Data Structure – cấu trúc dữ liệu đã trở thành một trong những yếu tố SEO quan trọng cần được tối ưu; bên cạnh hai thẻ Meta Title và Meta Description vì một lý do đơn giản; yếu tố này ảnh hưởng tới cách hiện thị của website trên kết quả tìm kiếm
Tuy nhiên đối với những người hoàn toàn không biết chút nào về lập trình hay code; thì yếu tố này có vẻ khó tiếp cận vì đa phần các tài liệu đều bằng tiếng Anh; cách diễn đạt cũng khá khó hiểu và thiên nhiều về kỹ thuật.
Do đó yếu tố này thường bị bỏ qua khi tối ưu website nói chung và bài viết nói riêng. Chính vì vậy trong nội dung bài viết này; Hoc11.vn sẽ cố gắng giải thích và hướng dẫn bạn cách tối ưu yếu tố này một cách đơn giản nhất có thể.
Data structure (Schema) là một đoạn mã được gắn trên website giúp phân loại các định dạng nội dung đặc thù và hiển thị theo một cách riêng biệt trên kết quả tìm kiếm nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất trên người dùng.
Nói cách khác Cấu trúc dữ liệu có thể được coi như một cái nhãn tóm tắt những thông tin cơ bản giúp Google phân loại và hiển thị nội dung một cách trực quan, thu hút người dùng.
Một số cấu trúc dữ liệu ảnh hưởng đến hiển thị bạn thường bắt gặp đó là:
- Công thức – Recipe
- Sự kiện – Event
- Sản phẩm – Product
- Đánh giá – Review
Ngoài ra còn có những cấu trúc nội dung khác; dù không ảnh hưởng tới cách hiển thị trên kết quả tìm kiếm; nhưng vẫn ảnh hưởng tới thứ hạng của website đó là:
- Bài viết – Article
- Blog
- Doanh nghiệp – Business
- Website
- ….
Tùy vào nội dung hoặc mục đích tiếp cận khách hàng mà bạn có thể tùy chọn thêm nhiều cấu trúc schema cho phù hợp.
Cách kiểm tra cấu trúc nội dung trên website
Nếu không phải người quản trị website từ ban đầu; thì việc kiểm tra cấu trúc schema đã có hay chưa là việc làm cần thiết.
Một lưu ý nhỏ đó là bạn có thể gắn cấu trúc nội dung cho từng trang riêng biệt; hoặc toàn bộ các trang tùy theo chiến lược mà bạn đưa ra. Chính vì thế, việc xác định được các nội dung chính cần gắn schema là bước đầu tiên.
Sau khi đã phân loại và xác định được những nội dung quan trọng bạn có thể bắt đầu kiểm tra theo 2 cách sau đây
1. Sử dụng công cụ của Google
Đầu tiên hãy truy cập vào trang Google structured data testing tool
Sau đó dán URL mà bạn muốn kiểm tra vào và chọn Run test
Ở phần nội dung Detected chính là cấu trúc nội dung đang có của trang
2. Sử dụng extension SEO Quake
Nếu là người làm SEO thì đây là plugin bạn nên cài đặt; ngoài việc có thể kiểm tra các thẻ Meta data, Robots.txt, Sitemap.xml,…. Thì công cụ này còn giúp bạn xác định cấu trúc nội dung trên trang. Cách làm như sau:
Trên nội dung cần kiểm tra bạn click chuột phải > SEOquake > Diagnosis
Ở phần Schema.org sẽ cho bạn thấy các cấu trúc của trang
Cách cài đặt cấu trúc schema cho trang nếu không biết code
Đối với những người không biết code, bạn có thể sử dụng những cách sau đây để tạo cấu trúc schema cho trang của mình.
- Bước 1: Cài đặt plugin Rich snippet
Tại màn hình quản trị chọn plugin > add new
- Bước 2 Kích hoạt Plugin
Trên thanh tìm kiếm dán Rich Snippet
Sau khi cài đặt xong bạn nhớ chọn Active để kích hoạt plugin này
- Bước 3: Cài đặt Schema cho trang
Vào bài viết hoặc trang cần cài đặt > Kéo xuống dưới phần Configure Rich Snippet
Chọn cấu trúc muốn cài đặt bao gồm:
– Item review
– Event
– Product
– Person
– Recipe
– Software application
– Video
– Article
– Service
Sau đó chọn cập nhật để lưu schema cho nội dung
Như đã nói ở rất nhiều bài viết trước; vấn đề không phải website của bạn có những cấu trúc này hay không; mà điều quan trọng bạn cần trả lời đó là cầu trúc này có giúp khách hàng nhận được những trải nghiệm tốt hơn hay không.
Tổng kết
Trên đây khái niệm, cách kiểm tra và cài đặt đơn giản nhất dành cho những người không có nền tảng lập trình và code website. Những cấu trúc trên tuy chưa đầy đủ nhưng cũng giúp bạn tối ưu website của mình một cách cơ bản nhất.
Nếu muốn bùng nổ doanh số và dẫn đầu thị trường của mình với dịch vụ SEO bền vững uy tín; hoặc đơn giản chỉ muốn tìm một đơn vị tư vấn chiến lược Digital Marketing; đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn tận tình nhất.
- 3 kênh truyền thông Paid Media, Earned Media, Owned Media là gì?
- Công cụ nghiên cứu từ khóa với SEMrush Keyword Magic Tool
- Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: Cần những giải pháp số
- 5 loại nội dung Quảng cáo có thể thay đổi hoạt động tiếp thị của bạn
- Seo Onpage Là Gì? 20 Yếu Tố Seo Onpage Bạn Cần Biết