bí mật, hãy giấu nó ở trang thứ 2 của Google.”
Câu này nghĩa là dù trang web của bạn nằm ở trang thứ 2 hay trang 100 đều như nhau. Khi tìm kiếm thông tin, người dùng ít khi click qua trang sau, trừ khi họ cần nghiên cứu thông tin sâu và rộng hơn.
Và những trang web nào nằm trong TOP 10 trên bảng kết quả Google mới có được lượng Organic Traffic cho website.
Theo nghiên cứu cho thấy: Trang có vị trí xếp hàng từ 1-3, thì tỷ lệ click CTR sẽ rất cao.
Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ số CTR một cách chi tiết ngay sau đây:
CTR (Click-Through-Rate) là gì?
CTR được viết tắt từ cụm Click Through Rate, là tỷ lệ click/nhấp chuột. Để đo chỉ số CTR trong Google Ads và Facebook Ads, người ta sẽ dựa vào số lần người dùng click vào dựa trên tổng số lần hiển thị của quảng cáo đó.
Riêng đối với SEO, đo lường CTR đơn giản là tỷ lệ số người click vào dựa trên trên tổng số lần hiển thị của đường link này.
Nhìn chung, bạn đã hiểu cơ bản về CTR là gì rồi, đúng chứ?
Nếu đạt được chỉ số CTR cao, đồng nghĩa chiến lược quảng cáo PPC của bạn đã thành công. CTR sẽ ảnh hưởng lớn đến điểm chất lượng và chi phí mà bạn phải chi trả khi có ai click vào quảng cáo của mình.
Hướng dẫn tính chỉ số CTR đơn giản
Cách tính CTR trong SEO:
CTR = (Tổng số lần nhấp vào đường link)/(Tổng số lần hiển thị)
Cách tính CTR trong Adwords:
CTR = (Tổng số lần nhấp vào quảng cáo)/(Tổng số lần hiển thị)
Số lần hiển thị trong SEO là tổng số lần mà trang web của bạn được người dùng nhìn thấy vì đạt được vị trí cao trên bảng xếp hạng. Chính vì thế, nếu tiêu đề website của bạn kém thu hút, không gây ấn tượng thì việc SEO sẽ khó khăn hơn và không thể cạnh tranh tốt với các đối thủ của mình.
Tỷ lệ CTR của website thường nằm ở mức 10%. Tuy nhiên, tỷ lệ CTR với các đường link quảng cáo lại khá thấp.
Thực tế, một quảng cáo sẽ có chỉ số CTR tầm 2-3 người/1000 lần xuất hiện. Từ số liệu này, bạn hãy xem xét thật kỹ việc dùng CPM (Trả phí cho mỗi một nghìn lần hiển thị – Cost Per Thousand Impressions) hoặc quảng cáo theo PPC (Trả phí cho mỗi lần click chuột – Pay Per Click) hoặc –). Từ đó, đưa ra chiến lược tốt nhất nhằm tối ưu chi phí quảng cáo của doanh nghiệp bạn.
Những điều nên biết rõ về chỉ số CTR – (Click-Through-Rate)
Để hiểu sâu hơn về Click Through Rate thì chúng ta sẽ phân tích một vài yếu tố quan trọng của CTR.
1. CTR là chỉ số chính
Khi tỷ lệ CTR cao sẽ cho thấy khả năng tỷ lệ chuyển đổi cũng khả quan hơn. Thực tế cho thấy, nếu tỷ lệ người click vào quảng cáo cao, cho thấy lời đề nghị hoặc CTA của bạn hấp dẫn đối với họ.
Khi càng có nhiều người nhấp vào thì tỷ lệ tương tác tăng, điểm chất lượng được cải thiện => Dẫn đến giá cho mỗi lần click chuột sẽ thấp đi và tỷ lệ hiển thị sẽ tăng cao.
>> Chỉ số CTR càng cao sẽ cho ra một loạt chuỗi kết quả tích cực.
2. Kết hợp cùng các KPI khác
Hãy nhớ kỹ: CTR là thước đo số lượng người dùng click vào quảng cáo của bạn. CTR không phản ánh tỷ lệ chuyển đổi trực tiếp trên Landing Page (trang đích) của bạn.
