Phần lớn bố mẹ chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những đặc điểm nhất định có thể giúp bố mẹ phát hiện ra những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi
Xem thêm:
Phần lớn trẻ dưới 1 tuổi đều có vẻ bề ngoài bụ bẫm, kháu khỉnh, dễ thương, ăn tốt và ngủ tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp được bố mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc quan sát, xem xét xem trẻ nhà mình có dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi hay không nhé.
Những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi
Ngoài việc hiểu được hội chứng trẻ tự kỷ là gì, bố mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu ở trẻ. Những triệu chứng để nhận biết chứng tự kỷ ở trẻ có thể khác nhau, tuy nhiên hãy theo dõi kĩ sự phát triển của trẻ.
Những dấu hiệu riêng trong từng thời kì phát triển của trẻ:
- Trẻ 6 tháng tuổi: Không cười đáp lại khi bố mẹ hay người thân nở nụ cười với trẻ. Trẻ không thường tự mình mỉm cười.
- Trẻ 6-12 tháng tuổi: Không phản ứng khi được gọi tên, bố mẹ có thể lo lắng rằng đó có thể là dấu hiệu của chứng tự kỷ hoặc trẻ bị khiếm thính. Nếu bố mẹ thấy hành vi trên xảy ra ở trẻ, thì hãy theo dõi và nên xin lời khuyên từ các bác sĩ.
- Trẻ 9-10 tháng tuổi: Không dùng những hành động, hay làm đủ mọi cách khi giao tiếp với bố mẹ, không mỉm cười, vẫy tay, tò mò tiếp cận mọi thứ.
- Trẻ 12 tháng tuổi: Trẻ chậm nói và thường xuyên tự thì thầm nói những ngôn ngữ của riêng mình.
Những dấu hiệu chung khi trẻ dưới 1 tuổi mắc chứng tự kỷ:
- Trẻ ít bắt chước từ âm thanh đến nụ cười, nét mặt, sự vận động của người khác, không có sự tương tác hay biểu hiện cảm xúc.
- Ánh mắt của trẻ: một dấu hiệu lớn của chứng tự kỷ ở trẻ đó là rất e dè và sợ sệt khi nhìn vào ánh mắt, hạn chế giao tiếp với bố mẹ hay người thân trong gia đình. Việc dùng ánh mắt để giao tiếp là một hình thức truyền đạt và thể hiện sự hiểu biết tình cảm của con người.
- Trẻ không thích gây ra sự chú ý: Để thu hút sự chú ý từ mọi người xung quanh thì những đứa trẻ phát triển khỏe mạnh bình thường hay tự tạo ra tiếng động để gây ra sự chú ý. Nếu trẻ nhà bạn không quan tâm đến việc đó thì đây chính là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
- Trẻ chậm phát triển vận động: Hãy theo sát sự phát triển vận động của trẻ ngay từ giai đoạn lẫy, lăn, trườn, bò,…
Nguyên nhân của chứng tự kỷ
Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên các nhà khoa học đã nhận thấy rằng chứng tự kỷ có liên quan mật thiết đến gen di truyền và tác động đến từ môi trường sống xung quanh trẻ.
- Các yếu tố môi trường dẫn đến xuất hiện những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi của trẻ thì rất đa dạng, ví dụ như do sức khỏe của người mẹ yếu khi mang thai, trẻ bị sinh thiếu tháng, bị ngạt khi sinh, trẻ bị bệnh khi còn ở trong bụng mẹ dẫn đến việc não có thể bị ảnh hưởng,…
- Trẻ tự kỷ do di truyền từ người thân trong gia đình hoặc từ bố mẹ. Nếu một đứa trẻ bị mắc chứng tự kỷ thì có khả năng cao anh chị em trong gia đình cũng có thể bị di truyền.
Ngoài ra, chứng tự kỷ còn có thể liên quan đến những chứng bệnh mà chúng ta thường gặp khác như hội chứng loạn dưỡng cơ, bại não, hội chứng down,… ở trẻ.
Cách điều trị bệnh tự kỷ
Tâm lý chung của các bố mẹ khi thấy dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi thường rất hoang mang và lo lắng, nếu như trẻ có những dấu hiệu bên trên thì tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ tới các cơ sở y tế hoặc các phòng khám tâm lý để được hỗ trợ tư vấn và điều trị.
Tham khảo:
Ngoài các biện pháp điều trị, bố mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc bộ não của trẻ bằng cách đảm bảo từ chế độ ăn hằng ngày, đến việc bổ sung các thực phẩm bổ trợ cho não bộ để trẻ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Nguồn: https://trituetreem.vn/
- User Acceptance Testing ( UAT) là gì? 11 Vấn đề của UAT
- 15 mẹo hay về tiếp thị nội dung phù hợp lâu dài
- Phần mềm tăng tương tác Facebook công cụ hỗ trợ bán hàng hiệu quả
- 4 lỗi khi chăm sóc da mà hầu hết chị em nào cũng mắc dẫn đến da lão hóa, sạm đen sớm
- Những điều cần lưu ý khi xử lý đơn hoàn tiền trả hàng trên Shopee