Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm lý thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và kéo dài. Đây là một bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay, không chỉ gây ra cho trẻ tổn hại về tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Dưới đây là những dấu hiệu dễ phát hiện ở trẻ tự kỷ.
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dễ phát hiện
Trẻ tự kỷ có vấn đề về ngôn ngữ nói
Một nghiên cứu của Bác sĩ Y khoa tại Tây Ban Nha chỉ ra rằng trẻ em mắc chứng bệnh tự kỷ sẽ bị chậm nói so với trẻ bình thường, thông thường bố mẹ nên đưa trẻ đi khám về chứng tự kỷ nếu trên 12 – 18 tháng trẻ không có biểu hiện nói những từ đơn giản như “Bố”, “Mẹ”…
Vấn đề ngôn ngữ là một rào cản lớn với trẻ tự kỷ
Một số trường hợp trẻ biết nói muộn nhưng khi nói được cũng ngọng nghịu và không nói được những từ phức tạp thì đây cũng là một dấu hiệu cần xem xét đến chứng bệnh tự kỷ.
Trẻ có những giao tiếp với môi trường kém
Ở những trẻ em sơ sinh thời gian các bé có thể giao tiếp với bố mẹ và những người xung quanh qua ánh mắt là khoảng 6 đến 8 tuần. Nếu thấy trẻ vô hồn không cảm xúc, không quan tâm đến ai dù là bố mẹ và người thân thì nguy cơ bé bị mắc chứng tự kỷ là rất lớn. Nếu không xử lý kịp thời thì ở độ tuổi lớn hơn trẻ sẽ ngại giao tiếp xã hội, nhút nhát, sống khép mình và vô cảm với cả bản thân và những người xung quanh.
Trẻ có những giao tiếp với môi trường kém
Kèm theo những giao tiếp của trẻ là cách trẻ bộc lộ cảm xúc như cười, ôm hay nhận biết người quen. Nếu ở trẻ sơ sinh không biểu hiện nụ cười hay những cảm xúc vui vẻ trong khoảng thời gian 6 tháng tuổi thì đây cũng là một dấu hiệu của tự kỷ.
Trẻ mất đi khả năng nói hoặc những kỹ năng xã hội trong thời gian dài
Theo một nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ” Khi cơ thể trẻ có bất kỳ sự suy giảm nào về sức khỏe thể chất thì trẻ sẽ ít nói chuyện hơn bình thường”. Tuy nhiên nếu tình trạng ít nói hoặc không nói của trẻ kèo đai thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân, rất có thể là do chứng tự kỷ gây ra cho trẻ.
Trẻ ít nói hoặc mất khả năng nói, mất những kỹ năng xã hội
Một biểu hiện nữa là trẻ dần mất đi những kỹ năng xã hội vốn có của mình như kỹ năng nói chuyện hoặc kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng bộc lộ cảm xúc mà trước đó bản thân đã từng làm được. Đây là một trong những biểu hiện bất thường rất dễ nhận biết ở trẻ.
Trẻ có những hành vi rập khuôn, lặp lại nhiều lần
Trẻ có những hành động vỗ tay, lắc, xoay, thường nhại lại lời nói của người khác hoặc một âm thanh nào đó khi đã trên 3 tuổi ( Đối với những đứa trẻ bình thường thì vấn đề này chỉ kéo dài đến 3 tuổi) thì đây là một trong những biểu hiện của trẻ tự kỷ. Ngoài ra ở một số trẻ còn tỏ phản ứng thái quá, cáu gắt hoặc đau đớn thực sự với những âm thanh lạ, ánh sáng bất thường. Khi thấy những biểu hiện này của trẻ, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ kịp thời giải quyết vấn đề của trẻ, tránh cho trẻ những hệ lụy về tâm lý sau này.
Trẻ có những hành vi lặp lại, rập khuôn bất thường
Phản ứng mạnh khi phải thay đổi một vấn đề gì đó
Thói quen là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Thật sự để thay đổi thói quen là điều khó khăn với bất cứ ai, thậm chí chúng ta còn cảm thấy không thoải mái khi phải thay đổi những thói quen. Và với trẻ cũng vậy. Tuy nhiên trường hợp trẻ phản ứng quá mạnh, suy sụp khi thay đổi điều này thì cần đưa trẻ đi khám tâm lý vì đó có thể là một trong những biểu hiện của bệnh tự kỷ.
Trẻ cáu gắt, phản ứng mạnh với một vấn đề nào đó
Trẻ cũng có thể chú ý đến sự trật tự mà không có mục đích gì từ bản thân. Ví dụ trẻ có thể dành cả ngày để ngồi sắp xếp đồ chời và phân loại màu sắc và kiểu dáng thay vì chơi những đồ chơi này. Đây cũng là biểu hiện bất thường của trẻ tự kỷ.
.>> Nên đọc: “Phân biệt rõ tự kỷ và trầm cảm”
Quan tâm quá mức đến sự vật hoặc vấn đề
Tò mò và khám phá là bản tính của trẻ con tuy nhiên khi sự quan tâm quá mức về một vấn đề cũng là một sự bất thường liên quan đến chứng bệnh tự kỷ. Ngoài ra trẻ còn có thể có những ám ảnh không thoát ra được như ám ảnh sợ bẩn, hay sợ vô thức một vật thể nào đó. Hoặc cũng có những trẻ sợ mặc quần…
Suy nghĩ đơn giản, hiểu mọi thứ theo nghĩa đen
Trẻ mắc chứng bệnh tự khỉ sẽ gặp những rào cản, khó khăn trong việc hiểu các khái niệm phức tạp, các câu nói tắt, hàm ý. Chúng thường có những suy nghĩ rất đơn giản đến ngố tàu, chỉ hiểu được mọi thứ nghĩa đen của nó, điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như khả năng học hỏi của trẻ.
Xem thêm: Phương pháo chữa tự kỷ nào hiệu quả hiện nay?
Để phòng ngừa chứng tự kỷ của trẻ thì bản thân các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian nói chuyện, kiên trì kết nối với bé, dạy bảo và tạo những động lực để trẻ phát triển toàn diện, tự tin giao tiếp với cộng đồng và xã hội.
Theo benhlytramcam.vn