Ví dụ: Bạn đã hoàn thành mục tiêu với số lượng người điền vào biểu mẫu hoặc liên hệ trực tiếp đến bộ phận Sales. CTR sẽ cung cấp dữ liệu để bạn biết rõ độ thu hút của quảng cáo là bao nhiêu lần click tạo ra. Nhưng nếu bạn chỉ nhắm duy nhất vào mục tiêu chuyển đổi mà không phải người xem, thì CTR không hỗ trợ nhiều cho bạn.
Vai trò của CTR (Click-Through-Rate) trong Adwords
Theo bạn, điều quan trọng nhất của chỉ số CTR là gì? Vì sao những SEOer cực kỳ quan tâm đến chỉ số này?
=> Thực chất: Chỉ số Click Through Rate rất quan trọng đối với Account, vì CTR ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chất lượng trong Google Adwords.
Dù bạn đang sử dụng Google Ads hay các công cụ hỗ trợ Marketing, đều cung cấp đến người dùng các mức giá ưu đãi cho những quảng cáo có mức độ liên quan cao, nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Tỷ lệ click vào quảng cáo Ads sẽ tỷ lệ thuận với điểm số chất lượng như sau:
- Tỷ lệ click chuột càng cao thì điểm chất lượng cũng tăng cao.
- Điểm số chất lượng cho phép bạn duy trì hoặc cải thiện thứ hạng quảng cáo với chi phí thấp hơn rất nhiều.
Nếu quảng cáo của bạn có số lượng truy vấn cao sẽ thu được tỷ lệ click chuột cao. Điều này cho thấy bạn đang hướng chiến lược đến số lượng lớn người dùng tiếp cần với quảng cáo/ưu đãi của bạn.
1. CTR bao nhiêu là tốt?
Chỉ số này được đánh giá dựa trên từng đối tượng và từng trường hợp xảy ra.
Yahoo chia sẻ quan điểm về về tỷ lệ CTR:
“Câu trả lời thẳng thắn cho vấn đề này là “TÙY”. Tỷ lệ click chuột sẽ thay đổi tùy thuộc vào chiến lược Marketing hoặc từ khóa của doanh nghiệp. Từng chiến dịch và từ khóa sử dụng khác nhau sẽ có CTR khác nhau.”
Thực tế cũng không có con số cụ thể nào để đánh giá được CTR bao nhiêu là tốt!
Mỗi ngành nghề sẽ có chỉ số CTR trung bình riêng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố xung quanh, trong đó đặc biệt là: Vị trí hiển thị.
2. CTR trung bình trong AdWords
Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ CTR trung bình trong Ads là 0,35% cho hiển thị và 1,91 % cho tìm kiếm. Nhưng thông thường muốn chỉ số CTR Ads tốt nhất thì phải đạt 0,5-1 % cho mạng hiển thị và 4-5% cho mạng tìm kiếm.
3. CTR và điểm chất lượng
CTR cũng có sự liên kết chặt chẽ giữa quảng cáo doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu. Thông thường sẽ sử dụng tỷ lệ CTR để xác định chất lượng quảng cáo của Facebook và AdWords.
Google và Facebook đều đánh giá cao những quảng cáo chứa nội dung hữu ích, đáp ứng tốt cho người dùng. Do đó, 2 “ông lớn” này đều đưa ra các tiêu chí điểm số để đánh giá chất lượng quảng cáo. Điểm nó này được xác định chủ yếu thông qua số lượng người tương tác, chính là tỷ lệ click chuột vào quảng cáo của bạn.
4. Xác định điểm chất lượng bằng “Hệ thống đấu thầu”
Hãy nhớ rằng: Điểm chất lượng tài khoản sẽ ảnh hưởng đến gói thầu của bạn
Cả Google và Facebook sẽ xác định điểm số chất lượng của tài khoản chạy quảng cáo bằng “hệ thống đấu thầu”. Từ đó đưa ra quyết định nên đặt quảng cáo này hiển thị ở đâu.
Khi tài khoản được điểm số cao, đồng nghĩa quảng cáo của bạn sẽ vượt qua đối thủ cạnh tranh mà không cần chi trả nhiều hơn.
Tỷ lệ CTR càng cao thì điểm chất lượng quảng cáo cũng tăng cao và tần suất hiển thị càng nhiều trên bảng tin người dùng hoặc trên trang kết quả tìm kiếm. NHƯNG chi phí phải trả cho một lần click chuột lại thấp.
CTR cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điểm số, cũng như chi phí phải trả hoặc vị trí quảng cáo của bạn.
