Digital advertising ( Display Ads) đang thay đổi bộ mặt của ngành tiếp thị. Dữ liệu cho thấy Digital advertising sẽ chiếm hơn một nửa tổng doanh số quảng cáo ở Hoa Kỳ vào năm 2021, so với chỉ 40,5% trong năm 2017. Doanh số quảng cáo video đã vượt qua 9 tỷ đô la trong năm 2017 và đang liên tục tăng. Cạnh tranh trong thị trường phát triển này đòi hỏi phải nắm bắt mạnh mẽ về digital marketing dưới mọi hình thức. Một trong những cách dễ nhất để bắt đầu chính là với Display Ads. Vậy Display Ads là gì? Thế mạnh và điểm yếu của nó ra sao? Hãy cùng Hoc11.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Display Ads Là Gì?
Bạn chắc chắn đã từng nhìn thấy Display Advertising trước đây rồi đấy, ngay cả khi bạn không nhận ra nó vào lúc đó. Display Advertising xuất hiện trên các trang web của bên thứ ba và sử dụng các yếu tố như: video, hình ảnh, văn bản,… để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Vậy cụ thể Display Ads là gì?
Đây là một loại quảng cáo trực tuyến kết hợp văn bản, hình ảnh và URL liên kết đến một trang web nơi khách hàng có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc cách mua. Những quảng cáo này có thể ở dạng tĩnh với một hình ảnh hoặc động với nhiều hình ảnh, video hoặc văn bản thay đổi. Một số Display Advertising giới thiệu về sản phẩm trong khi những Advertising khác được thiết kế để giải trí và bạn có thể tham gia thông qua các trò chơi hoặc câu đố đơn giản.
Quảng cáo banner là một ví dụ cụ thể về Display Advertising. Hầu hết các quảng cáo có hình chữ nhật hoặc hình vuông và nội dung chúng chứa thường được thiết kế để phù hợp với nội dung của trang web đó.
2. Phân Loại Display Ads
Display Advertising khác nhau rất nhiều về đối tượng mà chúng hướng đến và cách họ làm việc. Dưới đây là phân chia và giải thích về một số các loại Display Advertising phổ biến hiện nay:
Hầu hết các Display Ads mà bạn thấy ngày nay là Remarketing ads, còn được gọi là quảng cáo hướng đối tượng. Nhờ xu hướng cá nhân hóa quảng cáo, những quảng cáo này đã trở nên phổ biến.
Theo Acckey Interactive, 91% người tiêu dùng thích mua hàng từ các thương hiệu ghi nhớ sở thích của họ và cung cấp các ưu đãi dựa trên nhu cầu của họ. Remarketing ads đáp ứng được điều đó và đây cũng là cách chúng trở nên phổ biến. Cách thực hiện như sau:
- Để bắt đầu, hãy đặt một đoạn code nhỏ lên trang web của bạn để thu thập thông tin về hành vi lướt web của khách truy cập, bao gồm cả khi họ điều hướng đến một danh mục hoặc một trang sản phẩm.
- Từ thông tin bạn thu thập, phát triển danh sách các loại khách hàng và loại thông điệp quảng cáo nào có khả năng thu hút họ nhất.
- Sau đó tạo và đặt Display Ads dựa trên các danh mục sở thích khác nhau mà bạn đã quan sát.
Remarketing ads là một cách hiệu quả để giữ cho thương hiệu của bạn luôn hiện diện trong tâm trí của người mua hàng.
2.2 Personalized Ads
Google coi Remarketing là một danh mục con của Personalized ads. Personalized ads hướng đến người tiêu dùng dựa trên sở thích mà họ đã hiển thị online.
Ngoài Remarketing, Google còn chỉ ra 4 loại quảng cáo khác được cá nhân hóa. Những quảng cáo này kết hợp hành vi và sở thích chung của người dùng thay vì tương tác với bất kỳ thương hiệu cụ thể nào.
