Chế độ ăn này còn đồng thời giảm thiểu rủi ro phát sinh bệnh tim mạch, theo bác sĩ Nguyễn Thị Tám, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị.
DASH được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: ăn nhiều rau quả, chế phẩm từ sữa ít béo; tăng khẩu phần cá, thịt gia cầm, các loại hạt và thực phẩm nguyên hạt; giảm hấp thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol; hạn chế muối, đồ ngọt, thức uống có ga và các loại thịt đỏ.
Theo bác sĩ Tám, DASH yêu cầu một lượng khẩu phần ăn nhất định hàng ngày từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Số lượng khẩu phần tùy thuộc vào lượng calo cơ thể cần mỗi ngày, có thể thực hiện thay đổi dần dần. Ví dụ, bắt đầu bằng cách giới hạn bản thân với 2,4 g muối natri ngày (khoảng một thìa cà phê). Sau đó, khi cơ thể đã điều chỉnh chế độ ăn uống, hãy cắt giảm xuống còn 1,5 g muối mỗi ngày (khoảng 2/3 thìa cà phê). Lượng muối này bao gồm: muối ăn, muối có trong thực phẩm chế biến sẵn.
Chế độ ăn DASH khuyến khích giảm natri và ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp hạ huyết áp như kali, canxi, vitamin và magiê.
Thông thường, cơ thể được bổ sung muối, natri thông qua hai nguồn chính là có sẵn trong thực phẩm và cho thêm vào thức ăn. Cách giảm muối trong bữa ăn hiệu quả là ưu tiên thực phẩm ít muối như rau xanh và trái cây, thịt nạc.
Thực phẩm nhiều muối là hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt, đồ ăn chế biến sẵn, đóng gói như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, thịt muối, cá hộp, thịt hộp, dưa muối, mì ăn liền, các đồ ăn vặt như bim bim, hạt điều, lạc rang muối, nước chấm, các loại cá khô… thường nhiều muối để bảo quản lâu. Mì ăn liền hàm lượng muối đến 7,5%. Dưa muối đóng góp 1,4% lượng muối ăn hàng ngày trong nhu cầu ăn.
Chế độ ăn giàu kali có tác dụng hạn chế tăng huyết áp, đặc biệt quan trọng ở nhóm người khó hạn chế natri. Kali được phân bố rộng rãi trong thực phẩm và hàm lượng thay đổi khác nhau tùy loại. Nhóm rau quả cung cấp nhiều nhất, gồm khoai tây, su hào, bí đao, đậu đỏ. Sữa cũng chứa nhiều kali, tiếp đến là thịt, trứng, sản phẩm ngũ cốc và các loại rau khác.
Ngoài kali, magie cũng cần bổ sung vào chế độ ăn. Magie có nhiều trong rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc.
Vitamin D hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Tình trạng thiếu hụt vitamin D dẫn tới kích hoạt hệ thống angiotensin – aldosterone (hệ thống các hormone làm nhiệm vụ điều hòa cân bằng huyết áp và trong cơ thể người), có thể dẫn tới bệnh tăng huyết áp và phì đại thất trái. Một số thực phẩm giàu vitamin D như ngũ cốc, yến mạch, sữa đậu nành, cá hồi…
Người tăng huyết áp nên hạn chế uống rượu. Uống rượu trên 100 ml mỗi ngày có nguy cơ làm tăng 3mmHg huyết áp. Nghiên cứu của tác giả Tsuruta tại Nhật Bản, tiến hành trên 325 đối tượng nam giới trong cộng đồng người lao động có tiêu thụ rượu và huyết áp bình thường. Sau 12 năm, có 28,6% số đối tượng trên bị tăng huyết áp.
Bác sĩ khuyên người tăng huyết áp nên tăng cường sử dụng các loại thức ăn, thức uống có tác dụng an thần như lá vông, hạt sen, ngó sen; không uống các loại đồ uống có cồn, rượu bia…
Nhiều nghiên cứu chứng minh những người ăn theo chế độ DASH và lượng natri thấp sẽ hạ 7/3,8 mmHg huyết áp (ở nhóm tuổi trên 45), và hạ 3,7/1,5 mmHg ở nhóm tuổi dưới 45. Chế độ ăn này có thể làm giảm bớt áp lực máu tác động lên thành mao mạch, giảm tần suất dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, chỉ số huyết áp hạ xuống chỉ trong vòng 14 ngày áp dụng.
Bên cạnh dinh dưỡng, chế độ tập luyện thể lực cũng quan trọng. Bệnh nhân tăng huyết áp nên vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, sẽ làm giảm huyết áp 4-5 mmHg. Một số bài tập thể lực trong sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân tăng huyết áp như rửa xe máy, ôtô 45-60 phút; lau dọn sàn nhà, cửa sổ 45-60 phút; làm vườn 30-45 phút; chơi bóng rổ, bóng chuyền 45-60 phút; đi bộ, đạp xe, tập aerobic 30 phút; chạy bộ 15 phút.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tăng huyết áp thuộc top 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Năm 2008, khoảng 0,83% triệu người tử vong vì tăng huyết áp. Năm 2012, con số này lên tới 1,1 triệu người. Dự đoán tới năm 2030, toàn thế giới có khoảng 1,4 triệu người tử vong vì tăng huyết áp.
Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp của người trưởng thành Việt Nam có chiều hướng gia tăng theo thời gian và tăng nhanh trong những năm gần đây, với tỷ lệ người từ 25 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp chiếm khoảng 30%. Trong đó, 2/3 số người mắc không được phát hiện.
- KINH NGHIỆM MỞ 1 CỬA HÀNG QUẦN ÁO SI CHO NGƯỜI MỚI
- Giải đáp các câu hỏi thường gặp liên quan đến số dư tài khoản Shopee
- Insight là gì? Top 3 chiến lược insight và lời khuyên chiến thuật (2021)
- Cách sử sử dụng Telegram để nhận thông báo khuyến mãi, mã giảm giá
- 6 mẹo bán hàng online đắt khách, 99% người kinh doanh không biết