2 Cách làm tăng tỷ lệ CTR tốt nhất trong chiến dịch PPC
Hoc11.vn chia sẻ đến bạn 2 cách làm tăng CTR đơn giản và có được kết quả chuyển đổi tốt trong chiến dịch quảng cáo PPC:
1. Nhắm đúng khách hàng mục tiêu
Điều này cũng rất dễ hiểu, nếu số lần hiển thị quảng cáo không nhắm đúng đối tượng thì tỷ lệ click vào sẽ cực kỳ thấp, thậm chí là 0.
Có thể bạn đã không chọn đúng mục tiêu hoặc sử dụng sai từ khóa quảng cáo. Do đó, khi xây dựng chiến dịch Internet Marketing, bạn cần dành thời gian nghiên cứu, phân đoạn chi tiết nhất có thể.
2. Sáng tạo nội dung quảng cáo ấn tượng
Một nội dung hay, mới mẻ và ấn tượng luôn là yếu tố thu hút người xem click vào quảng cáo nhiều hơn và giúp cải thiện CTR. Hãy đưa ra những thông điệp quan trọng, những ưu đãi hấp dẫn,… cho những đối tượng mục tiêu và từ khóa mà họ đang tìm.
Ngoài ra, 2 yếu tố đi kèm là hình ảnh/video phải thật sự sinh động, mang tính viral và tạo được sự thích thú cho người dùng.
Tăng tỷ lệ CTR cho quảng cáo Adwords như thế nào?
Bạn nên xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều chiến dịch mới giúp cải thiện CTR:
1. Đặt nút khẩn cấp trong quảng cáo
Lời khuyên tốt nhất là nên đưa vào những giảm giá hay ưu đãi giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Cần thông báo thời gian kết thúc rõ ràng cho người dùng nếu việc bán hàng kết thúc sớm.
2. Tận dụng mọi tính năng hỗ trợ trên nền tảng quảng cáo của bạn
Bạn có thể sử dụng các nút CTR khác nhau dựa tùy theo từng dạng quảng cáo trên Facebook.
Đối với Google AdWords, các tiện ích hỗ trợ quảng cáo cũng mở rộng hơn với những lợi thế cạnh tranh cho người dùng lựa chọn. Bạn có thể chèn bản đồ vị trí, đánh giá, đặt số điện thoại /trên quảng cáo của bạn.
3. Có ưu đãi hấp dẫn, ấn tượng
Bạn nên cung cấp các yếu tố hấp dẫn miễn phí hoặc đưa ra chương trình giảm giá mạnh sẽ khiến người dùng nhanh chóng click vào vì sợ cảm giác bỏ lỡ. Nhờ đó, khả năng chuyển đổi sẽ được cải thiện tốt hơn.
Các chiến lược trên giúp cải thiện tính hiệu quả của quảng cáo và thậm chí là CTR.
Tỷ lệ CTR cao lại gây hại cho doanh nghiệp bạn?!
- Doanh nghiệp bạn chọn từ khóa mục tiêu không phù hợp
- Không xây dựng chiến lược tạo ra khách hàng tiềm năng, tăng doanh số và nhận diện thương hiệu.
Điều này sẽ khiến tỷ lệ CTR cao nhưng lại không có lợi ích cho doanh nghiệp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
- Bạn chi trả cho mỗi lần click chuột.
- Tốn rất nhiều tiền cho quảng cáo vì có quá nhiều lượt click chuột
- Bạn sử dụng những từ khóa phải trả giá cao, dù chúng đã chuyển đổi nhưng không tạo ra lợi nhuận như mong đợi.
- Sử dụng các điều khoản không liên quan khiến phải tiêu tốn nhiều vào mỗi lần nhấp chuột và điều này cũng không mang lại bất kỳ lợi ích kinh doanh nào.
Cách tăng tỷ lệ CTR cao cho các từ khóa
Bạn cần tuân thủ theo 2 nguyên tắc dưới đây:
- Tính liên quan chặt chẽ từ phần nội dung quảng cáo, các ưu đãi tặng kèm và thông tin trên Landing Page.
- Giá cả phải chăng – Từ khóa sẽ không phạm chính sách, bị cấm sinh lợi nhuận.
Tóm lại: Để tăng tỷ lệ CTR tốt thì bạn phải nhắm đúng đối tượng và từ khóa mục tiêu. Thông qua đó, đáp ứng yêu cầu của người dùng và thu hút họ click vào quảng cáo nhiều hơn.