Affinity Targeting
Affinity Targeting hiển thị quảng cáo của bạn cho người tiêu dùng đã thể hiện sự quan tâm tích cực đối với thị trường của bạn. Nhóm người này tương đối rộng như những người đam mê xe hơi, hay những người yêu thích phim,…bạn có thể tiếp cận họ với số lượng lớn.
Custom Affinity Groups
Các nhóm đối tượng nhỏ hơn như những người chạy bộ đường dài và những người trồng phong lan, cho phép bạn hiểu rõ hơn về những sở thích mà bạn muốn nhắm đến. Hãy nhớ rằng khi bạn sử dụng các nhóm hẹp hơn này, bạn sẽ tiếp cận số lượng đối tượng nhỏ hơn.
Custom Intent and In-market Ads
Custom Intent and In-market Ads nhắm đến người tiêu dùng đang tích cực tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ như của bạn đang cung cấp. Bạn sẽ tiếp cận được ít người hơn so với 2 hình thức trên, nhưng những người nhìn thấy quảng cáo của bạn sẽ có tỉ lệ mua hàng cao hơn.
Similar Audience Ads
Similar audience ads nhắm mục tiêu là những người có sở thích hoặc điểm chung với khách truy cập hiện tại của bạn. Để tạo danh sách đối tượng này, Google so sánh hồ sơ của những người trong danh sách Remarketing của bạn với những người dùng khác, sau đó xác định điểm chung.
2.3 Contextually Targeted Ads
Thay vì hiển thị quảng cáo của bạn cho mọi người dựa trên hồ sơ người dùng của họ, Contextually targeted ads được đặt trên các trang web theo các tiêu chí nhất định, bao gồm:
- Chủ đề và từ khóa quảng cáo của bạn
- Sở thích ngôn ngữ và vị trí
- Chủ đề bao quát của trang web
- Lịch sử duyệt web của khách truy cập gần đây
Bạn có thể để Google đưa ra những quyết định này hoặc bạn tự mình đóng vai trò tích cực thông qua việc hướng đối tượng theo chủ đề.
Google cho phép bạn chọn chủ đề từ danh sách và sẽ khớp quảng cáo của bạn với các trang có liên quan trên Display Network hoặc YouTube. Nó cũng cho phép bạn loại trừ các chủ đề đang hoạt động kém hoặc không liên quan đến quảng cáo của bạn.
Hướng đối tượng theo chủ đề rất giống với hướng đối tượng theo mối quan hệ, ngoại trừ việc quảng cáo của bạn ưu tiên phù hợp với các trang web hơn là người dùng.
2.4 Site-placed Ads
Nếu bạn muốn chọn thủ công các trang web sẽ chứa quảng cáo của mình, hướng đối tượng theo vị trí trên website là tốt nhất. Bạn có thể chọn hiển thị trên toàn bộ website hoặc từng trang cụ thể.
Bạn thậm chí có thể chọn một website và để Google chọn các trang con trên trang web đó phù hợp nhất cho quảng cáo của bạn.
3. Sự Khác Biệt Của Native Ads và Display Ads Là Gì?
Display Ads lần đầu tiên xuất hiện trên Internet là quảng cáo AT & T năm 1994 và chúng ngày càng phổ biến kể từ đó.
Display Ads vẫn còn phổ biến, nhưng một chiến lược mới gọi là Native Ads đã bắt đầu chiếm một phần thị phần của chúng.
Native Ads được thiết kế để pha trộn với các nội dung khác nhau trên một trang. Điều này đặc biệt phổ biến trong các tin tức trên social media. Những quảng cáo này trông giống như các bài đăng của người dùng thông thường, mặc dù chúng được yêu cầu về mặt pháp lý để hiển thị.
