Một công ty vững mạnh, phát triển chắc chắn sẽ sở hữu cho mình một đội ngũ nhân viên chất lượng và có khả năng cống hiến hết mình. Trong đó, yếu tố chất lượng có thể cải thiện nhờ đào tạo. Nhưng để nhân viên làm việc hết mình bạn cần phải làm gì? Bài viết sau đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Trở thành người sếp điển hình
Thái độ, phong cách làm việc của lãnh đạo ảnh hưởng không hề nhỏ tới nhân viên. Bởi vậy, muốn nhân viên cống hiến hết mình, trước tiên, bạn phải cho họ thấy bản thân cũng đang cố gắng và nỗ lực từng ngày. Điều này được biểu hiện qua cách giải quyết vấn đề, định hướng doanh nghiệp, phát triển nhân viên. Thậm chí là cả cách chấp hành nội quy và các quy định của tập thể. Ngược lại, một người sếp tồi sẽ không thể tạo động lực cũng như ảnh hưởng tích cực tới nhân viên của mình.
Tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên
Điều kiện làm việc cũng là yếu tố quan trọng giúp nhân viên làm việc hiệu quả. Nó bao gồm môi trường làm việc, tài liệu, công cụ hỗ trợ, sự trợ giúp từ đồng nghiệp, cấp trên. Chẳng hạn như đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng, cách bài trí trong phòng làm việc. Sử dụng màu sơn kích thích tính sáng tạo, tranh treo tường thể hiện định hướng. Hay trồng thêm cây xanh nhằm tạo sự thoải mái, hài hòa. Cung cấp đầy đủ vật dụng máy móc, tư liệu liên quan để nhân viên dễ dàng làm việc. Bên cạnh đó, cách bố trí công việc cho nhân viên cũng cần được tính toán cẩn thận, hợp lý. Để không cá nhân nào phải đảm nhận quá nhiều hoặc quá ít trách nhiệm.
Đừng quên tạo động lực
Không phải ai cũng luôn có tâm thế sẵn sàng với công việc. Mỗi người đều có cuộc sống và những vấn đề riêng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Trên cương vị là nhà lãnh đạo, bạn cần biết cách tạo động lực cho nhân viên của mình. Khiến họ có hứng thú, dẹp bỏ đi những mối bận tâm bên ngoài để tập trung 100% tâm trí vào công việc. Đặc biệt, bất cứ nhân viên nào cũng mong được công nhận, khích lệ. Dù là họ đảm nhận công việc ít quan trọng hay lớn lao. Động lực từ cấp trên sẽ giúp mọi người làm việc năng nổ hơn. Bởi họ không phụ sự tin tưởng đã nhận được. Nhờ đó mà năng suất làm việc cũng được cải thiện đáng kể.
Quan tâm tới nhân viên mới
Nhân viên mới giống như một viên ngọc thô cần được mài dũa. Rất nhiều người trong số họ ẩn chứa tiềm năng phát triển vượt trội. Vì vậy hãy chú trọng hơn tới các chương trình định hướng đối với người mới. Giúp họ thích nghi nhanh chóng với tập thể và môi trường làm việc mới. Sau đó cần chú ý quan sát và đánh giá. Để biết mức độ làm việc của họ là như thế nào, liệu có phải thay đổi hay điều chỉnh gì nữa không? Có như vậy bạn mới có thể tạo cho mình một đội ngũ nhân viên chất lượng trong tương lai.
Bỏ qua tiểu tiết và những điều nhỏ nhặt
Khi quá cầu toàn và quan tâm tới những điều nhỏ nhặt bạn sẽ dần trở thành một người sếp độc đoán trong mắt cấp dưới. Điều này không thể hiện được uy quyền mà ngược lại còn khiến nhân viên cảm thấy áp lực, khó khăn, đôi khi là sợ hãi sếp. Vì vậy, hãy bỏ qua tiểu tiết nếu nó thực sự không ảnh hưởng gì tới lợi ích tập thể. Chẳng hạn như trang phục, kiểu tóc của nhân viên không vừa ý bạn. Nhưng trên thực tế nó không phải là vấn đề quá to tát. Hãy phóng khoáng hơn với mọi người, có như vậy họ mới có thể thoải mái làm việc.
Đừng quên cho nhân viên nghỉ ngơi
Công việc dù nhẹ nhàng tới mức nào thì chắc chắn cũng sẽ có những áp lực nhất định nào đó. Vì vậy hãy cho nhân viên của bạn những khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đó có thể là vài phút giữa giờ làm việc, một ngày tự do trong tháng, hay thậm chí là vài ngày du lịch. Tổ chức định kỳ và khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tập thể. Chẳng hạn như cắm trại, teambuilding, du lịch, nghỉ mát,… Phương pháp này cực kỳ hiệu quả trong việc giải tỏa căng thẳng cũng như gắn kết tinh thần đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp.
Để nhân viên làm việc hết mình không hề khó. Tuy nhiên nó đòi hỏi nhà quản lý phải thật sự tận tâm, tâm huyết. Hy vọng những nội dung được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn thành công.
–>