Vai trò của CTR – Click Through Rate đối với SEO
Chỉ số CTR trong SEO cũng tương tự như cách tính số liệu trong Email, quảng cáo PPC và thiết kế website Onpage. CRT sẽ cung cấp dữ liệu chính xác cho bạn biết số lượng người tìm kiếm và click chuột vào trang web của bạn.
Nếu liên kết đến website hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google và có 20% người dùng click chuột vào liên kết của bạn. Điều này đồng nghĩa tỷ lệ CTR mà bạn nhận được là 20%.
Và sẽ tốt hơn nếu website của bạn xếp hạng càng cao càng tốt. Vì CTR sẽ thay đổi khác nhau tùy vào từng vị trí trong bảng xếp hạng tìm kiếm.
13 Cách giúp tăng chỉ số CTR trong SEO
Bạn đã biết cách tối ưu để tăng tỷ lệ CTR trong SEO chưa? Giả sử website của bạn không có lượt truy cập thì nguyên nhân có thể là do bạn không có đủ Organic Traffic hoặc nội dung chưa thực sự thu hút người dùng.
Những trang nào xuất hiện ở vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm Google thường sẽ có lượng Traffic tự nhiên rất lớn.
Và nếu trang của bạn có xếp hạng càng cao thì tỷ lệ CTR càng cao. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất để thúc đẩy người dùng click chuột.
Hoc11.vn sẽ hướng dẫn cho bạn 13 cách làm tăng tỷ lệ CTR và lượng traffic tự nhiên trong SEO nhanh nhất:
1. Nghiên cứu danh sách Long-tail keyword
Long-tail keyword là những từ khóa dài/mở rộng, một phần không thể thiếu trong các chiến lược SEO. Việc nghiên cứu list từ khóa dài và thêm vào trong website cũng là cách làm tăng lượng truy cập tự nhiên hiệu quả.
Thêm vào đó, Long-tail keyword chính là yếu tố giúp xây dựng phễu bán hàng vững mạnh. Nếu như các từ khóa đơn sẽ nằm ở đỉnh thì những từ khóa dài lại bám chắc vào phần giữa và đáy phễu.
Ví dụ: Khách hàng tìm kiếm cụm từ “những chiếc xe đạp leo núi màu xanh” hoặc “những dòng xe đạp địa hình tốt nhất dưới 5 triệu”.
Mục đích của họ lúc này là muốn mua một chiếc xe đạp với nhiều đặc điểm chi tiết, thông tin mô tả nhiều hơn. Nếu bạn là một nhà kinh doanh hay sản xuất xe đạp sẽ nhận được rất nhiều lượt click thông qua Long-tail keyword
2. Viết Meta Description ngắn gọn, hấp dẫn
Thẻ Meta Description sẽ xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm Google. Đoạn thông tin này phải thật sự hữu ích, bao quát nội dung theo mong đợi của người dùng và thúc đẩy họ nhấp chuột vào liên kết.
Nếu viết Meta Description chất lượng cũng giúp tăng tỷ lệ CTR đáng kể. Giống như việc đánh giá một quyển sách có thu hút hay không thì ta thường nhìn vào trang bìa. Cho nên, đoạn thông tin này chính là cầu nối giữa website của bạn và khách hàng tiềm năng.
Trong thẻ Meta Description, bạn chỉ nên viết tối đa 160 ký tự giống như hình bên dưới:
Nếu bạn không viết nội dung trong Meta Description, Google sẽ tự động lấy một đoạn nội dung bất kỳ trong bài viết để thay thế.
donghohaitrieu.com là ví dụ thành công trong trường hợp này: Khi người dùng tìm kiếm cụm từ “đồng hồ đeo tay nữ” thì website của họ nhanh chóng hiện lên TOP đầu ngay sau các trang quảng cáo trên SERP. Mặc dù truy vấn không xuất hiện chính xác như thông tin trên tiêu đề hoặc URL.
Hoặc bạn có thể thêm công cụ Yoast (trong WordPress) vào thẻ Meta Description để xem trước phần nội dung sẽ xuất hiện ngoài trang tìm kiếm Google và đưa ra điều chỉnh phù hợp.
3. Thực hiện Schema Markup – “dữ liệu có cấu trúc”
Dữ liệu có cấu trúc là yếu tố chính tạo nên nội dung hay, hấp dẫn và tăng lượt tương tác tốt nhất.