Native Ads kém rõ ràng hơn quảng cáo hiển thị và đôi khi có thể tiếp cận được người dùng đã bật phần mềm chặn quảng cáo. Chúng có thể là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng tiềm năng vì hầu hết mọi người phản ứng tốt hơn với nội dung khi nó không phải là một quảng cáo rõ ràng. Nhưng luôn có nguy cơ rằng khi họ phát hiện ra rằng bài đăng hoặc bài viết họ vừa đọc là quảng cáo, họ sẽ cảm thấy bị lừa.
4. Ưu và Nhược Điểm Của Display Ads Là Gì?
Không có hình thức quảng cáo nào là hoàn hảo. Trước khi bạn quyết định có đầu tư vào Display Ads hay không, hãy xem xét các ưu và nhược điểm của nó
4.1 Ưu Điểm
Nhận thức về thương hiệu tốt hơn
Không giống như Native Ads, Display Ads cho thấy nó rõ ràng là quảng cáo. Mặc dù điều này đôi khi có nghĩa là mọi người sẽ bỏ qua chúng nhanh chóng, nhưng cũng có nghĩa là họ đã ngay lập tức nhận ra rằng họ đang nhìn thấy một thông điệp từ thương hiệu của bạn. Rất hữu ích với quá trình xây dựng thương hiệu của bạn.
Truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng
Hầu hết các Display Ads là hình ảnh, không phải văn bản. Đối tượng của bạn không phải mất quá nhiều thời gian để đọc. Ngay cả khi họ vô tình cuộn qua quảng cáo này, họ vẫn sẽ có ấn tượng và nhớ đến nó.
Dễ dàng tạo và thiết lập
So với các hình thức Digital Advertising khác, Display Ads không yêu cầu tích hợp phức tạp, không cần nhiều chuyên môn kỹ thuật ai cũng có thể làm được.
Tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn
Một chiến dịch Digital Marketing được cân nhắc kỹ lưỡng có thể giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình ra quyết định. Tất cả những gì bạn cần là kiến thức hướng đối tượng mục tiêu hiệu quả.
Ví dụ: nếu bạn bán thiết bị gia dụng, bạn có thể đăng quảng cáo để tiếp cận những người đang tìm kiếm các mẫu bếp hoặc máy giặt mới. Sau đó, bạn có thể thiết lập một mạng lưới rộng hơn bằng cách đăng một quảng cáo Contextually Targeted Ads trên các trang web về nhà cửa, blog bất động sản hoặc thậm chí các diễn đàn làm cha mẹ.
Cung cấp giá trị lớn so với số tiền bỏ ra
Mặc dù tương đối ít người thực sự nhấp vào Display Ads, nhưng nó có thể giúp bạn tiếp cận phân khúc lớn nhất trong thị trường mục tiêu của bạn. Phạm vi tiếp cận của nó rộng như các hình thức quảng cáo truyền thống trong khi ít gây khó chịu hơn. Display Ads ít bị gián đoạn so với quảng cáo trên truyền hình hoặc đài phát thanh, đặc biệt là nếu quảng cáo đó phù hợp với nội dung có liên quan.
4.2 Nhược Điểm
Mọi người không thích quảng cáo
Người tiêu dùng ngày nay tin rằng quảng cáo xuất hiện thường xuyên và xâm phạm riêng tư hơn so với trước đây. Quảng cáo quá mức khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và khi mọi người khó chịu với quảng cáo trực tuyến, họ có xu hướng sử dụng phần mềm chặn quảng cáo để hoàn toàn không nhìn thấy chúng.
Display Ads có thể quá tối giản
Display Ads gửi thông điệp của bạn nhanh chóng và đơn giản nhất có thể, nhưng độ ngắn của chúng có thể chống lại chúng. Nhà đầu tư mạo hiểm Gilad de Vries đã phát hiện ra rằng Display Ads hiệu quả nhất khi nó dẫn người xem đến nội dung dài hơn. Mặc dù Display Ads khá hữu ích, nhưng có lẽ nó không phải là công cụ thật sự mạnh mẽ đằng sau chiến lược tiếp thị của bạn.
Có tỷ lệ nhấp và chuyển đổi tương đối thấp
Tỷ lệ nhấp cho quảng cáo banner trung bình khoảng 0,1%, thấp hơn so với nhiều hình thức quảng cáo trực tuyến khác. Điều này thường dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi thấp hơn.
5. Những Điều Cần Chú Ý Đối Với Display Ads Là Gì?
Như với bất kỳ hình thức quảng cáo nào, hiệu quả của Display Ads phụ thuộc vào thiết kế của nó. Dưới đây là một vài hướng dẫn sẽ giúp bạn đi đúng hướng:
Hãy tôn trọng trải nghiệm của khán giả
Tránh tự động phát quảng cáo video, cửa sổ bật lên và bất kỳ quảng cáo nào mà người xem của bạn không thể thoát khỏi bằng cách cuộn đi. Những chiến thuật này chắc chắn sẽ khiến mọi người chú ý đến bạn, nhưng không phải theo hướng tích cực đâu. Thay vào đó, hãy thử đặt một quảng cáo tĩnh gần mép màn hình hoặc trong văn bản của trang web.
Một nguyên tắc nhỏ khác là đảm bảo rằng quảng cáo của bạn không che phủ hơn một phần ba màn hình. Mật độ quảng cáo cao có thể gây khó chịu cho người dùng khi chặn nội dung họ xem, đặc biệt là trên mobile.
Sử dụng một thiết kế đơn giản
Thương hiệu của bạn rất quan trọng, nhưng quảng cáo hiển thị thường quá nhỏ để bao hết mọi thông tin. Cho nên hãy gắn bó với một thiết kế đơn giản và sử dụng ít từ nhất có thể để truyền tải thông điệp của bạn.
Chú ý chất lượng thay vì số lượng
Sử dụng hình ảnh độ phân giải cao, logo rõ ràng và đậm. Hãy nhớ xem trước mọi hình ảnh sau khi bạn export nó. Đảm bảo mọi thứ thật đẹp mắt nhé!
Sử dụng CTA nổi bật và mạnh mẽ
Call to Action (CTA), là phần quan trọng nhất trong quảng cáo hiển thị của bạn. CTA hiệu quả sẽ khuyến khích người dùng nhấp qua trang chủ của bạn, trang sản phẩm cụ thể hoặc chương trình khuyến mãi đặc biệt.
Dưới đây là một số mẹo để tạo CTA mạnh mẽ:
- Làm CTA của bạn theo định hướng lợi ích: CTA giống như: Tải xuống Sách điện tử miễn phí của chúng tôi, Hướng dẫn hoặc Tìm hiểu thêm,…Cho người xem biết rằng họ sẽ nhận được một cái gì đó có giá trị nếu họ nhấp qua.
- Sử dụng ngôn ngữ thuyết phục: Lôi kéo đối tượng của bạn với các mặt hàng mới hoặc giảm giá mạnh.
- Tạo tình huống cấp bách: Thuyết phục đối tượng của bạn rằng họ sẽ mất một cái gì đó nếu họ điều hướng khỏi quảng cáo của bạn.
- Nút CTA của bạn không chỉ nên dễ tìm thấy thôi mà còn phải khó để click trượt nữa.
6. Kết Luận
Display Ads hoạt động hiệu quả hơn hầu hết các hình thức quảng cáo khác. Thành thật mà nói, nó rất hấp dẫn và nó truyền bá thương hiệu của bạn theo hướng rất tích cực. Khi bạn kết hợp Display Ads với các kỹ thuật tiếp thị khác, bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng ở mọi cấp độ trong hành trình của họ.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua Display Ads là gì? Cũng như thế mạnh và cách ứng dụng hiệu quả của nó qua bài viết trên. Cảm ơn bạn đã đọc và đừng quên bỏ lại một like và một subscribe để không bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của Hoc11.vn nhé!
Nguồn: mailchimp.com