Trang web bán hàng qua mạng Taobao (Trung Quốc) đã trở thành một địa chỉ quen thuộc đối với những người có thói quen mua hàng online, hàng ngày có rất nhiều người đăng nhập vào trang web này. Bán hàng qua mạng không cần phải có cửa hàng, cũng không cần nhân viên bán hàng, chi phí thấp và có nhiều người làm giàu nhờ hình thức buôn bán này. Vậy mà có người đã dựa vào hình thức kinh doanh của Taobao để mở ra một cửa hàng thật sự, lợi nhuận không hề nhỏ, người đó đã làm bằng cách nào vậy?
Tiểu Triệu mở một cửa hàng bán văn phòng phẩm ngay cổng trường Đại học, chủ yếu bán những văn phòng phẩm độc đáo; học sinh, sinh viên ngày nay rất thích những món đồ lạ và cá tính nên những sản phẩm của anh rất được ưa chuộng. Tất nhiên cửa hàng của Tiểu Triệu cũng kiêm luôn cả việc đánh máy, photo và in ấn tài liệu. Thu nhập không nhiều nhưng cũng không ít, Tiểu Triệu biết khá rõ sở thích của thanh thiếu niên hiện nay nên cũng rất chú ý đầu tư bổ sung những sản phẩm mới, ví dụ, vào mùa hè anh bán thêm cả đồ uống lạnh, kem để có thêm thu nhập, tuy nhiên do quy mô không lớn lắm nên lợi nhuận mỗi năm cũng chỉ ở mức bình thường. Năm ngoái, Tiểu Triệu kết hôn, năm nay vợ anh sinh con. Trước đây, số tiền kiếm được đủ cho một mình anh tiêu dùng, bây giờ nhà đã có ba miệng ăn, cuộc sống bỗng nhiên trở nên chật vật hơn trước.
Tiểu Triệu muốn chuyển sang ngành nghề khác, nhưng một mặt anh không có vốn, mặt khác cũng không có kinh nghiệm. Kinh doanh có tính rủi ro rất cao, nếu bị lỗ vốn thì cuộc sống của cả nhà không còn là một vấn đề nhỏ nữa. Hay là đi làm nhân viên cho người ta từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều? Mấy năm nay Tiểu Triệu không làm việc theo giờ hành chính, không thể nào làm quen ngay được, không khéo còn chẳng kiếm được tiền bằng việc bán hàng, trong khi đó con còn nhỏ quá, nếu mình bán hàng ở nhà thì ít nhiều gì cũng phụ vợ trông con được. Cuối cùng, Tiểu Triệu vẫn quyết tâm duy trì công việc buôn bán ở cửa hàng.
Tiểu Triệu có thói quen đi dạo khi rảnh rỗi, việc ngắm nhìn hoạt động của những sinh viên xung quanh mình khiến anh cảm thấy như trẻ lại và giàu sức sống hơn. Ngôi trường này có hơn ba nghìn sinh viên đến từ khắp nơi trên đất nước, hoàn cảnh gia đình mỗi người cũng khác nhau, có người được sống trong nhung lụa giàu có, có người lại phải làm thêm trong nhà ăn và kí túc xá để có tiền trang trải cuộc sống.
Hôm đó, Tiểu Triệu nhìn thấy trước cửa nhà ăn có một đám sinh viên đang tụ tập rất náo nhiệt, anh liền tới xem có chuyện gì, thì ra là có mấy sinh viên đang bày bán đồ cũ ở vỉa hè, chủ yếu là tài liệu đã dùng qua và các dụng cụ thể thao. Những chuyện như thế này Tiểu Triệu đã nhìn thấy nhiều lần, tư duy của thanh niên thời nay là vậy – luôn thích thay đổi, theo đuổi cái mới, đồ dùng cũ của mình sẽ không tùy tiện bỏ đi mà bán lại cho người khác để kiếm chút tiền. Khách hàng mua những món đồ này là những người có nhu cầu dùng sản phẩm nào đó chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, chất lượng đối với họ không thành vấn đề, chỉ cần rẻ và có thể dùng được là được. Nhưng cả trường có tới mấy nhà ăn, sinh viên cũng phân tán mỗi người một nơi nên tỉ lệ giao dịch thành công không cao, các sinh viên này chỉ làm cho vui mà thôi, không bán được hàng cũng không sao.