Ví dụ: Khi tìm kiếm “phim Hollywood hay”, bạn sẽ thấy hàng loại kết quả hiển thị trên Google. Để tìm được danh sách bộ phim phù hợp thì hãy xem các đánh giá từ người dùng như thế nào.
Các hộp thông tin tương tác xuất hiện rất nhiều trên bảng kết quả tìm kiếm. Bạn có thể lách luật SEO nếu thực hiện đúng theo sơ đồ thuật toán mà Google đang tìm kiếm.
Các trang truyền thông xã hội lớn như Wikipedia, Twitter hay IMDB đã sử dụng “Schema Markup” từ lâu. Nếu không xây dựng “dữ liệu cấu trúc” riêng thì trang web của bạn khó đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả Google.
4. Thêm hình ảnh cho các bài viết
Hình ảnh là một phần rất quan trọng, chúng có thể làm tăng tỷ lệ CTR lên tới 42% trong các email. Hơn nữa, chúng còn tăng sự tương tác tên các trang mạng xã hội.
Bạn chẳng thể nào thêm tất cả 1000 từ vào văn bản xem trước. Thay vào đó, hãy sử dụng các hình ảnh thú vị, gây hút mắt ngay khi nhìn vào.
Trong một phỏng vấn gần đây, hơn 90% các Marketer đều cho rằng:
- Họ thường sử dụng nội dung là chính là hơn ½ số bài báo đã xuất bản trong năm 2018 và 2019.
- Hình ảnh đóng vai trò lớn trong việc truyền tải thông tin đến người dùng. Hãy tạo ra những hình ảnh liên quan đến nội dung một cách mới mẻ và có tính viral nhất định.
5. URL có khả năng mô tả
URL của trang chính là nơi bạn nên đặt các từ khóa dài. Nó sẽ hiển thị trong bản xem trước phần liên kết để thu hút người xem click chuột vào trang của bạn. Danh mục, đường dẫn và độ dài của URL cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả tìm kiếm.
Bạn cần phân loại các bài đăng trên website hoặc trên blog theo từng chủ đề, tính năng, giá trị,… Điều này sẽ làm tăng thứ hạng từ khóa hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm Google và điều hướng khách hàng chỉ xem dịch vụ/sản phẩm của bạn trước các đối thủ cạnh tranh.
Bạn có thể vào phần Cài đặt – Permalink của WordPress để thay đổi URL.
6. Định dạng tiêu đề một cách đơn giản nhất
Tiêu đề là phần mà công cụ tìm kiếm sẽ nhìn thấy đầu tiên. Nếu sử dụng tên thương hiệu thì tiêu đề có thể ngắt quãng hoặc ngăn cách ra.
Cách này sẽ làm nổi bật thương hiệu doanh nghiệp bạn trong mắt khách hàng. NHƯNG, đây có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến thứ hạng website trên bảng kết quả tìm kiếm
Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng Yoast cho WordPress để xóa tên website ra khỏi tiêu đề nhanh chóng.
7. Địa phương hóa nội dung trên website
Những năm gần đây, Google dành sự quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố tương thích với thiết bị di động.
Từ năm 2011, xu hướng tìm kiếm thông tin trên di động tăng mạnh và trở thành thói quen của người dùng. Và điều này góp phần làm thay đổi các hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm.
Tùy thuộc vào vị trí đang sinh sống, bạn sẽ tìm được những nội dung trên thiết bị di động phù hợp.
Thực tế, số lượng người tìm kiếm các yếu tố đã “địa phương hóa” ngày càng nhiều. Đây cũng là cơ hội giúp bạn tăng CTR nhanh chóng bằng cách địa phương hóa” nội dung website của mình.
Chắc đọc đến đây nhiều bạn sẽ hoang mang khi nghe từ “địa phương hóa”, mà không biết chính xác là gì? Hoc11.vn sẽ giải thích rõ hơn cho bạn.
Ví dụ: Một khách hàng tìm kiếm thợ sửa máy lạnh ở khu vực TPHCM, có thể search “sửa máy lạnh” hoặc “sửa máy lạnh TPHCM”.
Khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến dịch vụ/sản phẩm của bạn. Vị trí doanh nghiệp sẽ hiển thị rõ trên kết quả tìm kiếm với mục đích điều hướng họ đến Google Maps. Ngoài ra, những thông tin như: Tên thương hiệu, website, địa chỉ, giờ hoạt động, hotline của doanh nghiệp bạn cũng xuất hiện đầy đủ trên kết quả tìm kiếm Google.
