Tự mình quản lý một mô hình kinh doanh có thể là một trải nghiệm rất thú vị. Tuy nhiên, rất nhiều người khởi nghiệp chìm đắm trong sự phấn khích mà bỏ qua những bước đi quan trọng để phát triển việc kinh doanh lâu dài. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu, các start-up lại càng cần có kế hoạch cẩn thận và tính toán tỉ mỉ đối với các chi phí khởi nghiệp. Hãy cùng BOTA khám phá ngay … chi phí quan trọng khi start-up dưới bài viết này.
1. Chi phí nghiên cứu
Nghiên cứu sản phẩm
Nếu bạn đang chuẩn bị dự án kinh doanh một mặt hàng có tính chất đặc biệt, ví dụ như mỹ phẩm handmade hay nến sáp, nước hoa handmade thì chi phí dành cho bước nghiên cứu sản phẩm này khá lớn. Bởi lẽ, đó là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, nếu không đầu tư kỹ lưỡng thời gian, công sức và tiền bạc vào bước nghiên cứu này thì rất có thể sản phẩm của bán sẽ không đủ an toàn để khách hàng lựa chọn. Và viêc kinh doanh của bạn sẽ không thể trụ vững được lâu trên thị trường
Nghiên cứu thị trường
Bên cạnh đó còn có chi phí nghiên cứu thị trường. Nếu như bạn có đủ hầu bao để chi cho bước này thật hoàn hảo thì hãy tham khảo các bên cung cấp dịch vụ giải pháp marketing. Nếu không thì bạn hoàn toàn có thể tự mình làm nghiên cứu thị trường với nguồn lực sẵn có.
2. Chi phí giấy phép hoạt động
Trong hầu hết các lĩnh vực, các doanh nghiệp hoặc các hộ kinh doanh dù nhỏ cũng sẽ phải xin các loại giấy phép kinh doanh từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Có thể một số mô hình khởi nghiệp chỉ cần giấy phép cơ bản. Tuy nhiên, một số những doanh nghiệp khác phải có giấy phép ngành nghề cụ thể và rắc rối hơn. Thậm chí, vài start-up còn phải bỏ thêm chi phí đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ cho bộ nhận diện thương hiệu.
3. Chi phí trang thiết bị công nghệ và vật tư/ mặt bằng
Tất cả loại hình kinh doanh đều đòi hỏi một số thiết bị và vật tư cơ bản. Chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án: mua và thuê. Nếu như bạn có ý định kinh doanh lâu dài, các chuyên gia khuyên bạn nên mua các trang thiết bị hơn là thuê trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, hợp đồng thuê không phải lúc nào cũng là tốt nhất, tùy thuộc vào loại thiết bị được cho thuê và các điều khoản của hợp đồng thuê. Đối với một công ty khởi nghiệp, chi phí công nghệ bao gồm chi phí thiết kế website, hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý bán hàng thông minh.
Nếu các nhà khởi nghiệp chịu đầu tư cho mình 1 phần chi phí vào việc thiết kế website và phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thì sẽ họ sẽ giảm được đáng kể chi phí lương nhân viên và chi phí thuê mặt bằng. Bởi lẽ, ngày nay đang rộ lên xu hướng mua hàng qua mạng. Thay vì bỏ “đống tiền” vào thuê mặt bằng cửa hàng thì hãy tập trung thiết kế một kênh website chuẩn SEO cùng các kênh bán hàng online khác như Lazada hay Shopee. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS cũng sẽ giúp bạn quản lý kho hàng một cash cực kỳ hiệu quả, tiết kiệm mà không cần tốn nhiều công sức như việc thuê nhiều nhân viên bán hàng.
4. Chi phí đi vay
Đa số mọi loại hình kinh doanh đều đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu. Có hai cách để gây vốn cho doanh nghiệp là huy động vốn cổ đông và vay vốn bên ngoài. Khoản vay nợ dưới hình thứ cho vay doanh nghiệp là hình thứ phổ biến nhất đối với các nhà khởi nghiệp.
Chủ doanh nghiệp có thể tìm các khoản vay từ các ngân hàng, các tổ chức tiết kiệm và các Hiệp hội ngành. Đương nhiên là các khoản vay kinh doanh này luôn kèm theo các khoản lãi suất phải thanh toán. Do đó, hãy tính toán thật cụ thể để tránh rơi vào tình trạng … phả sản.
5. Chi phí lương nhân viên
Các start-up có nếu có kế hoạch thuê nhân viên bắt buộc phải lập kế hoạch về tiền lương và đãi ngộ. Việc không trả lương xứng đáng cho nhân viên có thể dẫn đến tinh thần làm việc thấp và không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn trả lương cho nhân viên quá cao có thể dẫn đến việc không bù được lãi cho vốn kinh doanh.
6. Chi phí quảng cáo và truyền thông tiếp thị
Một doanh nghiệp mới thành lập không thể tự mình quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, quảng cáo và PR danh tiếng doanh nghiệp không đơn giản chỉ là đặt quảng cáo.
Công việc đó còn bao gồm các giải pháp marketing – tất cả những hoạt động về sản phẩm, giá, phân phối. Một lần nữa, các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông và giải pháp marketing thường được thuê trong quá trình này để tư vấn và đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho cá nhà khởi nghiệp.
Bài viết đã giới thiệu cho bạn 6 chi phí chính mà các start-up cần nghiên cứu kỹ trước khi khởi nghiệp. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắ về cách khởi nghiệp sao cho hiệu quả, hãy tham khảo các dịch vụ của Bota.vn nhé.
- 4 phương pháp kinh doanh online không cần vốn 2020 đơn giản
- Hướng dẫn chi tiết cách xuất hóa đơn điện tử của Misa, Viettel, VNPT nhanh chóng, chính xác
- Website vệ tinh đóng góp gì cho SEO?
- Làm thế nào để mở siêu thị mini có “lãi”
- Kinh nghiệm mở quán net với 7 bước cơ bản, tối ưu mọi chi phí dành cho bạn