Tiểu Triệu mỉm cười và quay người bỏ đi, bỗng nhiên, trong đầu anh nảy ra một suy nghĩ: Mỗi năm, sau các kì thi, sinh viên thường vứt đi một lượng lớn giáo trình và tài liệu ôn tập, thậm chí có người sau khi tốt nghiệp còn đốt hết sách vở, ở Đại học có một đặc điểm là môn nào học xong rồi thì không bao giờ còn cần đến giáo trình của môn đó nữa. Nếu thu gom những giáo trình và tài liệu đó lại, bán cho sinh viên khóa dưới, chỉ cần sách vở còn mới, giá cả phải chăng thì nhất định sẽ có người mua, hơn nữa, giáo trình đại học không được đổi mới thường xuyên, sinh viên cách vài khóa vẫn có thể dùng được. Chưa thấy ai kinh doanh theo kiểu này, chỉ có vài sinh viên bán lẻ cho nhau mà thôi, nếu mình mở cửa hàng trước cổng trường thì có thể làm ăn lâu dài, đúng là một kế hoạch hay.
Về đến nhà, Tiểu Triệu lại suy nghĩ thật kĩ một lần nữa về phương thức thực hiện. Anh quyết định dành một phần cửa hàng để kê một loạt giá sách nhỏ gồm nhiều ô, chia thành những khu vực khác nhau, chuyên bán đồ cũ cho sinh viên. Chị Vương – vợ Tiểu Triệu cũng đồng tình với chồng về kế hoạch kinh doanh này, chỉ có điều, chị lo Tiểu Triệu không biết định giá đồ dùng học sinh thế nào cho hợp lí nên bảo anh hãy để những sinh viên cần bán đồ tự định giá cho món hàng của mình, giống như hình thức bán hàng trên mạng Taobao vậy. Tiểu Triệu chỉ thu 10% giá bán hàng gọi là chi phí quản lí. Đồng thời, để có vốn điều động cho cửa hàng, Tiểu Triệu đã thu phí mỗi ô bày hàng là 0.1 – 0.2 tệ một ngày, tùy vào diện tích lớn nhỏ, như vậy các sinh viên cũng sẽ định giá món hàng của mình một cách hợp lí hơn để bán được một cách nhanh chóng. Nếu một món đồ nào đó đã bày lâu mà không bán được thì chủ của nó có thể chọn một trong hai cách: trả phí thuê gian hàng và mang đồ về hoặc giảm giá để bán được nhanh hơn. Dù thế nào thì Tiểu Triệu cũng không bị lỗ vốn, dù hàng không bán được nhưng vẫn thu được tiền thuê gian hàng. Bán được hàng sẽ nhận được 10% chi phí quản lí. Sinh viên cũng có thể mượn gian hàng của anh để bán được những đồ dùng mà mình không cần đến nữa.
Thế rồi Tiểu Triệu in tờ rơi quảng cáo và dán trên bảng tin của trường, không ngờ sau khi khai trương, gian hàng kí gửi làm ăn như diều gặp gió, máy tính, điện thoại, văn phòng phẩm đều bán chạy, đặc biệt là các tài liệu học tập. Những sách vở đáng lẽ bị vứt đi nay lại có thể kiếm ra tiền nên thường được định giá khá mềm, hơn nữa sách sinh viên khóa sau mua về dùng đã được các anh chị khóa trước đánh dấu phần trọng tâm, ghi chú đầy đủ, không khác gì một cuốn cẩm nang đi thi. Tiểu Triệu cũng nhân cơ hội này nhập về một số hàng hóa chất lượng tốt, độ bền cao để bán cho sinh viên năm nhất. Trong trường có hàng ngàn sinh viên nên hàng hóa bán ra rất đa dạng, đủ chủng loại, đủ kiểu cách, có nhiều sinh viên không phải là không có tiền mua đồ mới nhưng vẫn đến cửa hàng của Tiểu Triệu để xem hàng, tìm những món hàng độc, càng ngày càng có nhiều khách hàng ghé thăm, doanh số bán ra cũng không ngừng tăng theo.
Bài học tâm đắc
Trên thế giới này có muôn vàn hình thức kinh doanh tốt, mang lại lợi nhuận cao mà bạn có thể tham khảo thông qua sách báo, truyền hình. Bạn cần tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, xem họ muốn gì để thay đổi hình thức kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Người làm kinh doanh giỏi cần phải biết học hỏi người khác, tìm ra bí quyết thành công của họ và biến nó thành bí quyết của chính mình.
Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ – Lão Mạc
Tư duy ngược dòng, ruộng cạn cũng có thể trồng lúa nước
Trang web bán hàng qua mạng Taobao (Trung Quốc) đã trở thành một địa chỉ quen thuộc đối với những người có thói quen mua hàng online, hàng ngày có rất nhiều người đăng nhập vào trang web này. Bán hàng qua mạng không cần phải có cửa hàng, cũng không cần nhân viên bán hàng, chi phí thấp và có nhiều người làm giàu nhờ hình thức buôn bán này. Vậy mà có người đã dựa vào hình thức kinh doanh của Taobao để mở ra một cửa hàng thật sự, lợi nhuận không hề nhỏ, người đó đã làm bằng cách nào vậy?