Đây là một cách tăng tỷ lệ CTR và lượng traffic tự nhiên hiệu quả hơn là treo các banner trên các góc phố như cách làm Marketing truyền thống trước đây.
8. Đăng bài theo theo cấu trúc dạng liệt kê
Bạn có thể tham khảo dạng bài đăng có cấu trúc liệt kê trên các website: Cracked.com, Buzzfeed.com và các bài đăng của The Huffington. Tiêu đề nên viết theo dạng “Top 10, Top 20” sẽ tốt hơn là “Top 6, Top 12”.
Ví dụ: 20 Cách viết bài hay nhất thu hút khách hàng, 20 Chuyên gia SEO giỏi nhất nên học hỏi, Top 10 cách SEO website lên TOP nhanh nhất,… Dựa vào đây, bạn hãy nghiên cứu và tìm kiếm các ý tưởng mới để thay đổi chiến lược sao cho hiệu quả hơn.
9. Kiểm tra mức độ của các tiêu đề trên Social Media
Như đã chia sẻ ở trên, tiêu đề đóng vai trò quan trọng giúp thu hút khách hàng click vào website của bạn. Chính vì thế, bạn nên dùng công cụ CoSchedule sẽ hỗ trợ phân tích tiêu đề theo nhu cầu.
CoSchedule với nguồn dữ liệu khổng lồ, giúp bạn tìm được nhiều mẫu tiêu đề hay nhất, mới nhất. Nhưng cách tốt nhất là hãy áp dụng vào thực tế để biết được tiêu đề sử dụng có tốt hay không.
Social Media là nền tảng tuyệt vời giúp bạn có thể thử nghiệm các tiêu đề dễ dàng. Bắt đầu bằng cách chọn 1 tiêu đề yêu thích để Publish và WordPress sẽ tự động công khai trên các trang mạng xã hội.
Bạn sẽ thấy rõ lượng tương tác, số lần nhấp chuột, lượt like, comment của tiêu đề đó. Tiếp đến, bạn hãy so sánh lượt nhấp của các tiêu đề trên cùng một liên kết. Cách thử nghiệm này sẽ giúp bạn chọn được loại tiêu đề nào phù hợp để sử dụng. Tuy nhiên, điểm hạn chế là bạn chỉ có thể test thành công nếu trang web của bạn có lượng follow lớn.
10. Sử dụng bản xem trước Yoast trong WordPress
Nếu bạn sử dụng WordPress, thì hãy cài đặt plugin Yoast. Đây là bộ SEO đầy đủ các tính năng, góp phần mang lại kết quả tốt nhất cho chiến lược doanh nghiệp.
Khi viết bài xong, bạn hãy chọn chế độ xem trước giống như một bản hoàn chỉnh xuất hiện trên Google. Yoast sẽ giúp bạn loại bỏ những từ ngữ không trùng khớp hoặc từ ngữ dư thừa trong nội dung. Ngoài ra, Yoast còn cá các thanh công cụ để bạn biết được số ký tự giới hạn là bao nhiêu.
Đặc biệt, Yoast sẽ tích hợp vào mỗi bài đăng khi cài đặt plugin, nên không ảnh hưởng đến quá trình bạn đang sử dụng WordPress.
11. Sử dụng Google AdWord để xem trước
Công cụ xem trước của Google Ads hay còn gọi là CDN (mạng phân phối nội dung khác) trang bị nhiều tính năng hiện đại hơn và có thể thay thấy tốt cho Yoast SEO.
Từ tháng 9/2016, các bản quảng cáo xem trước đã được tối ưu hóa trên máy tính và thiết bị di động, giống như bản xem trước của phần Meta Description và Tiêu đề. Google Ads hỗ trợ người dùng xem trước và phân tích các thông số.
Bạn có thể nhập tiêu đề (vào Headline 1), tên trang web (vào Headline 2) và 1 đoạn ngắn mô tả đang muốn kiểm tra để thu thập thêm nhiều ý tưởng mới mẻ hơn.
12. Kiểm tra các trang có CTR cao nhất và thấp nhất
Có 2 cách xe dữ liệu này bằng phần mềm Google Analytics:
Cách 1: Vào Acquisition => Search Console => Queries để biết được lượng truy cập dẫn đến trang của bạn.
