CUỘC GỌI ĐIỆN ĐÙA ĐẶT 4000 CỐC CÀ PHÊ STARBUCKS CỦA STEVE JOBS

Đôi khi trong cuộc sống có những điều tình cờ xảy ra. Và ta chỉ biết nó có ý nghĩa gì cho đến khi ta trải nghiệm một điều gì đó mà ta không hề trông chờ hay mong đợi.
Khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên trên sân khấu, ông hướng dẫn mọi người cách sử dụng Google Maps để tìm các cửa hàng Starbucks trong một khu vực nào đó.(điều này xảy ra trước khi smartphone biết được địa điểm chính xác của bạn).

Jobs chọn một địa điểm và trên màn hình sẽ hiện lên địa chỉ và số điện thoại của cửa hàng đó. Để nhấn mạnh sự dễ dàng thuận tiện đối với người dùng phổ thông, Jobs đã nhấn vào số điện thoại và thực hiện cuộc gọi đến cửa hàng Starbuck gần nhất. “Vâng, tôi muốn đặt 4.000 cà phê latte để mang đi”, Jobs nói khi một phụ nữ trả lời điện thoại.
“Tôi đùa chút thôi. Gọi nhầm số ý mà”, ông nhanh chóng bổ sung.

Đứng trước 4.000 người, Jobs đã thực hiện một cuộc gọi trêu đùa với Starbucks. CEO của công ty sau này trở thành công ty có lợi nhuận lớn nhất nước Mỹ, trong khi giới thiệu một trong những sản phẩm quan trọng nhất, đã thực hiện một cuộc gọi trêu đùa.
Một trong những khía cạnh tinh tế nhất của Jobs khi đứng trên sân khấu chính là sự hiểu thấu những người đang lắng nghe.

Ông biết cách thu hút sự chú ý của họ, cách kết nối họ với những gì họ quan tâm, và cách làm họ bật cười. Kỹ năng đặc biệt này hóa ra lại hay bị đánh giá thấp.
Biết cách thể hiện trải nghiệm người dùng theo cách chính họ có thể liên hệ bản thân được, kể cả khi chưa ai trong số những người dùng này có trải nghiệm đó, là một kỹ năng cực kỳ đặc biệt. Nhưng thực hiện điều đó với khiếu hài hước thì phải nói là thiên tài.
Tất nhiên nhiều người có thể coi đây là một hành động bông đùa trẻ con của một nhà sáng lập công nghệ có khí chất, nhưng nếu nhìn nhận đúng đắn thì đây là một bài học đáng ghi nhận về trí tuệ cảm xúc.
Bạn cần nhớ rằng sự kiện này diễn ra 4 năm sau khi Jobs biết mình bị ung thư tuyến tụy và chỉ còn vài tháng để sống. Hai năm sau, ông được mời diễn thuyết tại Đại học Stanford, ở đó ông nói:
“Tôi nhìn vào gương mỗi sáng và tự hỏi: ‘Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của mình, liệu tôi có muốn làm những gì tôi sắp làm hôm nay không?” Và nếu câu trả lời là “Không” diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết rằng cần phải thay đổi điều gì đó… Công việc sẽ chiếm phần lớn thời gian trong cuộc đời các bạn, và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những việc lớn. Và cách duy nhất để làm việc lớn là yêu những gì bạn làm”.
Khi đó Jobs vừa trải qua cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u, nhưng rõ ràng quan điểm của ông chính là cách ông định hình những năm cuối của cuộc đời mình. Và đứng trên sân khấu giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên hiển nhiên là hình ảnh một người đàn ông yêu thích những gì mình làm.

Cuộc gọi của Jobs đến Starbucks là cách Jobs muốn nói với khán giả của mình, “như thế rất vui đúng không?”
Không ai có thể cho rằng Jobs không vui khi đó, bởi vì không nhận thức rõ được điều gì quan trọng, và công việc của ông có ý nghĩa như thế nào.
Tất nhiên bài viết này không nhằm khuyến khích mọi lãnh đạo phải biết cách đùa cợt, nhưng có lẽ tiếng cười chính là cách hiệu quả nhất để kết nối với khán giả và khiến họ quan tâm đến những điều bạn đang nói. Và rốt cuộc, đối với một nhà lãnh đạo, đó là năng lực cực kỳ đáng giá.

Nguồn: https://tuha.vn/bai-viet/kinh-nghiem-kinh-doanh/cuoc-goi-dien-dua-dat-4000-coc-ca-phe-starbucks-cua-steve-jobs/


Post Views:
395

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *