Để trở thành Marketing Manager: Con đường nào dành cho các Junior?

Để trở thành Marketing Manager bạn cần xác định đây là một quãng đường dài, rất nhiều thách thức và không phải câu chuyện dễ dàng.

Marketing Manager luôn là một mục tiêu lớn với những bạn trẻ trong những năm đầu sự nghiệp. Thế nhưng, trong một ngành có sự cạnh tranh lớn như vậy, đặc biệt với vị trí Marketing Manager, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng cùng với sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ luẩn quẩn trong một vòng tròn không định hướng.

Giữa câu chuyện của một người mới đi làm và Marketing Manager, về cơ bản, bạn cần trải qua các vị trí Senior Executive và Team Leader. Với những bạn là sinh viên năm 3, 4 ít nhất phải trải qua 4 giai đoạn: Marketing Intern, Junior Executive, Senior Executive, Team Leader và cuối cùng là Marketing Manager.

Sơ lược về Marketing Manager

Đây là vị trí mà ai cũng mong muốn nên rất khó để một người mới đi làm một năm có thể lên được, tất nhiên, điều này vẫn có thể xảy ra nếu bạn làm việc tại một công ty nhỏ hoặc start-up. (Ý mình là làm 1 năm, lên được 1 level, chứ không phải làm 1 năm rồi lên Manager luôn nhé các bạn. Công ty nào mà 1 năm làm xong lên Marketing Manager luôn, thì SOW của cty đó còn nhỏ, các bạn tuy title là Manager, nhưng lượng việc và trách nhiệm có thể nhận, chỉ ngang Senior ở công ty lớn hơn).

Có rất nhiều điểm khác nhau giữa việc làm Marketing Manager ở công ty nhỏ và công ty lớn. Khác biệt lớn nhất là việc làm ngân sách, thiết lập mục tiêu và số lượng con người bên dưới mà họ quản lý. Chưa biết bên nào sẽ nhiều nhân sự hơn nhưng những Marketing Manager ở công ty lớn chắc chắn sẽ làm việc trong một hệ thống lớn hơn và hoạt động bị tham chiếu bởi rất nhiều phòng ban khác.

Công ty nhỏ cũng bị ảnh hưởng bởi phòng ban khác nhưng dễ xử lý với nhau và dễ được duyệt hơn. Công ty lớn sẽ phải qua nhiều quy trình cồng kềnh, nhiều khi để được duyệt một thứ thì không thể nhanh được, để được duyệt nhanh thì sự chuẩn bị phải rất kỹ. Ngược lại, công ty nhỏ có thể được duyệt nhanh nhưng vì thế thường hay bị lỗi. Mỗi một hình thái lại có những điểm khác nhau, rất khó để đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ về việc nên làm việc tại đâu, điều đó dựa vào mục tiêu và tố chất con người của bạn.

Thông thường để lên vị trí Marketing Manager ở MNCs (công ty/ tập đoàn đa quốc gia) hay local corporations (tập đoàn địa phương) thường mất từ 5 – 7 năm, với SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) hay start-ups là 3 – 5 năm.

Tuy nhiên, dù làm việc tại công ty nào: MNCs, Local corporations, SMEs hay start-ups, những Marketing Manager cũng cần hội tụ 5 yếu tố sau để sẵn sàng đảm nhiệm vị trí này:

1. Nắm chắc chuyên môn

Nam Chac Chuyen Mon

Nắm chắc chuyên môn

Trong một năm, một Marketing Manager có thể thực hiện 3-7 chiến dịch, tuỳ vào ngành hàng và vụ mùa cao điểm (peak seasons), 1 Marketing Manager thường nắm từ 5 – 12 nghiệp vụ khác nhau trong ngành. Thông thường bạn sẽ không thể làm sâu ở tất cả các nghiệp vụ được. Vì vậy, thứ bạn cần hiểu và nắm chắc, là kiến thức cơ bản cũng như kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn trong quy trình quản trị Marketing, từ Nghiên cứu thị trường, Chọn thị trường mục tiêu, định vị, 4Ps, quảng cáo, content marketing đến phân tích và đọc báo cáo. Độ sâu của từng nghiệp vụ phụ thuộc vào kiến thức và số năm kinh nghiệm. Việc biết được nhiều mảng một cách đa dạng và toàn diện sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan, tránh việc quá lệch về một mảng như Digital, Trade hay Communications.