Báo cáo sẽ cung cấp đầy đủ dữ liệu về: CTR, số lần hiển thị, số lần nhấp chuột và vị trí xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Đây là những thông tin cực kỳ giá trị cho chiến lược Marketing của bạn. Hãy tải xuống và tiến hành phân tích thật chi tiết.
Cách 2: Kiểm tra các Landing Page cùng một menu
Báo cáo này sẽ chứa đầy đủ thông tin chi tiết về số lần nhấp chuột và số lần hiển thị của tất cả liên kết. Ngoài ra, nó cũng cho bạn biết về các phiên (Session), tỷ lệ chuyển đổi (Conversion), Bounce Rate và nhiều dữ liệu có giá trị khác.
Nhìn vào báo cáo này, bạn sẽ biết được trang nào có tỷ lệ CTR cao nhất và thấp nhất. Để cải thiện ở những trang có CTR thấp, thì bạn nên thử nghiệm A/B Testing phần tiêu đề và đoạn mô tả trên Social Media.
13. Tối ưu hóa tốc độ website
Lượt nhấp chuột sẽ không được tính nếu như người dùng thoát trang trước khi load xong. Tốc độ website là một trong những yếu tố thu hút người dùng và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ.
Nếu bạn muốn duy trì tỷ lệ CTR hoặc cần tăng lên thì hãy tối ưu hóa tốc độ website (nó cũng quan trọng khi làm SEO).
Có nhiều công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ website miễn phí, trong đó PageSpeed Insights của Google là công cụ mà Hoc11.vn thường xuyên sử dụng để biết chính xác trang web đang hoạt động như thế nào.
Để có thể tăng độ tải trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 7%, thì bạn cần giảm tối đa mức yêu cầu HTTP. Đồng thời, cắt giảm thời gian phản hồi của server, phân phối CSS, cho phép nén và tối ưu hình ảnh. Và đừng quên ưu tiên phần nội dung website và bật bộ nhớ đệm trình duyệt.
Kết luận
Mục tiêu khi thực hiện chiến dịch Digital Marketing chính là Organic Traffic. Vì khách hàng đã biết về thương hiệu, dịch vụ/sản phẩm một cách chủ động mà bạn không cần phải chi trả cho bất kỳ quảng cáo nào.
Cách duy nhất để có được lượng Traffic tự nhiên là nhận được nhiều lượt click chuột từ Google và thông qua nhiều công cụ tìm kiếm khác.
Và đây cũng là lý do khách hàng thường lựa chọn dịch vụ SEO chuyên nghiệp của Hoc11.vn Vietnam nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu của người dùng tốt hơn.
Bên cạnh đó, Hoc11.vn Vietnam là một Công ty Marketing Online chuyên nghiệp được rất nhiều khách hàng lựa chọn để được các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi chia sẻ thông tin về các chiến lược Marketing, hướng xây dựng chiến lược và tăng doanh thu doanh nghiệp “khủng” chỉ trong thời gian ngắn.
Bằng cách tăng tỷ lệ CTR, bạn sẽ nhanh chóng thu được lượng Traffic tự nhiên và chuyển đổi nhanh chóng.
Nếu như trước đây, chúng ta quen thuộc với cách tối ưu hóa cho các từ khóa đơn và từ khóa dài. Thì xu hướng bây giờ là tập trung vào “dữ liệu cấu trúc “- Chìa khóa giúp website của bạn luôn năm trong TOP SERP và thu hút người dùng click chuột liên tục.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về CTR – Click Through Rate, hãy comment ngay dưới bài viết này, Hoc11.vn sẽ phản hồi sớm nhất cho bạn!
Tài liệu tham khảo:
https://www.disruptiveadvertising.com/adwords/what-is-ctr-click-through-rate/
https://www.searchenginejournal.com/ppc-guide/click-through-rate-ctr/
- Hướng dẫn quản lý đơn hàng online từ Facebook tăng gấp đôi doanh thu
- Tool tăng traffic cho website gây “tăng vọt” rủi ro thiệt hại về người và của!
- Cập nhật đánh giá chất lượng tìm kiếm Google (14 tháng 10)
- Hướng dẫn người bán điều chỉnh tồn kho hàng loạt sản phẩm trên Tiki
- 7 cách trang trí quán trà sữa đẹp, đơn giản thu hút giới trẻ hiện nay