Theo chia sẻ của chuyên gia Sagari Gongala, Trường ĐH Yale, Hoa Kỳ: “Khi thấu hiểu trẻ, biết những gì trẻ thích và không thích, tức cha mẹ đã tiến gần thêm một bước để tiếp thêm động lực cho trẻ.
Động lực có thể là nội tại hoặc ngoại sinh. Động lực ngoại sinh được sử dụng nhằm tạo điều kiện cho trẻ cư xử theo cách mong muốn, nhưng động lực nội tại giúp trẻ thành công trong cuộc sống, tạo ra các mối quan hệ lành mạnh và trở thành người tốt hơn”.
Tiếp thêm động lực từ những cách đơn giản
Động lực ngoại sinh phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài và cuối cùng sẽ tan biến, nên những gì phụ huynh cần làm là phát triển động lực nội tại của trẻ.
- Đặt ra các mục tiêu, kế hoạch. Cách đơn giản để tiếp thêm động lực cho một đứa trẻ để làm điều gì đó là đặt ra các mục tiêu cho chúng. Các mục tiêu có thể đơn giản như đi ngủ đúng giờ để thức dậy sớm và đến buổi dã ngoại của lớp đúng giờ hoặc hoàn thành bài tập về nhà. Hoặc các mục tiêu lâu dài về nghề nghiệp hay các mối quan hệ, nhất là đối với trẻ lớn hơn và trẻ thiếu niên. Việc lập kế hoạch tiếp thêm động lực cho trẻ tiến tới một mục tiêu, giúp trẻ định hướng và hướng dẫn trẻ từng bước để thực hiện. Phụ huynh hãy giúp trẻ lập kế hoạch cho những việc nhỏ mà chúng muốn làm.
- Những phần thưởng. Phần thưởng có lẽ là cách phổ biến nhất để thúc đẩy một người nào đó. Đối với một đứa trẻ, phần thưởng có thể đơn giản như thời gian xem TV hoặc một món đồ chơi. Tuy nhiên, đó là những phần tưởng hữu hình và giống như “hối lộ”. Khi những phần thưởng đó dừng lại, hành vi mong ước cũng dừng theo. Mặc dù, những phần thưởng này có thể hoạt động trong một vài trường hợp, nhưng không hỗ trợ trong việc xây dựng tính cách hoặc chứa đựng các giá trị.
Những phần thưởng có ý nghĩa hơn có thể là dành nhiều thời gian cho cha hay mẹ, hoặc một ngày đi chơi cùng gia đình. Đôi khi, một cảm giác hạnh phúc, tích cực, hoặc hài lòng khi làm điều tốt có thể tự nó cũng là một phần thưởng.
Việc hỏi trẻ cảm nhận thế nào sau khi hoàn thành một công việc hay điều gì đó là một cách tốt để khiến chúng hiểu rằng phần thưởng không phải lúc nào cũng hữu hình.
- Giải thích lý do. Một phần quan trọng của các cuộc trò chuyện có ý nghĩa giữa cha mẹ với con cái sẽ bao gồm việc nói tại sao nên làm một số việc và không nên làm những việc khác. Những trẻ hiếu kỳ giống những con mèo và thường háo hức được là một phần của cuộc trò chuyện, mà trong đó bạn phải trả lời những câu hỏi của chúng.
- Truyền cảm hứng. Cho dù bạn nói hay giải thích bao nhiêu, trẻ sẽ nhận thấy những gì bạn làm là nguồn cảm hứng để làm hay không làm điều gì đó. Hãy dẫn dắt con bạn bằng những ví dụ và có thể là một nguồn cảm hứng để thúc đẩy trẻ làm điều gì đó. Nếu cha mẹ muốn trẻ học tốt ở trường, có trách nhiệm, sống tích cực, tôn trọng người khác, hãy hướng dẫn cho trẻ cách làm. Nếu muốn nói với trẻ tầm quan trọng của có trách nhiệm hay trung thực, hãy nói những gì bạn muốn nói và giải thích nghĩa là gì. Nếu muốn trẻ lịch sự, hãy luôn nói vui lòng và làm ơn khi cần thiết.
- Sự khích lệ. Không phải lúc nào trẻ cũng thành công với những gì chúng làm, và sự thất bại có thể khiến trẻ mất tinh thần. Trong khi đó, sự khích lệ giúp trẻ trở nên bền bỉ và tiếp tục nỗ lực bất chấp thất bại một hay nhiều lần. Hơn nữa, sự khích lệ là một hình thức củng cố tích cực để ghi nhận những cố gắng và tiến bộ của trẻ.
Tuy nhiên, những lời khích lệ cần được mô tả một cách khách quan và rõ ràng. Đừng chỉ khích lệ trẻ làm điều mà trẻ đã làm tốt. Phụ huynh hãy truyền cảm hứng cho trẻ, để trẻ cố gắng làm điều mà chúng đã thất bại trước đó.
Khi làm điều này, phụ huynh hãy để trẻ biết rằng bạn luôn tin tưởng chúng, bởi đó là động lực để để trẻ cố gắng thêm lần nữa.
- [Hướng dẫn] Cách chơi Đường Đua Shopee ‘siêu tốc độ’
- Cách kiểm tra tương tác Facebook để tạo kênh bán hàng hiệu quả
- Cách dùng Youtube Analytics để tối ưu hiệu suất Video
- 5 Lưu ý khi người bán tham gia các dịch vụ hỗ trợ bán hàng trên Sendo
- Youtube algorithm – 20 sự thật đã được xác nhận về thuật toán Youtube