2. Biết cách làm việc với Agency và đối tác

Biet Cach Lam Viec Voi Agency Va Doi Tac

Biết cách làm việc với Agency và đối tác

Khi làm việc cho bộ phận Marketing, một Manager luôn phải làm làm việc cùng các Agency và đối tác . Bạn không chỉ dừng lại ở việc liên hệ và ký hợp đồng, vị trí này đòi hỏi bạn phải trau dồi kỹ năng giao tiếp, luôn kiểm soát tiến độ và hiệu quả công việc. Trong Marketing, khi 70% thành công đến từ execution và 30% đến từ planning và creative, bạn cần xử lý và kiểm soát họ làm theo đúng Master Plan của mình, xây dựng các tiêu chuẩn về Content Guideline/ Brand Guideline. Đó là quá trình dài, vì vậy, bạn cần học hỏi, rút kinh nghiệm trên từng chiến dịch, quan sát không ngừng từ đồng nghiệp và sếp, những “mentor tại gia” có kinh nghiệm để cải thiện kỹ năng qua từng dự án.

3. Biết cách làm Master Plan theo năm

Biet Cach Lam Master Plan Theo Nam

Biết cách làm Master Plan theo năm

Việc xây dựng Master Plan dài hạn là điểm khác biệt cơ bản giữa Marketing Manager với các vị trí khác. Khi bắt tay xây dựng một Annual Operating Plan (AOP), điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có góc nhìn lớn và dài hạn hơn, cần tư duy về mục tiêu dài hạn cho thương hiệu, phân bổ ngân sách phù hợp cho từng chiến dịch trong năm và đảm bảo chạy đúng theo Marketing Calendar trong một năm.

4. Biết cách làm việc với các bộ phận khác

Biet Cach Lam Viec Voi Cac Bo Phan Khac

Biết cách làm việc với các bộ phận khác

Việc biết cách làm việc với các bộ phận khác trong công ty (Finance, Sales, Operation,…) sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đạt được những thành công trong công việc.

Bạn nên nhớ, thành công của một chiến dịch Marketing, không chỉ tới từ bộ phận Marketing, mà còn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau, đảm bảo luồng Tiền, Nhân sự, Ý tưởng được chảy thông suốt, không tắc lại chỗ nào.

Đó là cách bạn đối nhân xử thế, cách bạn giao tiếp để các bộ phận khác hiểu và giúp mình vận hành các chiến dịch, đó cũng là việc team Marketing cần nắm được quy trình, cách các team khác đánh giá một đề xuất, hướng xử lý khi gặp khúc mắc, đảm bảo mọi thứ vận hành trơn tru. Ví dụ, nếu hiểu cách vận hành của bộ phận tài chính, bạn sẽ xin được ngân sách nhanh hơn hay nhờ việc hiểu về quy trình sales, bạn có thể giúp đỡ họ và họ có thể giúp đỡ phòng marketing qua những phản hồi trực tiếp từ khách hàng và điểm bán.

5. Khả năng quản lý con người

Kha Nang Quan Ly Con Nguoi

Khả năng quản lý con người

Đây có lẽ là yếu tố mất nhiều thời gian để học nhất. Bạn vừa phải có kinh nghiệm quản lý con người, vừa có phong cách quản lý của riêng mình và phải hiểu văn hóa quản lý của tổ chức đấy. Với vị trí Marketing Manager, bạn cần lên KPI cho nhân sự, từ KPI tính ra lương thưởng, sắp xếp họ vào vị trí phù hợp thông qua việc phân tích điểm mạnh và quan sát họ trong quá trình làm việc. Ngoài những kỹ thuật trên, khi có những trường hợp xảy ra như: nhân sự nghỉ việc, team không đủ người, dẫn đến việc dồn nhiều, bạn cần đưa ra các giải pháp linh hoạt, hiệu quả và nhanh chóng.

Những yếu tố trên là những kỹ năng mà hầu hết các bạn sinh viên và người mới đi làm đều thiếu khi mới bước chân vào ngành. Để trở thành một Marketing Manager là một quá trình dài, không thể đốt cháy giai đoạn một cách vội vàng được, cần sự chuẩn bị kỹ càng và có sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm và chuyên môn.

Việc không hiểu bản thân và vội vàng “vơ bừa” theo lộ trình của người khác có thể khiến bạn mệt mỏi trong những năm đầu sự nghiệp. Marketing Career Mentorship ra đời như là một cầu nối giữa bạn và những mentor có kinh nghiệm, giúp bạn tìm ra tố chất và xây dựng định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân (Personal Career Roadmap).

Markus & Ella – Marketing Career Mentorship – Bài viết được trích từ phỏng vấn anh Đỗ Xuân Khoa – Founder Markus & Ella.

Nguồn: https://cv.com.vn/blog/de-tro-thanh-marketing-manager-con-duong-nao-danh-cho-cac-junior-2/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *