Định vị sản phẩm là gì – một trong những băn khoăn mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Chúng không những là tiền đề mà còn là các kế hoạch để công ty vững bước trên thị trường. Vậy khái niệm và cách định vị như thế nào?
Định vị sản phẩm là gì?
Bản chất của định vị sản phẩm là khẳng định những đặc điểm độc đáo của sản phẩm đối với người tiêu dùng trên thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Việc định vị này dựa vào lợi ích của sản phẩm. Lợi ích càng lớn thì độ hấp dẫn với khách hàng càng cao. Đồng nghĩa với việc tiếp thị hay tạo ra các thông điệp thì sẽ thúc đẩy khách hàng tiềm năng tìm kiếm dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài ra định vị sản phẩm cũng giúp phân biệt giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ trên cùng thị trường.
Định vị sản phẩm là một trong những thành phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và chúng không giới hạn một đối tượng khách hàng nhất định. Có nghĩa là một sản phẩm của doanh nghiệp hướng tới hai đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng “vãng lai”. Điều này sẽ giúp công ty mở rộng thị trường hơn.
3 cách hay nhất để định vị sản phẩm là gì?
Mục đích chính của việc định vị sản phẩm là để thu hút người tiêu dùng đến với doanh nghiệp của bạn. Nhưng làm thế nào để định vị tốt nhất sản phẩm? Cùng tìm hiểu 3 chiến lược sau:
Định vị sản phẩm bằng cách so sánh
Chiến lược định vị so sánh này thực hiện bằng cách đặt sản phẩm của mình ngay bên cạnh đối thủ và hãy phân tích từ chất lượng đến giá cả và một vài khía cạnh khác. Việc này không chỉ cho phép bạn phân biệt được sản phẩm của mình với đối thủ và còn chứng minh cho khách hàng tiềm năng thấy được tại sao sản phẩm của của bạn là lựa chọn tốt nhất.
Ví dụ P/S và Colgate là hai thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng. Đặc điểm nổi bật của chúng là bảo vệ răng của bạn và trắng sáng hơn. Chất lượng ngang nhau nhưng giá của P/S lại thấp hơn một chút chính vì điều này họ được thu hút bởi khách hàng nhiều hơn Colgate. Hay Pepsi và Coca-Cola cũng vậy, tại sao người tiêu dùng lại thích Coca-Cola hơn? Chẳng phải hương vị của chúng sao.
Khác biệt hóa sản phẩm
Đây chính là điểm độc đáo của sản phẩm, dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh khác. Với sự khách biệt về sản phẩm thì chúng bao gồm các yếu tố như tính năng, chất lượng, độ bền, tính tiện lợi, kiểu dáng kết cấu hay độ tin cậy. Còn đối với dịch vụ kèm theo sản phẩm thì phải đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng như thời gian cung ứng, thông tin tư vấn, bảo hành, chỉnh sửa hay các chương trình khuyến mãi.
Ví dụ: Hảo hảo và KoKomi là 2 thương hiệu nổi tiếng mì ăn liền tại Việt Nam. Hãy nhìn sự khác biệt của chúng, về Kokomi “Dai ngon từng sợi” còn mì Hảo Hảo “Công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam”. Như vậy, tiêu điểm chính mà thương hiệu đã nêu trên khẩu hiệu hay bao bì của mình để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Phân khúc sản phẩm với người tiêu dùng
Để giúp một sản phẩm nổi bật hơn thì chúng đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào khách hàng mục tiêu mà còn phải hướng tới nhiều đối tượng với nhiều nhu cầu khác nhau, tuy nhiên phải cùng trên một sản phẩm. Việc phân khúc này chính là phân thành các phần nhỏ hơn, dễ nắm bắt và hiệu quả cao hơn.
Định vị sản phẩm bằng phân khúc sản phẩm sẽ giúp cho người tiêu dùng gần gũi hơn với thương hiệu hơn. Để có thể thành công phương thức này, công ty nên phân tích và đánh giá các phân khúc khách hàng chính xác.
Như bạn biết, thương hiệu mì Hảo Hảo để định vị được sản phẩm, họ đã cho ra nhiều loại mì khác nhau như mì ly phục vụ cho các nhân viên văn phòng, mì gói giá thành rẻ cho người dân, hay các loại mì khác. Mục đích chính của họ cũng chính là đáp ứng mọi mong muốn của khách hàng để đánh giá về sản phẩm tốt hơn.
Tóm lại, trên đây là 3 tiêu chí cơ bản để giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm cho doanh nghiệp. Nhưng để có thể đánh giá được thì cần phải hiểu định vị sản phẩm là gì để kết quả chính xác và chuyên nghiệp hơn.
–>
Nguồn: https://blog.abit.vn/3-chien-luoc-tot-cho-doanh-nghiep-dinh-vi-san-pham-la-gi/