Tiểu Triệu mở một cửa hàng bán văn phòng phẩm ngay cổng trường Đại học, chủ yếu bán những văn phòng phẩm độc đáo; học sinh, sinh viên ngày nay rất thích những món đồ lạ và cá tính nên những sản phẩm của anh rất được ưa chuộng. Tất nhiên cửa hàng của Tiểu Triệu cũng kiêm luôn cả việc đánh máy, photo và in ấn tài liệu. Thu nhập không nhiều nhưng cũng không ít, Tiểu Triệu biết khá rõ sở thích của thanh thiếu niên hiện nay nên cũng rất chú ý đầu tư bổ sung những sản phẩm mới, ví dụ, vào mùa hè anh bán thêm cả đồ uống lạnh, kem để có thêm thu nhập, tuy nhiên do quy mô không lớn lắm nên lợi nhuận mỗi năm cũng chỉ ở mức bình thường. Năm ngoái, Tiểu Triệu kết hôn, năm nay vợ anh sinh con. Trước đây, số tiền kiếm được đủ cho một mình anh tiêu dùng, bây giờ nhà đã có ba miệng ăn, cuộc sống bỗng nhiên trở nên chật vật hơn trước.
Tiểu Triệu muốn chuyển sang ngành nghề khác, nhưng một mặt anh không có vốn, mặt khác cũng không có kinh nghiệm. Kinh doanh có tính rủi ro rất cao, nếu bị lỗ vốn thì cuộc sống của cả nhà không còn là một vấn đề nhỏ nữa. Hay là đi làm nhân viên cho người ta từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều? Mấy năm nay Tiểu Triệu không làm việc theo giờ hành chính, không thể nào làm quen ngay được, không khéo còn chẳng kiếm được tiền bằng việc bán hàng, trong khi đó con còn nhỏ quá, nếu mình bán hàng ở nhà thì ít nhiều gì cũng phụ vợ trông con được. Cuối cùng, Tiểu Triệu vẫn quyết tâm duy trì công việc buôn bán ở cửa hàng.
Tiểu Triệu có thói quen đi dạo khi rảnh rỗi, việc ngắm nhìn hoạt động của những sinh viên xung quanh mình khiến anh cảm thấy như trẻ lại và giàu sức sống hơn. Ngôi trường này có hơn ba nghìn sinh viên đến từ khắp nơi trên đất nước, hoàn cảnh gia đình mỗi người cũng khác nhau, có người được sống trong nhung lụa giàu có, có người lại phải làm thêm trong nhà ăn và kí túc xá để có tiền trang trải cuộc sống.
Hôm đó, Tiểu Triệu nhìn thấy trước cửa nhà ăn có một đám sinh viên đang tụ tập rất náo nhiệt, anh liền tới xem có chuyện gì, thì ra là có mấy sinh viên đang bày bán đồ cũ ở vỉa hè, chủ yếu là tài liệu đã dùng qua và các dụng cụ thể thao. Những chuyện như thế này Tiểu Triệu đã nhìn thấy nhiều lần, tư duy của thanh niên thời nay là vậy – luôn thích thay đổi, theo đuổi cái mới, đồ dùng cũ của mình sẽ không tùy tiện bỏ đi mà bán lại cho người khác để kiếm chút tiền. Khách hàng mua những món đồ này là những người có nhu cầu dùng sản phẩm nào đó chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, chất lượng đối với họ không thành vấn đề, chỉ cần rẻ và có thể dùng được là được. Nhưng cả trường có tới mấy nhà ăn, sinh viên cũng phân tán mỗi người một nơi nên tỉ lệ giao dịch thành công không cao, các sinh viên này chỉ làm cho vui mà thôi, không bán được hàng cũng không sao.
Tiểu Triệu mỉm cười và quay người bỏ đi, bỗng nhiên, trong đầu anh nảy ra một suy nghĩ: Mỗi năm, sau các kì thi, sinh viên thường vứt đi một lượng lớn giáo trình và tài liệu ôn tập, thậm chí có người sau khi tốt nghiệp còn đốt hết sách vở, ở Đại học có một đặc điểm là môn nào học xong rồi thì không bao giờ còn cần đến giáo trình của môn đó nữa. Nếu thu gom những giáo trình và tài liệu đó lại, bán cho sinh viên khóa dưới, chỉ cần sách vở còn mới, giá cả phải chăng thì nhất định sẽ có người mua, hơn nữa, giáo trình đại học không được đổi mới thường xuyên, sinh viên cách vài khóa vẫn có thể dùng được. Chưa thấy ai kinh doanh theo kiểu này, chỉ có vài sinh viên bán lẻ cho nhau mà thôi, nếu mình mở cửa hàng trước cổng trường thì có thể làm ăn lâu dài, đúng là một kế hoạch hay.
Về đến nhà, Tiểu Triệu lại suy nghĩ thật kĩ một lần nữa về phương thức thực hiện. Anh quyết định dành một phần cửa hàng để kê một loạt giá sách nhỏ gồm nhiều ô, chia thành những khu vực khác nhau, chuyên bán đồ cũ cho sinh viên. Chị Vương – vợ Tiểu Triệu cũng đồng tình với chồng về kế hoạch kinh doanh này, chỉ có điều, chị lo Tiểu Triệu không biết định giá đồ dùng học sinh thế nào cho hợp lí nên bảo anh hãy để những sinh viên cần bán đồ tự định giá cho món hàng của mình, giống như hình thức bán hàng trên mạng Taobao vậy. Tiểu Triệu chỉ thu 10% giá bán hàng gọi là chi phí quản lí. Đồng thời, để có vốn điều động cho cửa hàng, Tiểu Triệu đã thu phí mỗi ô bày hàng là 0.1 – 0.2 tệ một ngày, tùy vào diện tích lớn nhỏ, như vậy các sinh viên cũng sẽ định giá món hàng của mình một cách hợp lí hơn để bán được một cách nhanh chóng. Nếu một món đồ nào đó đã bày lâu mà không bán được thì chủ của nó có thể chọn một trong hai cách: trả phí thuê gian hàng và mang đồ về hoặc giảm giá để bán được nhanh hơn. Dù thế nào thì Tiểu Triệu cũng không bị lỗ vốn, dù hàng không bán được nhưng vẫn thu được tiền thuê gian hàng. Bán được hàng sẽ nhận được 10% chi phí quản lí. Sinh viên cũng có thể mượn gian hàng của anh để bán được những đồ dùng mà mình không cần đến nữa.
Thế rồi Tiểu Triệu in tờ rơi quảng cáo và dán trên bảng tin của trường, không ngờ sau khi khai trương, gian hàng kí gửi làm ăn như diều gặp gió, máy tính, điện thoại, văn phòng phẩm đều bán chạy, đặc biệt là các tài liệu học tập. Những sách vở đáng lẽ bị vứt đi nay lại có thể kiếm ra tiền nên thường được định giá khá mềm, hơn nữa sách sinh viên khóa sau mua về dùng đã được các anh chị khóa trước đánh dấu phần trọng tâm, ghi chú đầy đủ, không khác gì một cuốn cẩm nang đi thi. Tiểu Triệu cũng nhân cơ hội này nhập về một số hàng hóa chất lượng tốt, độ bền cao để bán cho sinh viên năm nhất. Trong trường có hàng ngàn sinh viên nên hàng hóa bán ra rất đa dạng, đủ chủng loại, đủ kiểu cách, có nhiều sinh viên không phải là không có tiền mua đồ mới nhưng vẫn đến cửa hàng của Tiểu Triệu để xem hàng, tìm những món hàng độc, càng ngày càng có nhiều khách hàng ghé thăm, doanh số bán ra cũng không ngừng tăng theo.
Bài học tâm đắc
Trên thế giới này có muôn vàn hình thức kinh doanh tốt, mang lại lợi nhuận cao mà bạn có thể tham khảo thông qua sách báo, truyền hình. Bạn cần tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, xem họ muốn gì để thay đổi hình thức kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Người làm kinh doanh giỏi cần phải biết học hỏi người khác, tìm ra bí quyết thành công của họ và biến nó thành bí quyết của chính mình.
Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ – Lão Mạc
Tư duy ngược dòng, ruộng cạn cũng có thể trồng lúa nước
Nguồn: http://chiasekienthuchay.com/cua-hang-ki-gui-hien-thuc-hoa-cua-cua-hang-taobao.html
Post Views:
434
- Chia sẻ cách quản lý spa hiệu quả không phải ai cũng biết
- Giải đáp câu hỏi liên quan đến chương trình “Nhiệm vụ người bán” trên Shopee
- Giải quyết nỗi lo về định vị thương hiệu chỉ trong 6 bước đơn giản
- Cách dùng Youtube Analytics để tối ưu hiệu suất Video
- Chiến dịch quảng của Facebook được tối ưu như thế nào?